CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.6.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu a) Quy trình nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu sau:
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài
(Nguồn: Thống kêứng dụng trong kinh tế- xã hội) Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, nội dung, đối tượng nghiên cứu
Xây dựng hệ thống các khái niệm, các chỉtiêu thống kê
Thu thập dữ liệu thống kê
Xử lý dữ liệu:
- Kiểm tra, chỉnh lý, sắp xếp số liệu - Phân tích thống kê sơ bộ
- Phân tích thống kê thích hợp
Phân tích và giải thích kết quả
Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
b) Mô hình nghiên cứu
Từ việc xem xét và phân tích những tài liệu nghiên cứu có liên quan, và qua quá trình nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ lâu năm tham gia trực tiếp vào công tác quản lý công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã hiệu chỉnh và đề xuất mô hình đánh giá về công tác quản lý thuế TNCN thông qua 24 biến quan sát (cụ thể trong phiếu điều tra, phụ lục 1) với 5 thành phần cơ bản có ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN.
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu mức độ phù hợp của công tác quản lý thuế TNCN theo đánh giá của người khảo sát
Đánh giá chung về CTQLTTNCN = f (5 nhân tố đề cập ở trên) c) Giả thiết nghiên cứu:
- Công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế TNCN (CTĐKT): tác động tích cực (+) đến đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNCN.
- Công tác tuyên truyền chính sách, hỗ trợ NNT (CTTTCS): tác động tích cực (+) đến đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNCN.
- Công tác quyết toán và hoàn thuế TNCN (CTQTHT): tác động tích cực (+) đến đánh giá chungvề công tác quản lý thuế TNCN.
Công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế TNCN (CTĐKT)
Công tác tuyên truyền chính sách, hỗ trợ NNT (CTTTCS)
Công tác quyết toán và hoàn thuế TNCN (CTQTHT)
Đánh giá chung về công tác quản lý
thuế TNCN (CTQLTT
NCN) Công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNCN (CTKTTT)
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN(CTQLN)
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN (CTQLN): tác động tích cực (+) đến đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNCN.
- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNCN (CTKTTT): tác động tích cực (+) đến đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNCN.
1.6.2. Thiết kế bảng hỏi và đối tượng điều tra
- Bảng câu hỏi là một công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ nhiều người. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 7 bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:
+ Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó; ở đây là các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNCN;
+ Xác định phương pháp phỏng vấn: Tuỳ theo phương pháp phỏng vấn (gởi thư, gọi điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử…) sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau. Đối với đề tài này tác giả xác định phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua việc người được hỏi sẽ tự trả lời các câu hỏi và sẽ xác nhận lại các phiếu hỏi.
+ Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý (Xem chi tiết tại phụ lục 1 của luận văn)
+ Chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi, tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự cho là phù hợp với quan điểm của mình. (Xem chi tiết tại phụ lục 1 của luận văn)
+ Xác định từ ngữ thích hợp cho bảng câu hỏi
+ Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Tác giả sẽ sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý để người đọc có thể dễ hiểu và lựa chọn.
+ Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi: Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang sau đó in trên giấy A3 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Để đánh giá về công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn với các nội dung công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; công tác quyết toán và hoàn thuế; công tác quản lý nợ thuế; công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật thuế tác giả đã sử dụng phiếu điều tra sử dụng 25 câu hỏi, trong đó 24 câu hỏi chi tiết và 01câu hỏi tổng hợp về đánh giá tổng quát dành cho cả 2 đối tượng là người nộp thuế và cán bộ thuế nhằm biết được mức độ đánh giá của người được khảo sát về các nội dung cần hỏi.
TÓM TẮT CHƯƠNG1
Chương 1 đã trình bày khái quát lý luận về công tác quản lý thuế TNCN và đãđưa ra mô hình, giả thiết nghiên cứu của đề tài. Luận văn cũng nêu lên một số mô hình quản lý thuế TNCN ở một số nước trên thế giới và phân tích những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong mô hình quản lý thuế TNCN tại Việt Nam. Đây là căn cứ để tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013- 2015.
Trường Đại học Kinh tế Huế