Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN

3.2.6. Một số giải pháp khác

a) Nâng cao trình độ cán bộ thuế

Để hoàn thiện bộ máy quản lý thuế, hạn chế được việc thất thu thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng thì yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng. Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp, có đạo đức, phẩm chất tốt, có kỷ luật và trách nhiệm pháp luật, có tinh thần và thái độ phục vụ tận tụy, văn minh, lịch sự. Thuế TNCN là một sắc thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của từng cá nhân, vì vậy nó đòi hỏi người cán bộ thuế phải có năng lực nhất định, đáp ứng tiêu chuẩn hoá chức danh, nghề nghiệp theo hướng vừa chuyên nghiệp, vừa chuyên môn hoá sâu theo từng chức năng công việc, phù hợp với mô hình quản lý thuế theo phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế, được đào tạo theo các nội dung đãđược quy chuẩn hoá, được trang bị kiến thức đầy đủ về lý luận, thực tiễn, có khả năng tốt trong việc phân tích, đánh giá khả năng thực thi của chính sách thuế làm cơ sở cho hoạch định chính sách thuế cũng như đề xuất các biện pháp quản lý thu. Các bộ ngành thuế phải được đào tạo giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, giỏi về kế toán, thành thạo kỹ năng làm việc, quản lý, có trình độ tin học ngoại ngữ. Để đạt được mục tiêu trên, ngành thuế và cục thuế Thừa Thiên Huế cần phải định hướng cụ thể công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản lý thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên ngành thuế phải theo hướng chuyên môn hóa theo từng chức năng công việc: xử lý tính thuế, đôn đốc cưỡng chế thu hoạch, thanh tra, kiểm tra và một cốchức năng quản lý nội bộ ngành.

- Hàng năm cần xây dựng kế hoạch luân chuyển từng cán bộ thuế, mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính, khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế. Xây dựng các chương trìnhđạo tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ phục vụ công tác quản lý hiệu quá và phù hợp với sự phát triển của người nộp thuế

Ngoài ra, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phải đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức chủ yếu như các chính sách kinh tế, tài chính và luật pháp liên quan đến thuế, phân tích dự báo thuế, yêu cầu và lộ trình hội nhập thuế quốc tế, kế toán doanh nghiệp, kiến thức quản lý thuế bằng máy tính, kiến thức quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế.

b) Cải thiện cơ sở vật chất và đơn giản hóa tổ chức bộ máy quản lý ngành thuế Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế thì nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý thuế, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành thuế cần được hiện đại hóa hơn nữa. Cục thuế cần hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế bằng mạng vi tính nội bộ, trang bị hệ thống máy tính hiện đại, làm việc ổn định và thường xuyên nâng cấp phần mềm phù hợp với sự thay đổi của hệ thống chính sách pháp luật. Cần có cơ chế khuyến khích cán bộ thiết kế phần mềm quản lý thuế để ứng dụng vào quản lý thu thuế, xây dựng web cục thuế Thừa Thiên Huế phong phú, đa dạng nội dung từ đó sẽ phục vụ tốt công tác quản lý thuế cũng như việc đăng ký thuế, xử lý tờ khai, quyết toán thuế, quản lý nợ thuế sẽ được nhanh gọn, tiết kiệm chi phí của cơ quan thuếcũng như người nộp thuế.

Đẩy mạnh dự án kê khai thuế qua mạng và nộp thuế qua ngân hàng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng việc kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua ngân hàng, nộp thuế điện tử.

c)Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng

Luật thuế TNCN là luật thuế hết sức nhạy cảm và khó thực thi, tác động mạnh tới tâm lý, thu nhập của mọi người dân trong xã hội. Vì vậy đòi hỏi phải có sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

hợp tác của tất cả các chủ thể: Cơ quan thuế, người dân, các thiết chế tài chính, ngân hàng, cơ quan chi trả thu nhập, các tổ chức chính quyền và phải có lộ trìnhđối với một số khoản thuế thu nhập vào các đối tượng nhất định. Để nguồn thuế TNCN ổn định, tránh tình trạng trốn thuế, gian lận thuế trong khi thực thi luật thuế TNCN, cục thuế Thừa Thiên Huế cần phải chủ dộng phối hợp với các Sở - Ban – Ngành trên địa bàn cùng thực hiện quản lý thuế TNCN

- Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư trong việc cung cấp thông tin đăng lý kinh doanh phục vụ quản lý thuế.

- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc cung cấp danh sách lao động tại các doanh nghiệp, danh sách người nước ngoài đã được cấp giấp phép lao động trên địa bản tỉnh, thành phố phục vụ công tác quản lý thuế TNCN

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng để kiểm soátviệc chuyển nhượng nhà, đất nhằm thu thuế TNCN trong lĩnh vực này.

- Phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán trong việc xác định nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan

- Phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế hoặc không chấp hành pháp luật thuế TNCN. Đông thời phối hỗ để xác minh số ngày cư trú tại Việt Nam của cá nhân người nước ngoài, đình chỉ xuất cảnh trong các trường hợp nợ thuế TNCN theo thẩm quyền. Ngoài ra cần phối hợp sở sở Tư pháp trong việc xác nhận thông tin về hộ tịch và người phụ thuộc.

- Phối hợp với ngân hàng trong việc quản lý thu nhập của các cá nhân trong và ngoàinước.

Ngoài ra cục Thuế Thừa Thiên Huế cần tăng cường sự phối hợp với các ban ngành chức năng khác như Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền chính sách liên quan đến thuế TNCN, phối hợp với Sở Công thương, lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về đăng ký

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh doanh, xử lý nghiêm các cá nhân thực tế có kinh doanh nhưng không có đăng ký v.v...

Trong công tác kê khai người phụ thuộc, cục thuế Thừa Thiên Huế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, nơi các đối tượng nộp thuế đang thường trú. Vì chính quyền địa phương là người quản lý trực tiếp và nắm rõ số lượng cũng như tình trạng của người phụ thuộc. Việc kê khai người phụ thuộc hoàn toàn phụ thuộc và ý thức tự giác của mỗi đối tượng nộp thuế. Để đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp cá nhân nộp thuế cố tình khai gian, khai trùng, khai không đúng về người phụ thuộc thì cơ quan thuế cần có sự phối hợp với các đơn vị chi trả thu nhập và chính quyền địa phương.

TÓM TẮT CHƯƠNG3

Trong chương này, từ những tồn tại, những bất cập và các tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN đã nêuở chương 2, tác giả đãđịnh hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Luật quản lý thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác quản lý thuế đối với từng đối tượng nộp thuế, nâng cao trìnhđộ cán bộ thuế, cải thiện cơ sở vật chất và đơn giản hóa tổ chức bộ máy quản lý ngành thuế, cải cách các thủ tục về thuế và các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với mô hình quản lý và phương pháp tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành của người dân, tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế…Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)