Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thanh Hóa35 2.2. Thực trạng công tác quản lý tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh thanh hóa (Trang 44 - 57)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK THANH HÓA

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thanh Hóa35 2.2. Thực trạng công tác quản lý tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Chỉ tiêu

2012 (triệu đồng)

2013 (triệu đồng)

2014 (triệu đồng)

So sánh tăng/giảm (%)

2013/2012 2014/2013

Tổng tài sản 604.870 688.158 781.770 13,8 13,6

Nguồn vốn huy động 621.498 637.464 718.270 2,6 12,7

Dư nợ cho vay 391.042 485.978 585.246 24,3 20,4

Thu dịch vụ ròng 2.002 3.496 5.544 74,6 58,6

Lợi nhuận trước thuế 6.218 10.230 11.942 64,5 16,7

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của NHTM bởi vì đó là bước khởi đầu, là cơ sở cho các hoạt động khác. Do đó, công tác huy động vốn luôn được Chi nhánh chú trọng và xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong những năm qua mặc dù hoạt động trên địa bàn còn có nhiều khó khăn do nền kinh tế tỉnh nhà chưa phát triển nên nguồn vốn tích lũy trong cộng đồng dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhiều ngân hàng hoạt động đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong công tác huy động vốn. Đặc biệt trong năm 2012, để kiềm chế lạm phát NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các biện pháp như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín chỉ bắt buộc... làm cho nguồn vốn khả dụng của các NHTM giảm. Do đó các NHTM đã tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo nên một cuộc đua về lãi suất và các chính sách khuyến mại giữa các NHTM. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã tiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách toàn diện trên các mặt: tăng, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế, sử dụng linh hoạt các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, kết hợp với việc nghiên cứu, triển khai có kết quả nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng các hình thức huy động vốn để thích ứng với nhu cầu của khách hàng; tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng là các tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư có lượng tiền gửi lớn, ổn định. Vì vậy, chi nhánh đã duy trì và đạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao.

Tình hình huy động vốn tính theo thời gian.

Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã có sự tăng trưởng đáng kể, mặc dù doanh số huy động vốn năm 2013 so với năm 2012 chỉ tăng trưởng 15.966 triệu đồng tăng 2,6%, tuy nhiên năm 2014 so với năm 2013 đã đạt được sự tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ và doanh số, cụ thể tăng 80.806 triệu đồng tăng 12,7%. Cơ cấu vốn của ngân hàng cũng có sự tăng lên, cụ thể là nguồn vốn trung và dài hạn năm 2012 chiếm 10,2% tương đương 63.392 triệu đồng, năm 2013 là 11,5% tương đương 73.308 triệu đồng và đến năm 2014 là 12,1% tương đương 86.910 triệu đồng, những chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa có được, để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn đối với bản thân Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%)

2013/12 2014/13 Doanh số Triệu đồng 621.498 637.464 718.270 2,6 12,7

Tỷ trọng % 100 100 100 - -

Trung hạn Triệu đồng 63.392 73.308 86.910 15,6 18,6

Tỷ trọng % 10,2 11,5 12,1 - -

Ngắn hạn Triệu đồng 558.106 564.156 631.360 1,1 11,9

Tỷ trọng % 89,8 88,5 87,9 - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Tổng doanh số huy độngvốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%)

2013/12 2014/13

Doanh số Triệu đồng 621.498 637.464 718.270 2,6 12,7

Tỷ trọng % 100 100 100 - -

Huy động dân cư Triệu đồng 509.006 514.434 588.264 1,1 14,4

Tỷ trọng % 81,9 80,7 81,9 - -

Huy động Tổ

chức kinh tế Triệu đồng 113.112 123.668 140.062 9,3 13,3

Tỷ trọng % 18,2 19,4 19,5 - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

Với sự cạnh tranh khốc liệt nhằm thành thị phần về công tác huy động vốn trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa không ngừng tăng cường khai thác nguồn vốn trong mọi thành phần kinh tế, dân cư trong thành phố. Vốn huy động tăng đều đặn qua các năm, cơ cấu cũng như tỷ trọng trong nguồn vốn huy động tăng đều và ổn định qua các năm để có được thành tích này Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã kịp thời đưa ra các hình thức, phương pháp huy động tích cực phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm thông qua đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, không máy móc rập khuôn mà luôn vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt chính nhờ những điều này mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã đạt được kết quả tốt như vậy.

Về nguồn vồn huy động từ dân cư năm 2012, Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã huy động được 254.503 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,9%,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

năm 2013 là 514.434 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 80,7% và đến năm 2014 vốn huy động trong dân cư là 588.264 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 80,6% như vậy Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa luôn duy trì ổn định thường xuyên nguồn vốn huy động từ dân cư từ 80% - 82% có được kết quả tích cực nêu trên là do chủ trương huy động vốn linh hoạt, hợp lý trong huy động về lãi suất, kỳ hạn cũng như hình thức huy động phù hợp với dân cư.

Đối với khách hàng là các Tổ chức kinh tế với chủ trương của ban lãnh đạo xem xét đây mặc dù đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp, nhưng đây cũng là nguồn vốn hết sức quan trọng và dồi dào cho ngân hàng. Tuy nhiên do Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã không ngừng nâng cao các dịch vụ ngân hàng để thu hút vốn, tạo mối quan hệ lâu dài truyền thống với khách hàng, tăng cường hoạt động tư vấn tài chính hộ khách hàng… nên kết quả huy động vốn từ Tổ chức kinh tế đạt được kết quả tương đối ổn định, cụ thể năm 2012 nguồn vốn này đạt 113.112 triệu đồng, năm 2013 nguồn vốn này đạt 123.668 triệu đồng và năm 2014 đạt 140.062 triệu đồng.

Với nguồn vốn huy động của các TCTD mặc dù đây là nguồn vốn với chi phí cao nhưng trong những trường hợp nhất định thì ngân hàng cũng phải huy động để đáp ứng nhu cầu vốn. Trên thị trường thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung hoạt động thị trường liên ngân hàng cũng diễn ra rất sôi động và đa dạng, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã duy trì được lượng vốn từ thị trường này tương đối ổn định.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%)

2013/12 2014/13 Doanh số Triệu đồng 621.498 637.464 718.270 2,6 12,7

Tỷ trọng % 100 100 100 - -

VNĐ Triệu đồng 520.194 542.482 642.134 4,3 18,4

Tỷ trọng % 83,7 85,1 89,4 - -

Ngoại tệ Triệu đồng 101.304 94.982 76.136 -6,2 -19,8

Tỷ trọng % 16,3 14,9 10,6 - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

Năm 2013 tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đạt 542.482 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 85,1% trên tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2012 là 22.288 triệu đồng tăng 4,3%. Xét về tổng thể thì nguồn vốn huy động có mức tăng trưởng tương đối tốt do cán bộ ngân hàng biết bám sát định hướng, mục tiêu nhiệm vụ cấp trên giao. Bước sang năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn song nguồn vốn Việt Nam đồng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa huy động đạt 642.134 triệu đồng tăng 99.652 triệu đồng tăng 18.4% so với năm 2013 so với kế hoạch Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa giao đạt 101,2% như vậy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.2: Doanh số huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa ngày càng có sự tăng trưởng khá vững chắc và ổn định, đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do kinh doanh trên địa bàn cạnh tranh phức tạp, nguồn vốn huy động chủ yếu từ cộng đồng dân cư, vì vậy lãi suất đầu vào cao, khối lượng vốn thừa lớn, trong khi đó lãi suất điều hoà vốn nội bộ của ngân hàng trung ương không có sự điều chỉnh tăng, góp phần làm chênh lệch lãi suất ngày càng bé… do đó trong những năm tới ngoài việc tăng khối lượng huy động vốn trong dân cư thì phải tích cực khai thác nguồn vốn thanh toán từ các đơn vị tổ chức KTXH, nhằm hạ giá thành huy động vốn, đảm bảo kinh doanh vừa tăng được quy mô nhưng phải tăng được hiệu quả.

Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh luôn bám sát mục tiêu phát triển KTXH

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tín dụng, đạt bước đột phá, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tại Thanh Hóa. Cùng với đó là việc tích cực tham gia đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào các công trình quan trọng trên địa bàn, thực hiện mạnh mẽ việc cơ cấu lại hệ thống khách hàng, khoản vay, tiến tới minh bạch hoạt động tín dụng.

Với lợi thế nguồn vốn huy động dồi dào, thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã và đang chủ động mở rộng hoạt động nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho kinh tế tỉnh Thanh Hóa.

Cuối năm 2014, Theo Báo cáo Hội nghị người Lao động của Vietcombank Thanh Hóa, tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh gấp 2,64 lần so với địa bàn, tuy nhiên chỉ chiếm 1,9% thị phần tại tỉnh Thanh Hóa.

Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5: Tình hình cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%)

2013/12 2014/13

Tổng dư nợ Triệu

đồng 391.042 485.978 585.246 24,3 20,4

Tỷ trọng % 100 100 100 - -

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

Triệu

đồng 0 0 0 0 0

Tỷ trọng % - - - - -

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD)

Triệu

đồng 307.359 374.689 469.367 21,9 25,3

Tỷ trọng % 78,6 77,1 80,2 - -

Hộ kinh doanh, tiêu dùng cá nhân

Triệu

đồng 83.683 111.289 115.879 33,0 4,1

Tỷ trọng % 21,4 22,9 19,8 - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.5 cho ta thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa hoạt động cho vay ngày càng một mở rộng, tăng đều theo các năm, tỷ trọng cho vay chủ yếu vẫn tập trung vào các doanh nghiệp. Năm 2014, Chi nhánh thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, tuân thủ và thực hiện tốt các giải pháp của Chính phủ, NHNN và Vietcombank trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động tín dụng được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, đảm bảo tuân thủ việc thực hiện chính sách tiền tệ, đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn. Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đáp ứng vốn cho sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Cơ cấu tín dụng phân theo thời gian

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%)

2013/12 2014/13 Tổng dư nợ Triệu đồng 391.042 485.978 585.246 24,3 20,4

Tỷ trọng % 100 100 100 - -

Ngắn hạn Triệu đồng 327.302 423.772 523.210 29,5 23,5

Tỷ trọng % 83,7 87,2 89,4 - -

Trung và dài

hạn Triệu đồng 63.740 62.206 62.036 -2,4 -0,3

Tỷ trọng % 16,3 12,8 10,6 - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.3 cho ta thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa cho vay tăng đều qua các năm, trong cơ cấu cho vay thì chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Nếu như năm 2012 là 83,7% thì đến năm 2013 là 87,2% trên tổng cho vay và tương ứng với nó là cho vay trung và dài hạn giảm từ 16,3% năm 2012 xuống còn 12,8% năm 2013. Con số này tương đối phù hợp với tình hình kinh tế của tỉnh Thanh Hóa và quy mô nguồn vốn của chi nhánh, bởi trên một thị trường tài chính biến động không ngừng và khó dự đoán, trong một khoảng thời gian dài, việc ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn trước mắt sẽ làm mất cân đối nguồn vốn, và tiếp sau sẽ gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.7: Tình hình phù hợp giữa nguồn vốn huy động và cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Năm Chỉ tiêu ĐVT Tổng cộng

nguồn Ngắn hạn Trung hạn

2012

Huy động Triệu đồng 621.498 558.106 63.392

Cho vay Triệu đồng 391.042 327.302 63.740

Tỷ lệ tài trợ % 158,9 170,5 99,5

2013

Huy động Triệu đồng 637.464 564.156 73.308

Cho vay Triệu đồng 485.978 423.772 62.206

Tỷ lệ tài trợ % 131,2 133,1 117,8

2014

Huy động Triệu đồng 718.270 631.360 86.910

Cho vay Triệu đồng 585.246 523.210 62.036

Tỷ lệ tài trợ % 122,7 120,7 140,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

Qua bảng trên cho ta thấy qua các năm 2012, 2013, 2014 tổng nguồn vốn huy động luôn đáp ứng được nhu cầu cho vay của đơn vị cả về ngắn hạn và trung, dài hạn, cụ thể năm 2012 tổng nguồn huy động của đơn vị đạt 621.498 triệu đồng trong đó cho vay chỉ đạt 391.042 triệu đồng trong đó nguồn vốn ngắn hạn tài trợ được 170,5 dư nợ cho vay ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ được 99,5% dư nợ cho vay trung và dài hạn; Năm 2013 tổng nguồn huy động của đơn vị đạt 637.464 triệu đồng trong đó cho vay đạt 485.978 triệu đồng, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ được 133,1 dư nợ cho vay ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ được 117,8% dư nợ cho vay trung và dài hạn; Năm 2014 tổng nguồn huy động của đơn vị đạt 718.270 triệu đồng trong đó cho vay đạt 585.246 triệu đồng, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ được 120,7% dư nợ cho vay ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn tài

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa qua các năm nghiên cứu luôn thừa nguồn huy động để cho vay, nguồn vốn thừa Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa cho các NHTM khác vay trên thị trường liên ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất. Qua phân tích trên cho ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa luôn ổn định và cơ cấu ngày càng hợp lý đảm bảo quy định của NHNN và cho hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa ngày càng tăng lên về chất lượng.

- Hiệu quả hoạt động cho vay

Chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay/Tổng dư nợ là tiêu chí quan trọng, thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa không phải là ngoại lệ, vì hoạt động tín dụng vẫn là mảng nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong cơ cấu thu nhập.

Tình hình thu từ lãi cho vay và tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa thực tế được thể hiện như sau:

Bảng 2.8: Tình hình thu nhập từ lãi vay trên tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%)

2013/12 2014/13 Thu nhập từ lãi

vay

Triệu đồng

42.758 62.778 129.334 46,8 106,0

Tổng dư nợ Triệu

đồng

391.042 485.978 585.246 24,3 20,4 Thu nhập từ lãi

vay/Tổng dư nợ % 10,9 12,9 22,1 - -

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014

Ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa có xu hướng tăng. Nếu như năm 2012 tỷ lệ thu nhập

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

từ lãi cho vay trên tổng dư nợ là 10,9% đến năm 2013 đạt 12,9%, đến năm 2014 đạt được tốc độ tăng mạnh với 22,1%; Với chỉ tiêu này so sánh qua các năm cho thấy đây là một tín hiệu tốt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa trong hoạt động tín dụng đồng thời cho thấy hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa ngày càng đạt hiệu quả cao.

Tình hình cung cấp dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa

Hoạt động dịch vụ thanh toán của chi nhánh đã có thay đổi rõ rệt qua các năm, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng đã đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cho khách hàng, một mặt đem lại thu nhập cho ngân hàng, một mặt ngày càng tạo hình ảnh tốt đẹp về Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa trong con mắt khách hàng. Năm 2014, trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ như: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tượng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, là một trong các chi nhánh có mức thu dịch vụ cao trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Thu dịch vụ ròng năm 2014 đạt 5.544 triệu đồng, tăng 59% so với năm 2014, đạt 145% kế hoạch và chiếm 10% thị phần thu dịch vụ trên địa bàn.

Đây cũng là năm đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, kể cả về doanh thu và chất lượng sản phẩm. Các dịch vụ thế mạnh của Chi nhánh như bảo lãnh, thanh toán, tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài tiếp tục phát huy lợi thế của đơn vị. Các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng có bước phát triển cao với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng, trong đó phải kể đến việc ngày càng nhiều khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản. Hoạt động kinh doanh thẻ có sự phát triển đáng kể về chất lượng dịch vụ và thu hút khối lượng khách hàng sử dụng thẻ khá lớn với việc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh thanh hóa (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)