Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP, QUẢN LÝ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
1.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng và bài học cho các NHTM ở Việt Nam
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hoạt động quản lý tín dụng ở từng ngân hàng không hoàn toàn giống nhau vì nó còn tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng... Để hướng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể nghiên cứu xem xét kinh nghiệm quản lý tín dụng của tập đoàn ING, đây là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang được coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản lý tín dụng với một số đặc điểm như sau:
- Bộ máy độc lập, quản lý chung.
- Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng.
- Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.
- Lượng hóa rủi to tín dụng, chủ động đối phó
1.2.2.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc
Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:
- Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.
- Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.
- Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao. Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
- Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra…; không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực của khoản vay.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc. Để phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra quy định:
- Bộ phận tín dụng của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại.
- Chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp;
- Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại;
- Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý tín dụng những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng;
- Căn cứ vào kết quả phân loại, tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay và yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản đó.
Đối với các khoản cho vay mới, NHTM xem xét lịch sử giao dịch, uy tín trả nợ của khách hàng với các ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
1.2.2.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Nhật Bản
Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng.
- Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.
- Ngân hàng chưa chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, để từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
- Thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải được thay thế
Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được.