Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty TNHH Phương Đông

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH phương đông (Trang 73 - 78)

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG

5.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty TNHH Phương Đông

Qua phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH thủy sản Phương Đông, và kết quả thu được từ hoạt động này cùng với những nhận định điểm mạnh và điểm yếu từ việc

- 70 -

phân tích Ma trận SWOT được phân tích ở trên và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua. từ đó xây dựng các biện pháp và kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và trong dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty.Qua quá trình nghiên cứu tôi xin đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Phương Đông như sau.

5.2.1.Tăng Doanh thu, Mở rộng thị trường và giữ vững thị trường.

Dựa vào quá trình phân tích, tôi có một số giải pháp để tăng doanh số bán như sau:

- Tăng khối lượng bán bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ bên cạnh những thị trường truyền thống như Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Đức, Bỉ, Ai cập, Canada, Mexico…

Tìm kiếm thêm những thị trường mới một số nước Châu Á, châu Phi có thu nhập cao như Nam Phi, Ấn Độ…Tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước với hơn 85 triệu dân.

- Tăng cường quảng cáo, quảng bá thương hiệu và sản phẩm của Công ty, thông qua các kì hội chợ và xúc tiến thương mại. Giữ vững chất lượng sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng từ đó có thể làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra, làm tăng doanh số bán.

- Tăng doanh số bán là một điều khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp này xem ra khó thực hiện do sự cạnh tranh giữa các Công ty xuất nhập khẩu trong nước đều muốn giảm giá bán để được khối lượng bán ra nhiều. Do đó, cần đa dạng hóa thị phần, đa dạng hóa các sản phẩm, tạo lợi thế riêng giữ vững được giá và tăng doanh thu.

- Bên cạnh đó công ty cần đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Qua phân tích giá vốn hàng bán của các mặt hàng, Công ty nên tăng cường đầu tư cho mặt hàng cá vì đây là mặt hàng có tỉ suất giá vốn thấp nhất, đây là mặt hàng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Như vậy, muốn làm được điều này Công ty phải kết hợp chặt chẽ giữa giá bán và khối lượng bán, cơ cấu các mặt hàng ở từng thị trường để mang lại lợi nhuận cao nhất. Nhưng bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm phát triển mặt hàng chả cá.

5.2.2.Giảm chi phí:

Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, các chi phí sản xuất chung khác.vì nếu tăng doanh thu mà mà quên tiết kiệm chi phí thì công

- 71 -

ty sẽ không đạt được lợi nhuận tối ưu và giúp công ty phát triển bền vững được. Dựa vào quá trình phân tích, tôi xin có một số giải pháp để giảm chi phí sản suất như sau:

 Chi phí nguyên liệu trực tiếp: cần tổ chức kế hoạch thu mua cụ thể.

Xây dựng mối quan hệ giữa Công ty và người nuôi thủy sản. Lựa chọn vùng nguyên liêu và bao tiêu sản phẩm cho người nuôi vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu, vừa đảm bảo ổn định giá thị trường nguyên liệu và chất lượng của nguyên liệu. Tiếp tục duy trì và mở rộng đầu tư nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào từ đó cân bằng với công suất nhà máy.

Chi phí vận chuyển cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt hiện nay Công ty đang mở rộng, xây dựng thêm nhà máy. Bên cạnh đó, cần tiến hành xuất khẩu trực tiếp tại Cảng Cần Thơ hoặc Cảng Cái Cui, đầu tư mua sắm thêm thiết bị vận chuyển để giảm được chi phí trong việc vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lí để giảm được chi phí.

Trong khâu bảo quản, đây cũng là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Mặc dù, chính sách của Công ty là bán sản phẩm theo đơn hàng, giảm thấp nhất việc bảo quản sản phẩm sau sản xuất tại Công ty và trong quá trình vận chuyển nhanh chóng giao hàng, đưa đến người tiêu dùng nước ngoài vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và cũng làm tăng chi phí. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể khi nhận được đơn hàng để đảm bảo giao hàng đúng hẹn và giảm thiểu chi phí bảo quản. Mạnh dạn đầu tưmở rộng kho bãi, kho bảo quản tránh tình trạng phải thuê ngoài làm cho chi phí tăng lên, đổi mới các trang thiết bị cất trữ để đảm bảo được chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí.

Tổ chức thi đua giữa các tổ sản xuất, các phân xưởng tạo không khí sôi nổi, hăng hái trong sản xuất.

 Cần kiểm soát chi phí bán hàng:

Hiện nay giá xăng biến động không ổn định,giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển tăng,vì vậy công ty cần sử dụng tối đa công ty tiện vận chuyển,tránh sử dụng một cách lãng phí.

Cần quản lí chi phí bao bì chặt chẽ, nên kiểm tra chặt chẽ về vật liệu bao bì của sản phẩm như việc kiểm tra về xuất,nhập kho,tồn kho là bao nhiêu và xuất mục đích gì…

- 72 -

 Cần kiểm soát chi phí quản lí doanh nghiệp:

Đối với chi phí quản lí doanh nghiệp,công ty cần xây dựng mức sử dụng điện, nước,điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lí chi phí cụ thể hơn.

Thực hiện công tác khai chi phí đến từng bộ phận lien quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí.

Nhằm nâng cao thức tiết kiệm trong cán bộ,công nhân viên, nên xây dựng quy chế thưởng phạt sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.

 Giảm các chi phí khác:

Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì công ty nên tận dụng năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị.Công ty phải thường xuyên bảo trì móy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để trách hư hỏng nặng để tránh tốn kém nhiều chi phí để sửa chữa. Còn đối với chi phí vận chuyển nước ngoài (xuất khẩu) thì công ty nên tìm kiếm những đơn vị vận chuyển có cước phí phù hợp và có uy tín trong thời gian vừa qua.

5.2.3.Thực hiện tốt công tác phân phối và lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước.

- Công ty chưa có các văn phòng đại diện ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, và trên thế giới các giao dịch được thực hiện tập trung ở văn phòng của công ty.

Do đó thiếu chủ động trong việc tìm kiếm thị trường cũng như mở rộng thị trường,vì vậy công ty nên xây dựng hệ thống phân phối ra thị trường nước ngoài.

- Ngoài ra thị trong nước vẫn còn bỏ ngỏ chưa được công ty chú khai thác. Đây cũng là thị trường rất lớn mà trong thời gian qua công ty chỉ chú trọng vào xuất khẩu mà quên rằng dân số nước ta trên 86 triệu dân đây là thị trường rất lớn. Thị trường bán lẻ là một trong những thị trường mà tiềm năng mang lại lợi nhuận khá cao. Nhu cầu người tiêu dùng trong nước ngày càng chuộng mặt hàng thủy hải sản, vì dễ chế biến và ngon. Hoạt động siêu thị ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng, cộng với nền kinh tế trong những năm gần đây khá ổn định, thu nhập người dân tăng cao, khả năng chi trả cũng tăng. Việc liên kết cung cấp các mặt hàng chế biến từ thủy sản cho các hệ thống siêu thị là một cơ hội mang lại hiệu quả kinh doanh cao mà công ty cần chú ý .

- 73 - 5.2.4. Giải pháp về chất lượng.

Ngày nay, các doanh nghiệp thủy sản phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000. Ngoài ra, còn nhiều tiêu chuẩn khắc khe khác buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng để đưa hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU và thị trường Mỹ.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây các mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài liên tục bị phát hiện có dư lượng kháng sinh. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp cụ thể để đảm bảo được chất lượng sản phẩm như:

- Tiếp tục duy trì các vùng nguyên liệu tạo được dây chuyền khép kín trong sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. Không những giúp Công ty giảm được chi phí mà còn giúp cho Công ty có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực, đào tạo nâng cao năng lực và kiến thức chuyên môn cho bộ phận KCS để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Đổi mới trang thiết bị sản xuất cũ kĩ, lạc hậu, nâng cao tay nghề cho công nhân thông qua các lớp huấn luyện ngắn hạn.

Hiện nay, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có đầy đủ các quyền của một thành viên chính thức thì các nước lai dựng nên hàng rào kĩ thuật. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cải thiện bản thân mình để đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới.

- 74 -

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH phương đông (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)