Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK THANH HÓA
2.3. Những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa qua việc đánh giá các kết quả nghiên cứu
2.3.1. Những mặt tích cực đạt được
- Cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đã tăng cường sự chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát hiệu quả phương án, dự án theo đúng chỉ đạo của cấp trên, đảm bảo cho vay đúng mục đích, nhu cầu và đối tượng, hạn chế tối đa rủi ro xuất phát từ khâu thẩm định.
- Tuân thủ nghiêm túc định hướng tín dụng doanh nghiệp đối với các ngành kinh tế theo đúng chỉ đạo của Phòng Chính sách tín dụng - Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, từ đó đảm bảo an toàn tín dụng đối với từng lĩnh vực kinh tế.
- Việc phê duyệt hạn mức tín dụng tại chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo được uy tín với các đối tác của mình.
- Cán bộ tín dụng Vietcombank Thanh Hóa đã phối hợp cùng với ban lãnh đạo chi nhánh chủ động gặp gỡ, sát sao các khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp không có nguồn trả nợ, cùng tìm phương án tháo gỡ; thực hiện cơ cấu, gia hạn nợ cho doanh nghiệp khi thấy doanh nghiệp vẫn còn khả năng trả nợ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Bộ phận hỗ trợ giải ngân tác nghiệp đạt độ chính xác cao, tránh được tình trạng tiền giải ngân sai địa chỉ, nội dung hoặc số tiền, gây phiền phức và mất thời gian đối với các giao dịch của khách hàng vay.
- Việc thiết lập quan hệ tín dụng với Vietcombank Thanh Hóa khá dễ dàng, đối với những doanh nghiệp có tiềm năng muốn thiết lập quan hệ tín dụng, ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời nhất.
- Vị trí giao dịch, cơ sở hạ tầng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa thuận tiện cho các khách hàng giao dịch. Vietcombank Thanh Hóa đặt trụ sở tại vị trí có thể xem là trung tâm của thành phố, là khu vực diễn ra hoạt động mua bán tấp nập, nằm trên đoạn đường tập trung hầu hết các TCTD của tỉnh Thanh Hóa; cùng với đó là cơ sở hạ tầng khang trang, rộng rãi, nhiều tiện nghi, vỉa hè rộng và thông thoáng.
- Quy trình tác nghiệp thu nợ, thời gian xử lý yêu cầu liên quan đến tài sản được thực hiện khá nhanh gọn. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể yên tâm, không cần đến ngân hàng để thực hiện thủ tục trả các khoản nợ đến hạn bởi hệ thống cài thu nợ tự động của Vietcombank cho phép ngân hàng tự động trích nợ tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để thu nợ đến hạn hoặc quá hạn. Bên cạnh đó thủ tục mượn, rút tài sản bảo đảm cũng được thực hiện nhanh chóng, đúng quy định, cán bộ không phép được gây khó dễ khi doanh nghiệp có nhu cầu liên quan đến tài sản.
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
- Trong giai đoạn tỉnh Thanh Hóa đang mở rộng thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp lớn trong tỉnh, nhiều dự án mọc lên kéo theo là nhu cầu vốn của các chủ đầu tư. Dưới sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều TCTD trên địa bàn, Vietcombank Thanh Hóa vẫn đang còn thiếu và yếu trong việc tìm kiếm, thu hút những dự án, khách
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hàng lớn, cán bộ tín dụng không có nhiều kinh nghiệm nên chưa có sự nhạy bén, nhanh nhạy trong việc tiếp cận khách hàng.
- Các khoản cho vay được phê duyệt tại Trụ sở chính Vietcombank phải qua nhiều bước, mất khá nhiều thời gian. Trong thời gian đợi phê duyệt, nhiều doanh nghiệp đã không đủ kiên nhẫn và hệ quả là khách hàng đã chuyển sang TCTD khác để rút vốn cho kịp tiến độ của phương án, dự án.
- Việc mất cân đối trong bố trí nhân sự ở bộ phận Quản lý nợ và Kế toán tiền vay làm chậm tiến độ giải ngân, hồ sơ ùn tắc, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng nói chung.
- Cán bộ tín dụng chưa thấy rõ được rủi ro trong việc soạn hồ sơ vay vốn cho khách hàng. Quy trình tín dụng tại Vietcombank đã quy định rõ nhiệm vụ của mỗi bên, điều này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, tránh những hậu quả không đáng có về sau.
- Việc tuyển dụng cán bộ trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm và không được đào tạo tập trung về nghiệp vụ tín dụng vào một bộ phận quan trọng như tín dụng doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ cũng như làm giảm chất lượng hồ sơ trình cấp tín dụng.
- Số lượng cán bộ tín dụng ít, trong khi lượng khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngày một nhiều khiến cho công việc bị quá tải, cán bộ tín dụng từ đó sẽ thiếu đi tinh thần trách nhiệm và thái độ chăm sóc khách hàng, công tác hỗ trợ, tư vấn sản phẩm dịch vụ cho khách hàng sẽ không đảm bảo yêu cầu chất lượng, từ đó sẽ tác động làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa được thực hiện định kỳ và đột xuất, cán bộ tín dụng chưa có ý thức trách nhiệm trong khâu này. Cán bộ nếu xem nhẹ khâu này sẽ rất rủi ro, bởi doanh nghiệp được đánh giá tốt tại thời điểm vay vốn không có nghĩa là trong suốt thời gian sử dụng vốn của ngân hàng, doanh nghiệp vẫn tốt như
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
thế. Những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội hay chính bản thân doanh nghiệp là điều rất khó lường trước, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp diễn biến theo hướng khác.
- Đa số cán bộ tín dụng không chủ động trong việc nhắc nợ khách hàng theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu, nhắc nợ quá muộn sẽ khiến doanh nghiệp không chủ động sắp xếp được nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng.
- Chính sách chăm sóc khách hàng tại Vietcombank không nhận được đánh giá cao. Phí giao dịch thực hiện máy móc và không linh hoạt,lãi suất vay chưa đa dạng do không có nhiều gói lãi suất cũng như loại hình vay; ngân hàng đang còn khá thận trọng trong việc xử lý lãi suất đối với khách hàng gặp khó khăn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ