Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK THANH HÓA
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa
2.2.1. Thực trạng quy trình nghiệp vụ quản lý tín dụng doanh nghiệp và những kết quả thực hiện trong giai đoạn 2012-2014
2.2.1.1. Thực trạng quy trình nghiệp vụ quản lý tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa
Quy trình nghiệp vụ quản lý tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa bao gồm 4 giai đoạn: Xét duyệt cho vay; Phát tiền vay; Kiểm tra sử dụng vốn vay; Thu hồi nợ vay. Quy trình này được áp dụng đối với tất cả các loại hình cho vay như cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn, cho vay có tài sản bảo đảm và cho vay không tài sản bảo đảm...
Quy trình xét duyệt cho vay
Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
Thẩm định cho vay
Bảng 2.9: Thống kê số lượng hồ sơ vay vốn đã tiếp nhận tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014
So sánh tăng (%) 2013/12 2014/13 Số lượng hồ sơ vay
vốn tiếp nhận Bộ 526 568 783 8,0 37,9
Tỷ trọng % 100 100 100 - -
Số lượng hồ sơ từ
chối cho vay Bộ 66 119 182 80,3 52,9
Tỷ trọng % 12,5 21,0 23,2 - -
Số lượng hồ sơ được
phê duyệt cho vay Bộ 460 449 601 (2,4) 33,9
Tỷ trọng % 87,5 79,0 76,8 - -
Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Theo số liệu Báo cáo thống kê tín dụng doanh nghiệp do Phòng Khách hàng cung cấp, lượng hồ sơ tiếp nhận trong 3 năm có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2014, bộ phận tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhận được 783 bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, tăng 215 bộ so với năm 2013, tương đương tăng thêm 37,9%. Đó là do tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn có những chuyển biến tích cực với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, các dự án liên quan theo đấy tiếp tục được triển khai rầm rộ, từ đó thu hút giá trị vốn đầu tư lớn, quy mô và giá trị sử dụng các dịch vụ ngân hàng tăng cao; mặt khác là do Vietcombank Thanh Hóa đã dần khẳng định được chất lượng cũng như chỗ đứng của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chiếm được niềm tin của nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ trong tỉnh.
Tuy nhiên số hồ sơ bị từ chối lại có xu hướng tăng đáng kể,năm 2013 tăng tuyệt đối 53 bộ so với năm 2012, năm 2014 tăng tuyệt đối 63 bộ so với năm 2013; tỷ lệ hồ sơ bị trả lại năm 2012 mới chỉ là 12,5% thì đến năm 2013, con số này đã là 21,0%và năm 2014 là 21,9%.
Nguyên nhân của việc lượng hồ sơ bị trả lại tăng về cả tương đối và tuyệt đối được giải thích:
+ Cán bộ tín dụng đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát hiệu quả phương án, dự án chặt chẽ hơn theo chỉ đạo của cấp trên sau khi một số khách hàng doanh nghiệp trước đây do thẩm định chưa tốt đã chuyển nhóm nợ xấu.
+ Thực hiện định hướng tín dụng duy trì và hạn chế cấp tín dụng thêm đối với một số ngành kinh tế theo chỉ đạo của Phòng Chính sách tín dụng - Trụ sở chính Vietcombank. Theo đó ngành xây dựng nằm trong danh mục này, trong khitỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và các khu kinh tế vô cùng tiềm năng.
Quyết định cho vay
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Theo phân quyền hạn mức phê duyệt tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa:
- Hạn mức dưới 10 tỷ đồng: Giám đốc chi nhánh phê duyệt
- Hạn mức từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng: Hội đồng tín dụng cơ sở phê duyệt - Hạn mức từ 20 tỷ đồng trở lên: Phòng Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính phê
duyệt.
Cấp phê duyệt tín dụng càng cao thì thời gian xử lý, phê duyệt hồ sơ càng chậm.
Theo Báo cáo thống kê tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa, số lượng các khoản vay được phê duyệt bởi giám đốc chi nhánh trong giai đoạn 2012- 2014 luôn đạt khoảng trên dưới 50%, năm 2014 tỷ lệ này đạt 56,4%, điều này đã giúp các doanh nghiệp sớm được phê duyệt giải ngân, tuy nhiên nó cũng cho thấy Vietcombank Thanh Hóa đang còn thiếu và yếu trong việc tìm kiếm, thu hút những dự án, khách hàng lớn.
Quy trình phát tiền vay/giải ngân
Theo quy định, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp lập Giấy nhận nợ, viết và ký ủy nhiệm chi hoặc giấy rút tiền, cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay..., tuy nhiên hiện nay một số cán bộ để chiều lòng khách hàng đã tự soạn hồ sơ nhận nợ, khách hàng chỉ việc ký hồ sơ. Việc này trước mắt được lòng khách hàng, đẩy nhanh được tiến độ xử lý hồ sơ, tuy nhiên nó tiềm ẩn rủi ro liên quan đến trách nhiệm, đạo đức, bên cạnh đó cũng làm cho doanh nghiệp trở nên ỷ lại vào cán bộ tín dụng.
Hiện tại, số nhân viên tín dụng tại phòng Khách hàng là 09 cán bộ, trong khi đó bộ phận Quản lý nợ chỉ bố trí được 02 cán bộ. Việc này khiến cho trung bình 1 cán bộ Quản lý nợ phải quản lý hồ sơ khách hàng vay vốn của 4 đến 5 cán bộ tín dụng.
Sự mất cân đối này làm ảnh hưởng đến thời gian giải ngân và chất lượng, độ chính xác của hồ sơ. Trong khi đó, khối lượng công việc của cán bộ Quản lý nợ cũng khá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lớn, một lúc phải giải quyết nhiều hồ sơ của nhiều cán bộ tín dụng, điều này dẫn đến hồ sơ bị ùn tắc, không thực hiện được việc giải ngân trong thời gian quy định.
Hồ sơ giải ngân sau khi được bộ phận Quản lý nợ bàn giao cho bộ phận Kế toán tiền vay nhiều trường hợp không được xử lý ngay do lượng khách hàng doanh nghiệp đến thực hiện các giao dịch khác quá đông, Kế toán tiền vay không thể cùng lúc xử lý được 2 nghiệp vụ. Vì vậy tại khâu cuối cùng này, hồ sơ vẫn bị tác nghiệp chậm.
Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
Kiểm tra sử dụng vốn vay phải được thực hiện thường xuyên, đảm bảo ít nhất 3 tháng/lần đối với cho vay ngắn hạn và 6 tháng/lần đối với cho vay trung dài hạn.
Qua số liệu Báo cáo tình hình kiểm tra sử dụng vốn vay đến tháng 9 năm 2015 do Bộ phận Quản lý nợ cung cấp, có thể thấy cán bộ tín dụng Vietcombank Thanh Hóa trung bình từ 6 tháng đến 1 năm mới thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay (chiếm 77,6%), rất ít khi kiểm tra 1 năm 4 lần (4,8%), trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp chưa bao giờ được kiểm tra sử dụng vốn vay cũng chiếm đến 17,6%, tỷ lệ này chủ yếu nằm ở các khoản vay trung dài hạn.
Kết quả kiểm tra phải khẳng định được ít nhất các nội dung: Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích; Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay không được ít hơn giá trị đã phát tiền vay; Phù hợp với cam kết trên Hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên qua kiểm tra các Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay đã thực hiện, rất nhiều cán bộ tín dụng lập Biên bản theo cách đối phó, rất sơ sài, một số Biên bản còn có hiện tượng sao chép của nhau.
Cán bộ tín dụng cũng chưa chủ động trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, khi có sự nhắc nhở của bộ phận Quản lý nợ hoặc Kiểm toán nội bộ thì mới thực hiện. Tỷ lệ kiểm tra đột xuất tình hình doanh nghiệp cũng rất ít, từ năm 2012 đến nay, chỉ có 22 Biên bản kiểm tra đột xuất tình hình hoạt động tại 19 doanh nghiệp trong tổng số
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Quy trình thu hồi nợ vay
Hiện nay tại Vietcombank Thanh Hóa, hầu hết cán bộ tín dụng khi nhận được thông báo các khoản vay đến hạn theo ngày của bộ phận Quản lý nợ mới nhắc nợ khách hàng. Việc nhắc nợ vào ngày khách hàng đến hạn khiến cho doanh nghiệp không chủ động trong việc trả nợ, nếu không kịp thu xếp tiền trả nợ, khoản vay sẽ quá hạn, ảnh hưởng đến uy tín, xếp hạng tín dụng cũng như kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trường hợp khách hàng khó khăn trong việc trả nợ, cán bộ tín dụng đã chủ động gặp gỡ, sát sao khách hàng, một số trường hợp cần thiết đã được trình ban lãnh đạo để thực hiện cơ cấu, gia hạn nợ. Từ năm 2012-2014, chi nhánh có tổng số 07 khách hàng được cơ cấu thời hạn trả nợ, trong đó có 04 doanh nghiệp đã trả hết toàn bộ nợ gốc và lãi, 02 doanh nghiệp đang trả nợ đều và 01 doanh nghiệp có dấu hiệu chây ì, cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo đang tích cực phối hợp và dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ đối với khách hàng này.
Trường hợp khách hàng không trả được nợ, đối với khoản vay có tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng có thể xem xét và đề xuất xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ.
Đây là một trong những biện pháp cuối cùng để Ngân hàng xử lý món nợ.
Vietcombank Thanh Hóa cũng đã phải áp dụng biện pháp kiện khách hàng ra Tòa án, cơ quan Thi hành án nhằm cưỡng chế doanh nghiệp trả nợ.
2.2.1.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Thanh Hóa
- ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾTình hình nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.10: Tình hình nợ quá đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%) 2013/12 2014/13
Tổng dư nợ Triệu
đồng 391.042 485.978 585.246 24,3 20,4 Tổng nợ quá hạn Triệu
đồng 4.692 6.804 8.778 45,0 29,0
Tỷ lệ nợ quá
hạn/Tổng dư nợ % 1,2 1,4 1,5 - -
Tổng nợ quá hạn đối với doanh nghiệp
Triệu
đồng 3.816 5.702 7.462 49,4 30,9
Tỷ lệ nợ quá hạn
DN/Tổng nợ quá hạn % 81,3 83,8 85,0 - -
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014
Nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa đang có xu hướng tăng dần qua các năm nếu như năm 2012 là 4.692 triệu đồng tương ứng với 1,2% tổng dư nợ thì đến năm 2013, nợ quá hạn là 6.804 triệu đồng, chiếm 1,4% trên tổng dư nợ, tăng tuyệt đối 2.112 triệu đồng,và tăng tương đối 45% so với năm 2012. Nợ quá hạn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng từ 81% - 85%, điều này một phần xuất phát từ nguyên dotỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank Thanh Hóa là khá lớn, năm 2014, dư nợ doanh nghiệp chiếm đến 80,2% tổng dư nợ toàn chi nhánh; bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa mặc dù đã được chi nhánh sàng lọc kỹ trước khi cho vay nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế, trong quá trình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không kiểm soát được hoạt động kinh doanh, đầu tư và nguồn tài chính nên đã rơi vào tình trạng khó khăn, một số chỉ hoạt động cầm chừng, thua lỗ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
- Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp vay vốn phân theo thời gian Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian vay vốn của các doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014
So sánh tăng (%) 2013/12 2014/13 Tổng nợ quá hạn
của doanh nghiệp Triệu đồng 3.816 5.702 7.462 49,4 30,9
Ngắn hạn Triệu đồng 1.258 2.037 2.334 61,9 14,6
Tỷ trọng % 26,8 28,9 26,6 - -
Trung & dài hạn Triệu đồng 2.558 3.665 5.128 43,3 39,9
Tỷ trọng % 67,0 64,3 68,7 - -
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014
Từ những số liệu trên cho ta thấy trong tổng nợ quá hạn thì nợ quá hạn đối với các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao và đều trên 60%. Như vậy tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh trong thời gian qua là không tốt, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do công tác thẩm định dự án đầu tư của cán bộ tín dụng chưa tốt, việc thẩm định một dự án phức tạp hơn nhiều thẩm định một phương án kinh doanh, nó đòi hỏi cán bộ phải nắm chắc nghiệp vụ, có kiến thức thực tế tốt và phải đi khảo sát thật kỹ dự án, trong khi đó, cán bộ tín dụng tại Vietcombank chi nhánh Thanh Hóa phần lớn còn ít kinh nghiệm, dẫn đến một số trường hợp vốn vay giải ngân ra không đúng với nhu cầu vốn thực tế của dự án, hay việc xác định sai thời gian hoàn vốn, thời gian của dòng tiền dự án, dẫn đến việc thiếu vốn, chiếm dụng vốn hoặc đến hạn nhưng doanh nghiệp không có nguồn tiền về để trả nợ; nguyên nhân thứ hai là sau khi giải ngân vốn vay, cán bộ tín dụng chưa bám sát công trình, dự án, chưa chủ động trong việc kiểm tra
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
sử dụng vốn vay và định giá lại tài sản, từ đó không nắm được những biến động của doanh nghiệp vay vốn; nguyên nhân nữa là việc một số dự án dài hạn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó khăn, chính vì lẽ đó mà các phải thu của doanh nghiệp bị chậm lại, tuy nhiên đây chỉ là khó khăn tạm thời, nguy cơ mất vốn không cao.
Đơn vị tính: triệu đồng
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian vay vốn của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014 - Tình hình nợ quá hạn theo tải sản bảo đảm (TSBĐ)
Tình hình nợ quá hạn không có TSBĐ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao so với nợ quá hạn không có TSBĐ. Đây là một điều mà ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa cần lưu ý vì trong trường hợp khách hàng không trả được nợ hay không trả nợ thì chi nhánh sẽ không có đủ nguồn bù đắp tổn thất trong trường hợp này.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn theo TSBĐ của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tăng (%)
2013/12 2014/13 Tổng nợ quá hạn
của doanh nghiệp Triệu đồng 3.816 5.702 7.462 49,4 30,9 Nợ quá hạn có
TSBĐ Triệu đồng 1.244 1.620 1.536 30,2 (5,2)
Tỷ trọng % 32,6 28,4 20,6 - -
Nợ quá hạn không
có TSBĐ Triệu đồng 2.572 4.082 5.926 58,7 45,2
Tỷ trọng % 67,4 71,6 79,4 - -
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa các năm 2012,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trong những năm qua, một trong số những biện pháp Vietcombank Thanh Hóa đã sử dụng để thu hút doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh đó là để cho doanh nghiệp được vay tín chấp, khoản vay đấy chủ yếu dựa trên phương án kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rõ trong các năm vừa qua, nợ quá hạn của doanh nghiệp không có TSBĐ có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với nợ quá hạn của doanh nghiệp có TSBĐ. Đây là một điều mà ban lãnh đạo Vietcombank Thanh Hóa cần đặc biệt lưu ý, vì trong trường hợp rủi ro khách hàng không trả được nợ hay không trả nợ thì chi nhánh sẽ không có đủ nguồn bù đắp tổn thất. Cán bộ tín dụng nên tăng cường bám sát tình hình khách hàng, nếu thấy có dấu hiệu rủi ro thì một trong những biện pháp nên áp dụng ngay là yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài sản bảo đảm.