GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PHƯƠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH phương đông (Trang 26 - 32)

Công ty được thành lập từ năm 2001 được UBND quận Bình Thủy ký quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh số 5702000052 ngày 29/01/2001.

Lúc mới thành lập quy mô hoạt động chỉ có một phân xưởng và chỉ chuyên sản xuất mặt hàng Surimi (chả cá đông lạnh).Tuy nhiên do vốn lúc đầu còn ít và chưa có sự tín nhiệm của ngân hàng nên dây chuyền sản xuất còn thô sơ, kỹ thuật còn kém do đó chỉ cung cấp cho một số khách hàng nhỏ ở nước ngoài.

Do nền kinh tế ngày càng phát triển và công ty hoạt động ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn, lợi nhuận của công ty tăng lên hằng năm.Và nắm bắt theo xu hướng phát triển đó công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất: một phân xưởng sản xuất Surimi và 2 phân xưởng sản xuất cá tra đông lạnh. Tổng hai nhà máy đều có công xuất hoạt động là 9000 tấn/năm, mỗi nhà máy đều được trang bị những dây chuyền máy móc tương đối hiện đại.

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG Tên giao dịch quốc tế: PHUONGDONG SEAFOOD CO.LTD

Địa chỉ: Lô 17D, Đường số 5, Khu công nghiệp Trà Nóc,Cần Thơ Điện Thoại: 07103.841.707

Fax: 07103.843.699

Email: info@phuongdongseafood.com.vn Website: www.phuongdongseafood.com.vn 3.2. Cơ cấu tổ chức:

Trong doanh nghiệp thì cơ cấu tổ chức có vai trò hết sức quan trọng nó thể hiện sự chặt chẽ của cả một hệ thống . Một cơ cấu tổ chức hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, các phòng ban được phân công trách nhiệm, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng tránh được sự chồng chéo công việc cũng như việc lẫn nhau.

- 23 -

(Nguồn: Phòng tổ chức công ty Phương Đông) Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.

a).Giám đốc: Ông Phạm Hải Sơn

 Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong Công ty, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty trước các cổ đông và nhà nước.

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về các sản phẩm do Công ty sản xuất ra.

 Chỉ đạo các phòng ban chức năng xây dựng các chiến lược phát triển của Công ty trong dài hạn, quyết định các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ.

Tổ chức và xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài Công ty nhằm thực hiệu quả nhất các hoạt động của xí nghiệp.

Chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng thực hiện tốt các chỉ ti êu được giao, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế và ngân sách cho nhà nước và thực hiện đúng chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên.

Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty trước các cổ đông của Công ty.

b).Phòng tổ chức - hành chánh. Có 27 người

 Thực hiện quản lí về lao động, tiền l ương, bảo hiểm, và các chính sách chế độ theo đúng quy định của pháp luật, tổ chức đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn xí nghiệp. Tích cực tham gia các phong tr ào của Liên đoàn lao động khu công nghiệp và của thành phố.

Tổ chức quản lí và trực tiếp thực hiện các công tác h ành chính và văn thư, tiếp tân, quản lí cơ sở vật chất, kĩ thuật của Công ty.

c). Phòng kế toán. Có 9 người.

 Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin tài chính của Công ty theo đúng quy định hiện hành về luật kế toán và các chuẩn mực kế toán.

Giám Đốc

Phòng Tổ chức

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh

Phòng HACCP- kỹ thuật

Bộ Phận Sản Xuất

Bộ phận cơ điện lạnh

- 24 -

 Giúp Ban giám đốc giám đốc theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách h àng và tiền lương của cán bộ công nhân viên.

 Lập báo cáo quyết toán theo từng tháng, từng quý. Phân tích hoạt động t ài chính, báo cáo kim ngạch xuất khẩu của Công ty cho Bộ thương mại và cơ quan thuế.

d). Phòng kinh doanh. Có 12 người.

 Phân tích tổng hợp các nghiệp vụ đã phát sinh trong quá trình hoạt động, dự toán tình hình trong tương lai để từ đó xây dựng các mục tiêu, kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn.

Thực hiện tổng hợp và báo cáo tình hình cho Ban giám đốc về kim ngạch xuất khẩu.

 Giúp Ban giám đốc thực hiện tổ chức các hoạt động thu mua nguy ên liệu tiêu thụ đầu vào và sản phẩm đầu ra.

 Tổ chức nghiên cứu tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác các nguồn hàng.

e). Phòng HACCP-Kỹ thuật: có 14 người.

Quản lý tiêu chuẩn về máy móc thiết bị và sản phẩm theo tiêu chuẩn cua HACCP.

Thông báo kịp thời những tiêu chuẩn mới ban hành và những sửa đổi về tiêu chuẩn của HACCP.

Nghiên cứu phân tích những ưu nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng.Qua đó xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn của HACCP.

Kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi xuất khẩu và nhập khẩu.

f). Bộ phận sản xuất và bộ phận cơ điện lạnh:

Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất,theo dõi kiểm tra báo cáo với giám đốc về tình hình sản xuất tại các phân xưởng.kịp thời giải quyết các vấn đề trong sản xuất.

Chịu trách nhiệm sửa chữa,bảo trì và vận hành máy móc điện cơ tại các phân xưởng,đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.

3.3. Tình Hình nhân sự:

Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2010 thì số lao động của công ty là 950 người.Trình độ lao động được thể hiện qua hình 3.

- 25 -

Thợ 3/7 và chứng chỉ;

2%

Đại học; 14%

Cao đẳng ; 9%

Trung cấp; 7%

Lao động phổ thông;

68%

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty Phương Đông) Hình 3: Trình độ lao động của công ty Phương Đông

Qua bảng ta thấy lao động phổ thông trong công ty chiếm tỷ lệ rất cao 68%, họ chủ yếu là những công nhân làm việc ở các phân xưởng,xử lý nguyên liệu, là bộ phận lao động trực tiếp của công ty. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả các loại máy móc,thiết bi,khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì công ty phải đào tạo công nhân của mình đạt trình độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả thì công ty phải có đội ngũ công nhân viên phải có trình độ,thành thạo trong công việc và có sự ham học hỏi để tiếp thu kiến thức mới. Hiện nay nước ta đã là thành viên của WTO nên áp lực cạnh tranh là của công ty là rất lớn, vì vậy về lao động công ty cũng nên đưa ra một chính sách thích hợp để có thể giảm bớt chi tiền lương, từ đó tăng lợi nhuận.tùy theo từ vị trí công việc mà công ty nên tuyển nhân viên với những đòi hỏi thích hợp với công việc.

3.4. Khái quát tình hình hoạt động của công ty TNHH thủy sản PHƯƠNG ĐÔNG:

Lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và hoạt động của công ty cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Qua đó, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, ta xem xét hình sau:

- 26 -

218.679

296.896

109.339

169.361

7.962 13.591 9.575

552.866

163.773 105.358

287.321 210.717

539.275

5.585 3.981

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 Tháng đầu 2007

6 Tháng đầu Năm 2010

G trị (ĐVT Triu đng)

Doanh thu Tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế

Hình 4:Doanh thu-chi phí-lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2007-2009)và 6 tháng 2010 Nhìn vào hình 4 ta nhận thấy tình hình kinh doanh qua 3 năm (2007-2009) và 6 tháng năm 2010 có sự biến động lớn. Lợi nhuận năm 2008 đạt 13,59 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 5,63 tỷ đồng , nhưng đến năm 2009 lợi nhuận chỉ đạt 9,57 tỷ đồng tức là chỉ bằng 70,45% so với lợi nhuận năm 2008 về mặt tương đối, giảm 4,02 tỷ đồng về mặt tuyệt đối và bắt đầu bước vào năm 2010 công ty đang co dấu hiệu phục hồi sau lần giảm sút vào năm 2009 cụ thể 6 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận đạt trên 5,58 tỷ đồng tăng 1,61 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007 và 2009. Vậy đâu là lý do cho kết quả này? Để trả lời về điều này, chúng ta hãy đi vào phân tích tình hình doanh thu,chi phí và lợi nhuận của công ty qua 2 giai đoạn

Giai đoạn tăng trưởng: doanh thu năm 2008 đạt 544,76 tỷ đồng, tăng cao gấp 1,5 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển cao,doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, thu nhập người dân tăng cao. Đồng thời, chi phí trong năm 2008 cũng tăng hơn 1,5 lần so với năm 2007, cụ thể là 531,17 tỷ đồng so với 209,08 tỷ đồng năm 2009 . Nguyên nhân làm cho chi phí tăng là chi phí trả lương của cán bộ nhân viên công ty cũng như chi phí sản xuất gia tăng. Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả trở nên đắt đỏ hơn vì vậy việc tăng lương cho nhân viên công ty là một tất yếu, ngoài ra trong bối cảnh nguồn nhân lực công ty đang thiếu hụt thì việc tăng lương để giữ chân nhân viên của mình là một cách làm phù hợp.Và lợi nhuận thì tăng gần 2 lần so với 2007, cụ thể lợi nhuận năm 2008 đạt 13,59 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 5,63 tỷ đồng

- 27 -

Giai đoạn sụt giảm: đến năm 2009 tình hình kinh doanh trở nên xấu đi, cả doanh thu,chi phí và lợi nhuận đều sụt giảm đáng kể so với năm 2008, cụ thể: doanh thu năm 2009 chỉ đạt 294,14 tỷ đồng so với năm 2008 đã giảm 250,63 tỷ đồng, tương đương 54%.

Điều này là do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước. So với năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 giảm về khối lượng lẫn về giá trị.

Việc ngưng xuất khẩu sang thị trường Nga trong 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thuỷ sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thuỷ sản của công ty giảm làm ảnh hưởng đến doanh thu. Hình ảnh con cá tra Việt Nam bị truyền thông của các nước này “bôi nhọ” là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các thị trường này. Chi phí năm 2009 chỉ đạt 284,56 tỷ đồng, giảm xuống chỉ bằng 70,45% so với năm 2008 là do ảnh hưởng dây chuyền từ việc doanh thu giảm.Doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm đáng kể so với năm 2008 cụ thể giảm hơn 4,02 tỷ đồng. tuy nhiên bước sang 2010 do nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới tăng.nên tình hình xuất khẩu của công ty cũng khả quan hơn năm 2009 và dẫn đến lợi nhuận và doanh thu đều tăng do so với năm 2009.

3.5. Lĩnh vực hoạt động và năng lực sản xuất:

Công ty hoạt động ở lĩnh vực hoạt động là sản xuất kinh doanh hàng thủy hải sản xuất khẩu. Hiện nay, tổng sản lượng của Công ty khoảng 9.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Trang thiết bị được đầu tư mới và luôn luôn được cách tân để đáp ứng nhu cầu chế biến từ các sản phẩm sơ chế đến các sản phẩm cao cấp cho tất cả các thị trường và khách hàng.

 Hai nhóm sản phẩm chính của Công ty:

-Chả cá đông lạnh (Surimi): Được làm từ các loại cá biển

-Các sản phẩm được làm từ con cá tra: Cá tra Fillet, Cá tra cắt khúc, Cá tra cuộn

Thị trường xuất khẩu chính: Châu âu, Nhật Bản, Canada, Mexico, Ai cập, Singapore, Malaysia, Jordan, Hồng Kông, Trung Quốc …

- 28 -

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH phương đông (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)