2. TỔNG QUAN VỀ SINH HỌC CỦA KHÁNG THỂ
2.2. Sự phát triển của các tế bào bạch huyết B
2.2.3. KN đặc hiệu hoạt hóa và sự nhân dòng
Khi gặp KN đặc hiệu, tế bào B trưởng thành được hoạt hóa, biến đổi hình thái.
Trích từ:
http://pathmicro.med.sc.edu/mayer/gen.5.jpg
Hình 2.15: Hình thái tế bào B
Hình 2.15, ô A cho thấy một tế bào B trưởng thành nhuộm màu, tế bào nhỏ, chỉ hơi lớn hơn hồng cầu bên cạnh, nhân lại to, như chiếm toàn không gian tương bào; ở ô B là một tế bào B đã gặp KN gắn lên IgM màng, tế bào phồng lên, xuất hiện những tổ chức để tổng hợp protein trong chất tế bào, với lưới nội bào và tổ chức Golgi, điều đó được thấy rõ hơn trên hình ở ô C, là hình cắt lát mỏng và quét trên kính hiển vi điện tử.
Sự hoạt hóa do KN đặc hiệu làm tế bào B trở thành tế bào tương (antibody secreting plasma cells) tiết KT IgM đặc hiệu với một biểu vị. Do đó ở giai đoạn nhiễm cấp tính, ở máu bệnh nhân, IgM đặc hiệu với tác nhân tăng cao hơn bình thường.
Một số tế bào B hoạt hóa không phồng lên, vẫn giữ dạng nhỏ. Nhưng tiếp theo, mIgM màng sẽ được thay thế bởi những KT màng đồng loại (isotypes). Đó là các tế bào lưu trữ tính đặc hiệu với biểu vị đã hoạt hóa chúng (memory B cells). Các tế bào này có thời gian sống dài ngày hơn các tế bào B khác, có khả năng nhân dòng, khi gặp lại biểu vị đặc hiệu có thể nhanh chóng nhân lên và trở nên tế bào tương sản xuất KT, đáp ứng chống nhiễm ngay, không cần chờ thời gian hoạt hóa và biệt hóa như trước, thường kéo dài khoảng 4 ngày.
Trích từ: www.bio.davidson.edu Trích từ:
www.pathologyoutlines
.com Hình thái tế bào B trưởng thành,
nhưng chưa gặp KN, chưa được hoạt hóa, còn nhỏ.
B A
C
Tế bào B lưu trữ tính đặc hiệu trở thành tế bào tương và tiết ra KT không phải là IgM, mà là IgG để hoạt động dịch thể, hoặc IgA để hoạt động ở niêm mạc, hoặc IgE trong đáp ứng với các dị nguyên. Các lớp KT này được sản xuất để thay thế IgM sản xuất ở giai đoạn nhiễm cấp; chúng được biểu hiện qua một cơ chế gọi là chuyển đổi lớp KT (class switching), làm biểu hiện các exons ổn định C như đã thấy trên Hình2.12. Các KT IgG đáp ứng vào những dịp tái nhiễm này có ái lực với biểu vị cao hơn IgM ban đầu.
Sự gặp KN vừa nói trên đây thường diễn ra trong các hạch bạch huyết ngoại vi, là những cơ quan có tổ chức để thanh lọc máu và bạch huyết (cô đặc, tập trung KN nhiễm).
Hình 2.16 tổng hợp trình bày các sự kiện sinh học quan trọng được phát hiện gần đây cho thấy: tiếp theo sau khi KN hoạt hóa tế bào B trưởng thành, tế bào này được chuyển vào các hạch bạch huyết ngoại vi. Trong trung tâm mầm (germinal center) của các cơ quan này nhiều thay đổi đối với tế bào B đã diễn ra.
Trước hết là sự biệt hóa thành tế bào B mầm (centroblast), mầm đây có nghĩa là còn có khả năng biệt hóa thành nhiều dạng tế bào B khác nữa, các tế bào mầm này đã là một tế bào thể (somatic), không phải là một tế bào mầm trong nghĩa mầm sinh sôi ban đầu (germ). Chúng có hoạt động nhân dòng nhanh, nâng lên cao con số tế bào mang cùng tính đặc hiệu với biểu vị. Trong cơ chế nhân dòng này một hoạt động sinh học đặc biệt của tế bào B, không có ở các tế bào khác và cũng không thấy ngay ở các bạch huyết bào T, đó là hoạt động thể tạo nên những đột biến với tần số cao ở trong vùng biến động V(D)J của DNA phiên mã cho hai chuỗi nặng và nhẹ (DNA đã sắp xếp lại, như đã trình bày trước). Tỉ số đột biến nhận thấy là 1/103, một base trên một ngàn cặp base cho mỗi chu kỳ phân bào; đối với các loại tế bào khác trong cơ thể, tỷ số đó chỉ là 1/1010.
Do đó những đột biến đó của tế bào B mầm được gọi là siêu đột biến thể (somatic hypermutation). Sự đột biến thể này làm thay đổi ái lực giữa cận vị trên KT và biểu vị trên KN. Các cận vị đề cập đây thuộc các KT liên kết trên màng tế
bào B mầm, thường còn được gọi là thụ quan của tế bào B (B cell receptor, BCR).
Nếu các tế bào B có cấu trúc của cận vị trở nên không phù hợp hoặc mất đi ái lực với biểu vị, chúng sẽ không được KN hoạt hóa nữa và đi vào chương trình tự tiêu (apoptosis).
Hình 2.16: Siêu biến đổi thể của tế bào B tại hạch ngoại vi
Điều quan trọng là các đột biến thể này làm nhiều tế bào B lại trở thành những tế bào mang thụ quan có ái lực cao hơn với KN và chúng sẽ được biệt hóa tiếp hoặc thành tế bào B lưu trữ tính đặc hiệu, nhưng với ái lực được tăng cao, hoặc biệt hóa thành tế bào tương sản xuất KT cũng với ái lực cao hơn. Giai đoạn đột biến thể tạo sự tăng ái lực giữa KT và KN này được gọi là sự trưởng thành ái lực (affinity maturation). Trong thực hành ái lực được cho là cao khi đạt được những giá trị trong vùng 106 – 1010 M-1.