PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT CỦA MHB CẦN THƠ TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2010

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 61 - 66)

Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi

ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Với đặc tính của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn

trong khi các khỏan tín dụng lại bao gồm cá trung và dài hạn.

Hình 9: DIỄN BIẾN LÃI SUẤT CƠ BẢN TRONG NĂM 2008

(Nguồn: www.thitruongchungkhoan. Com, bài Nhìn lại một năm "sóng gió" của ngành Tài chính - Ngân hàng 29/12/2008 – Vũ Minh)

Cũng như các NHTM khác trong thời gian qua MHB cũng không thể tránh khỏi những khó khăn chung của tòan ngành ngân hàng khi mà tình hình lãi suất luôn thay đổi, chạy theo những cuộc đua tranh lãi suất để nhằm giữ chân khách hàng tiền gửi. Sự diễn biến phức tạp về lãi suất được biểu hiện rõ nét nhất trong năm 2008 như ta đã thấy ở hình 8 với 8 lần NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản.

Đến thời điểm hiện nay lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đang lần lượt hạ về mức 11%, tuy nhiên vẫn giao động từ 10,8% đến 12% (tính theo lãi suất 12 tháng). Trong đó, các đồng thuận về lãi suất huy động vẫn chưa được giải quyết triệt để mặc dù theo văn bản của hiệp hội ngân hàng là sẽ đồng thuận hạ lãi suất xuống 11% từ ngày 5/07/2010.

.

Hình 10: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VIỆT NAM ĐỒNG THEO THÁNG

(Nguồn: www.SBSC.com.vn, Nhận định ngày 07/07/2010 - 07/07/2010 Thị trường chứng khoán thế giới)

Việc hạ lãi suất huy động đồng nghĩa với việc đưa lãi suất cho vay doanh nghiệp và cá nhân hạ xuống khi các ngân hàng có đầu vào thấp hơn đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng. Để tiến tới mức lãi suất huy động là 10%/năm như Chính phủ đề ra, các ngân hàng thương mại cũng đồng thuận dự kiến: Trong tháng 8/2010, mức lãi suất huy động điều chỉnh xuống còn 10,5%/năm; phấn đấu trong tháng 9/2010, mức lãi suất huy động điều chỉnh xuống còn 10,0%/năm.

Mặc dù tới thời điểm hiện nay sự đồng thuận giảm mặt bằng lãi suất giữa các ngân hàng đã được thực hiện nhưng khó khăn vẫn chưa phải đã hết, vì vậy chúng ta dựa vào mô hình kỳ hạn đến hạn để đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất của MHB Cần Thơ.

Bảng 10: PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI NHẠY CẢM LÃI SUẤT CỦA MHB CẦN THƠ

ĐVT: Triệu đồng

Ghi chú: NCNV: nhạy cảm nguồn vốn NCTS: nhạy cảm tài sản LS tăng: lãi suất tăng.

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6/2009 6/2010

Tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất 383.985 402.210 504.800 336.788 292.337

Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất 370.674 456.947 533.046 490.669 576.953

Chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (GAP) 13.311 -54.737 -28.246 -153.881 -284.616

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên nguồn vốn nhạy cảm (ISR) 1,04 0,88 0,95 0,69 0,51

ISGAP tương đối (tỷ số giữa GAP với tài sản nhạy cảm lãi suất) 0,03 -0,14 -0,06 -0,46 -0,97

Trạng thái ngân hàng NCTS NCNV NCNV NCNV NCNV

Thu nhập ròng (NIM) sẽ giảm nếu LS giảm LS tăng LS tăng LS tăng LS tăng

GVHD: Lê Quang Viết 52 SVTH: Nguyn Th Hương Linh Tình hình qun tr ri roi sut ti Ngân hàng MHB Cn Thơ

Hình 11: CHÊNH LỆCH GAP TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2010

Qua bảng số liệu cho ta thấy tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng năm 2007 là 383.985 triệu đồng, năm 2008 là 402.210 triệu đồng, năm 2009 là 504.800 triệu đồng và đến 6 tháng năm 2010 là 700.511 triệu đồng và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất năm 2007 là 889.860 triệu đồng, năm 2008 là 947.049 triệu đồng, năm 2009 là 1.446.225 triệu đồng và 6 tháng 2010 là 292.337 triệu đồng. Sự chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của MHB Cần Thơ qua các năm cụ thể như sau: GAP của năm 2007 là 13.311 triệu đồng, năm 2008 là -54.737 triệu đồng, năm 2009 là -28.246 triệu đồng và 6 tháng 2010 là -284.616 triệu đồng, nếu các yếu tố khác không đổi thì năm 2007 MHB Cần Thơ có GAP dương, ngân hàng đang ở trong tình trạng nhạy cảm với tài sản vì thế ngân hàng có thu nhập từ lãi cận biên tăng khi lãi suất tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ tăng nhanh hơn chi phí trả lãi huy động, nếu các yếu tố khác không đổi ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại nếu lãi suất giảm thì ngân hàng có thu nhập từ lãi cận biên giảm vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm nhanh hơn chi phí trả lãi huy động. Từ năm 2008 đến 6 tháng năm 2010 ngân hàng có GAP âm đồng nghĩa với việc ngân hàng đang ở trong tình trạng nhạy cảm với nguồn vốn, nếu các yếu tố khác không đổi khi lãi suất tăng thì thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản sẽ tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động, ngược lại khi lãi suất giảm ngân hàng sẽ có lợi nhuận vì tỷ lệ thu lãi

-300,000 -250,000 -200,000 -150,000 -100,000 -50,000 0 50,000

2007 2008 6/2009 2009 6/2010

Năm

Triuđng

trên tài sản sẽ giảm chậm hơn chi phí trả lãi huy động và thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)