PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI S ẢN CỦA MHB CẦN THƠ TỪ NĂM

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 56)

Tài sản của ngân hàng thể hiện sự sử dụng vốn của ngân hàng , nó thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm để duy trì khả năng thanh toán và quản lý tài sản sinh lời để tạo ra lợi nhuận. Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của Ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của Ngân hàng, việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lợi, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác.

Bảng 7: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA MHB CẦN THƠ

ĐVT: Triệu đồng

2007 2008 2009 6/2009 6/2010 2008/2007 2009/2008 6/2010 so

với 6/2009 Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền Mặt 12.673 1,34 4.952 0,50 7.294 0,49 9.492 0,88 11.128 0,84 -7.721 -60,92 2.342 47,29 1.636 17,23

Tiên gửi tại TCTD

trong nước 13.607 1,44 538 0,05 845 0,06 227 0,02 256 0,02 -13.069 -96,05 307 57,06 30 13,11

Tiền gửi tại NHNN 2.404 0,26 23.814 2,42 41.388 2,77 18.253 1,70 16.357 1,24 21.410 890,80 17.574 73,80 -1.896 -10,39

Chứng khoán đầu tư 715 0,08 583 0,06 583 0,04 583 0,05 143 0,01 -132 -18,46 0 0,00 -440 -75,47

Cho vay TCKT, CN 892.441 94,69 937.324 95,29 1.028.113 68,74 1.024.136 95,29 863.139 65,50 44.883 5,03 90.789 9,69 -160.997 -15,72

- Ngắn hạn 449.077 47,65 475.578 48,35 534.633 35,75 559.873 52,09 422.374 32,05 26.501 5,90 59.055 12,42 -137.499 -24,56

- Trung hạn 443.364 47,04 461.746 46,94 493.480 32,99 464.264 43,20 440.766 33,45 18.382 4,15 31.734 6,87 -23.498 -5,06

Quan hệ vốn trong

hệ thống 7.422 0,79 2.519 0,26 399.857 26,73 6.096 0,57 408.174 30,98 -4.903 -66,06 397.338 15.773,62 402.078 6.595,54

Tài sản cố định 10.651 1,13 10.725 1,09 12.245 0,82 11.920 1,11 14.896 1,13 74 0,69 1.520 14,17 2.976 24,97

- nguyên giá 17.589 18.085,10 20.470 19.953 23.584

- Giá trị hao mòn -6.938 -7.360,10 -8.225 -8.033 -8.688

Tài sản có khác 2.534 0,27 3.189 0,32 5.336 0,36 4.015 0,37 3.640 0,28 655 25,85 2.147 67,33 -375 -9,34

Tổng TS 942.446 100,00 983.644 100,00 1.495.660 100,00 1.074.722 100,00 1.317.733 100,00 41.198 4,37 512.016 52,05 243.011 22,61

Trong đó

Tài sản sinh lời 927.370 98,40 944.153 95,99 1.434.733 95,93 1.035.057 96,31 1.275.352 96,78 16.784 1,81 490.580 51,96 240.295 23,22

Tài sản không sinh lời 15.077 1,60 39.491 4,01 60.927 4,07 39.665 3,69 42.381 3,22 24.415 161,94 21.436 54,28 2.715 6,85

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, phòng kế toán)

GVHD: Lê Quang Viết 37 SVTH: Nguyn Th Hương Linh Tình hình qun tr ri roi sut ti Ngân hàng MHB Cn Thơ

942,446 983,644

1,495,660

1,074,722

1,317,733

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000

2007

2008

2009

6/2009

6/2010 Năm

Triuđng

Tổng TS

Hình 5: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA MHB CẦN THƠ TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2010

Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản của ngân hàng qua các năm đều tăng lên cụ thể năm 2007 tài sản của ngân hàng đạt được là 942.446 triệu đồng, năm 2008 là 983.644 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 là 41.198 tỷ đồng tương đương với mức tăng 4,37%, sang năm 2009 đạt 1.495.660 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 512.016 triệu đồng ứng với mức tăng 52,05%, và 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1.317.733 triệu đồng tăng so với 6 tháng đầu năm 2009 là 243.011 triệu đồng ứng với mức tăng 22,61% và trong cơ cấu tổng tài sản thì cho vay tổ chức cá nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản, và để thấy được tài sản tăng ở khoản mục nào và nguyên nhân dẫn đến việc tăng đó ta sẽ đi phân tích từng khoản mục cụ thế

ỉ Tài sản sinh lời

Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đầu tư đem lại tiền lãi, tài sản sinh lời, bao gốm các khỏan mục: tiền gửi của các TCTD trong nước, chứng khóan đầu tư, cho vay TCKT, CN, quan hệ vốn trong hệ thống, tài sản khác,… qua các năm trong cơ cấu tài sản của ngân hàng tài sản sinh lời đều giữ được tỷ trọng tương đối ổn định, cụ thể năm 2007 là 927.370 triệu chiếm 98,40% tổng tài sản của

ngân hàng, năm 2008 là 944.153 triệu đồng chiếm 95,93% tổng tài sản và tăng hơn so với năm 2007 16.784 triệu đồng tương ứng với mức tăng 1,81%, năm 2009 là 1.434.733 triệu đồng tăng hơn so với năm 2008 là 490.580 triệu đồng nguyên nhân là do quan hệ vốn trong hệ thống năm 2009 đã hạch tóan vốn quay vòng vào khỏan mục quan hệ vốn trong hệ thống theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tính đến thời điểm sáu tháng năm 2010 tài sản sinh lời của ngân hàng đạt được 1.275.352 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96,78% tổng tài sản và tăng hơn so với cùng kỳ năm 2009 là 240.595 triệu đồng ứng với mức tăng 23,22%. Mặc dù tài sản sinh lời qua các năm đều tăng nhưng mức tăng của năm sau lại thấp hơn năm trước, để biết được nguyên nhân nào dẫn đến kết quả như trên đã phân tích, ta xem xét cụ thể từng khỏan mục trong tài sản sình lời.

a) Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước

Do những khó khăn của nền kinh tế xảy ra trong những năm qua, cộng với giá vàng và đô la Mỹ tăng cao nên làm cho khách hàng không mặn mà với tiền gửi vào ngân hàng chính vì những vấn đề đó gây ra nhiều áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng và tự các ngân hàng đã làm cho mặt bằng lãi suất huy động đẩy lên rất cao nên ngân hàng phải giảm bớt nguồn tiền gửi này vì nguồn tiền gửi này có lãi suất rất thấp, ngân hàng chỉ gởi tiền tại một số ngân hàng thuận tiện cho việc thanh toán và chuyển vốn, cụ thể năm 2007 là 13.607 triệu đồng, năm 2008 538 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 13.069 triệu đồng tương ứng với mức giảm 96,05%, sang năm 2009 tăng lên mức 854 triệu đồng ứng với số tiền tăng lên 307 triệu đồng và mức tăng lên 50,07%, trong 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 thì mức tăng cũng không đáng kể mặc dù đã thoát khỏi đỉnh điểm khó khăn của nền kinh tế, đang trong giai đoạn hục hồi nên vấn đề về vốn đối với ngân hàng cũng còn nhiều khó khăn vì thế ngân hàng vẫn phải điều tiết các nguồn vốn cho phù hợp với tình hình kinh doanh tại đơn vị.

b) Chứng khoán đầu tư

Việc đầu tư chứng khoán của Ngân hàng vì mục đích thanh khoản và đa dạng hoá hoạt động với lại do sự bất ổn của thị trường chứng khoán trong những năm qua nên MHB chỉ đầu tư ở mức nhỏ lẻ như năm 2007 đầu tư 715 triệu đồng, năm 2008 là 583 triệu đồng cho đến năm 2009 là 583 triệu đồng, sang tháng 6 năm 2010 thì mức đầu tư này chỉ còn 143 triệu đồng, nguyên nhân là do từ năm

2007 ngân hàng không có đầu tư mới cho khoản mục này, và sự sụt giảm trong 6 tháng năm 2010 là do các chứng khoán này đã đến hạn thanh toán.

c) Cho vay TCKT, CN

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTM

Hình 6: SỐ LIỆU TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008

(Nguồn: www.thitruongchungkhoan.Com, bài nhìn lại một năm "sóng gió" của ngành Tài chính - Ngân hàng 29/12/2008 – Vũ Minh)

Nhìn vào hình 6 số liệu về tăng trưởng tín dụng từ năm 2001 đến năm 2008 ta thấy đỉnh điểm tăng trưởng tín dụng là vào năm 2007, năm 2007 dự nợ của ngân hàng đạt được 892.441 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,96% trong tổng tài sản có, năm 2008 đạt 937.324 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95,29% trong tổng TSC, tăng hơn so với năm 2007 là 44.883 triệu đồng tương ứng với mức tăng 5,03%

Việt Nam vẫn hưởng lợi từ việc tín dụng tăng trưởng nóng. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 28% trong khi tăng trưởng GDP là 6%. Nửa đầu năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 4%, kinh tế Việt Nam nằm trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong nửa đầu năm 2009,năm 2009 đạt 1.028.133 triệu đồng ứng với mức tăng 9,69%, và tính đến hết tháng 6 năm 2010 đạt 863.139 triệu đồng giảm hơn so với cùng kỳ năm 2009 là 160.997 triệu đồng ứng với mức giảm 15,72%, sở dĩ có mức giảm như vậy là do sau khi lạm phát tăng cao vào năm 2008 sang năm 2009 để tránh suy giảm kinh tế NHTW đã bơm tiền vào lưu thông và mở

rộng cho vay nhưng đến quí IV năm 2009 sau khi tính toán thấy chỉ số CPI tăng cao, chính phủ nhận thấy có nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại nên NHTW lại khống chế tăng trưởng tín dụng chỉ dừng ở mức 25% và tình trạng này kéo dài sang cả những tháng đầu năm của năm 2010, để mức tăng trưởng của MHB Cần Thơ tăng trưởng trong mức cho phép ngân hàng phải ngừng hoạt động cho vay của mình và tận thu vốn đã phát vay về của những món cho vay đã tới hạn và ngưng giải ngân mới đây cũng là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng trong giai đoạn này và tín dụng chỉ thật sự bật lên khá rõ nét vào tháng 6 và tháng 7 là 2,91% và 2,45%.

Từ nay đến hết năm 2010 mặc dù chính sách tiền tệ bắt đầu được nới rộng dần, lãi suất cho vay giảm, song các ngân hàng đang lo khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong năm nay.

d) Quan hệ vốn trong hệ thống

Bao gồm điều vốn cho các chi nhánh và phòng giao dịch và gửi trả vốn về hội sở khoản mục này năm 2007 đạt mức 7.422 triệu đồng chỉ chiếm 0,79% tổng tài sản, năm 2008 đạt mức 2.519 triệu đồng, sang năm 2009 đạt mức 399.857 triệu đồng và 6 tháng 2010 đạt mức 408.174 triệu đồng, trong khoản mục này ta thấy số liệu năm 2009 tự nhiên tăng đột biến là do trong cơ cấu quan hệ vốn trong hệ thống phần vốn quay vòng chưa được tách riêng ra giữa chi nhánh và hội sở, giữa chi nhánh và ngân hàng cấp trên, chỉ có vốn có kỳ hạn USD và vốn thanh toán, nhưng đến cuối năm 2009 được sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên khoản mục vốn này mới được hạch toán vào khoản mục nên mới xảy ra tình trạng gia tăng đột biến như ta đã thấy, qua đó cũng cho ta thấy ngân hàng vẫn dựa vào nguồn vốn nhận từ hội sở.

e) Tài sản khác

Khoản mục này qua các năm đều tăng lên, năm 2007 là 2.534 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,27% trong tổng cơ cấu tài sản, năm 2008 đạt được ở mức 3.189 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,32% cơ cấu tài sản và sang năm 2009 tăng lên mức 5.336 triệu đồng và quy mô của nó trong cơ cấu cũng được nới rộng ra ở mức 0,36%, so sánh năm 2009 với 2008 tài sản khác tăng lên 2.147 triệu đồng và mức tăng là 67,33% chủ yếu do các khoản phải thu của ngân hàng năm 2009 tăng lên,

tài sản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong phần tài sản nhưng cũng góp phần làm tăng tổng tài sản.

ỉ Tài sản khụng sinh lời

Tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN và khỏan mục tài sản cố định, năm 2007 là 15.077 triệu đồng, năm 2008 là 39.941 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 24.415 triệu đồng tương ứng với mức tăng 161,94%, năm 2009 là 60.927 triệu đồng so với năm 2008 tăng 21.436 triệu đồng và mức tăng thêm là 54,28% và đến tháng 6 năm 2010 tổng tài sản không sinh lời mà ngân hàng tạo được 42.381 triệu đồng tăng hơn so với tháng 6 năm 2009 là 2.715 triệu đồng ứng với mức tăng 6,85%. Để thấy được chi tiết hơn sự tăng giảm đó ta đi xét riêng từng khoản mục.

a) Tiền mặt tại quỹ:

Tiền giấy và tiền kim loại tại két sắt của ngân hàng, dành để thanh toán cho những khách hàng, các khoản tiền nhỏ chi phí hàng ngày và các khoản cho vay đột xuất. Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục này của năm 2008 so với năm 2007 giảm 7.721 triệu đồng tương ứng với mức giảm 60,92 %, sang năm 2009 tăng 2.342 triệu đồng ứng với mức tăng 47,29% và so 6 tháng đầu năm 2010 với 6 tháng đầu năm 2009 thì tiền mặt tại quỹ tăng 1.636 triệu đồng ứng với mức tăng 17,23%, tiền mặt tại quỹ của ngân hàng qua các năm vẫn giữ được mức tăng tương đối ổn định theo quy mô hoạt động của ngân hàng và nằm trong giới hạn cho phép tồn quỹ tại ngân hàng vào cuối mỗi ngày do NHNN quy định, sở dĩ năm 2008 có sự sụt giảm khá lớn là do trong năm 2008 xảy ra lạm phát trên diên rộng, để ngăn ngừa lạm phát Ngân hàng Nhà Nước đã tăng ỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt lượng tiền trong lưu thông nên để đảm bảo tính thanh khoản và thực hiện đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng phải giảm tối đa các nguồn vốn không sinh lời này.

b) Tiền gửi tại NHNN

Tiền gửi dự trữ ở NHTW: theo quy định về dự trữ bắt buộc và các khỏan dự trữ thanh toán giữa các ngân hàng, ngân hàng phải gửi một khối lượng tiền giấy và tiền kim loại ở mức tối thiểu và an toàn tại TW.

Tiền gửi tại NHNN của ngân hàng vào năm 2007 là 2.404 triệu đồng, năm 2008 là 23.814 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 21.410 triệu đồng tương

ứng với mức tăng 890,80% tăng gần gấp 9 lần so với năm 2007 là do tỷ lệ dự trữ mà NHNN áp dụng cho các NHTM trong năm 2008 “Với đợt tăng dự trữ bắt buộc lần trước, đối với nội tệ gửi dưới 12 tháng của hầu hết các ngân hàng thương mại đã tăng từ 5% lên 10%; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tăng từ 4% lên 8%, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 2% lên 4%. Còn đối với dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ: kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%; kỳ hạn 12 tháng đến 24 tháng tăng từ 2% lên 4%. Ngày 16/1/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định về việc tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định hiện tại, kể từ tháng 2. Theo đó, đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 4% lên 5%.

Năm 2009 tiền gửi tại NHNN là 41.388 triệu đồng tăng hơn so với năm 2008 là 17.574 triệu đồng ứng với mức tăng 73,80% so với mức tăng của năm 2008, so với năm 2007 thì mức tăng này thấp hơn vì trong năm 2009 tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được giảm đi “ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam áp dụng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam áp dụng áp dụng cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Theo Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.

Cho đến tháng 6 năm 2010 tiền gửi tại NHNN của MHB Cần Thơ là 16.357 triệu đồng giảm so với cùng kỳ năm 2009 là 1.896 triệu đồng ứng với

mức giảm là 10,39% tới thời điểm này thì tình hình thanh khỏan trong các hệ thống NHTM đã hạ nhiệt.

c) Tài sản cố định

Tài sản cố định của ngân hàng qua các năm đều tăng lên cụ thể như sau năm 2007 tài sản cố định ngân hàng là 10.651 triệu đồng, năm 2008 là 10.725 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 74 triệu đồng ứng với mức tăng 0,69%, năm 2009 là 12.245 triệu đồng tăng hơn so với năm 2008 là 1.520 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,17% và 6 tháng năm 2010 tài sản cố định của ngân hàng là 14.896 triệu đồng giảm so với 6 tháng năm 2009 là 2.976 triệu đồng giảm ở mức 24,97%, tài sản của năm 2009 tăng lên khá nhiều là do trong năm 2009 ngân hàng tiến hành chuyển đổi hệ thống phần mềm mới, do đó cần phải đầu tư thêm và thay thế một số trang thiệt bị không phù hợp và trong năm 2009 mở thêm phòng giao dịch mới tại quận Cái Răng nên cần phải đầu tư cơ sở vật chất cho phòng giao dịch, và sang năm 2010 khoản mục này bị giảm là do phần lớn đã được đầu tư vào năm 2009.

Nhìn vào phần tài sản của ngân hàng qua các năm đều tăng điều này sẽ dự báo được sự lạc quan trong kinh doanh của ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)