CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN
2.4.3. Phân tích đánh giá của NNT đối với công tác quản lý thuế TNCN
2.4.3.1. Kiểm định độtin cậy của các biến sốphân tích với hệsố Cronbach’s Alpha Tiến hành kiểm định bằng phần mềm SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đánh giá của NNT về công tác quản lý thuế TNCN.
Bảng 2.23. Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra
Các biến phân tích
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Alph a nếu loại biến Công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế TNCN: Cronbach'salpha = 0,847
Công tác cấp MST nhanh chóng, thuận tiện 14,38 6,351 0,737 0,793 Phần mềm hỗ trợ kê khai cho NNT có hiệu
quả 14,70 6,397 0,737 0,793
Mẫu biễu kê khai thuế TNCN rõ ràng hợp lý 14,22 6,867 0,669 0,813 Ứng dụng nộp tờ khai điện tử là hiệu quả 14,88 7,552 0,469 0,863 Tính linh hoạt trong công tác nộp thuế (qua
ngân hàng, kho bạc, ứng dụng điện tử) 14,55 6,689 0,675 0,811 Công tác tuyên truyền chính sách, hỗ trợ NNT: Cronbach's alpha = 0,755
Các tuyên truyền, hướng dẫn về thuế TNCN
rõ ràng 13,65 5,562 0,706 0,645
Tổ chức hội nghị tập huấn, đối thoại với
NNT thường xuyên hiệu quả 13,87 6,500 0,458 0,733
Website ngành thuế cung cấp thông tin
chính sách kịp thời, hiệu quả 13,84 5,252 0,608 0,678
Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ tốt cho NNT 14,15 6,392 0,447 0,737 Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế
cho NNT đầy đủ 14,38 6,489 0,412 0,749
Trường Đại học Kinh tế Huế
Công tác quyết toán và hoàn thuế TNCN : Cronbach'salpha = 0,826 Các khoản thu nhập thuộcdiện chịu thuế là
hợp lý 17,20 8,677 0,579 0,801
Phương pháp tính thuế TNCN dễ hiểu 16,91 9,175 0,588 0,801
Thuế suất thuế TNCN phù hợp 16,81 8,795 0,581 0,801
Thời gian quyết toán thuế TNCN hợp lý 16,81 8,468 0,645 0,787 Hồ sơ, thủ tục, thời gian hoàn thuế phù hợp 16,88 8,319 0,634 0,789
Mức giảm trừ gia cảnh hợp lý 16,91 8,634 0,547 0,809
Công tác quản lý nợ, và cưỡng chế nợ thuế TNCN: Cronbach's alpha = 0,838 Quy trình quản lý nợ thuế là phù hợp 6,90 2,274 0,750 0,732 Sự phối hợp giữa các Phòng; các bộ phận
liên quan; người nộp thuế là chặt chẽ 6,76 2,418 0,674 0,802 Các biện pháp cưỡng chếnợthuếhợp lý,
hiểu quả 6,77 1,962 0,696 0,792
Công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNCN: Cronbach'salpha = 0,890 Công tác thanh tra, kiểm tra đúng quy trình,
quy định, hiệu quả 10,00 3,038 0,749 0,862
Thời gian thanh tra, kiểm tra là hợp lý 10,05 3,123 0,737 0,867 Tác phong, thái độ cán bộ thuế khi kiểm tra
tại TCDN là nghiêm túc 9.95 2,828 0,789 0,847
Công tác thanh tra, kiểm tra của Cục thuế đảm bảo công bằng, minh bạch đối với tất cả các DN trên dịa bàn
9,79 2,945 0,761 0,858
(Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả) Để đánh giá một mô hình có đạt được tính chính xác thì trước hết các thang đo của mô hình phải đảm bảo tính chính xác. Đề tài sử dụng hệ số Cronbach Alpha để đo lường tính chính xác, độ tin cậy của thang đo đã được thiết kế. Điều kiện để chạy Cronbachs Alpha như sau: Độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) nằm trong khoảng từ (0,6; 0,9) là sử dụng được; hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total correlation) < 0,4 và hệ số alpha nếu loại biến (Cronbach’s alpha if Item deleted) >
độ tin cậy thì loại biến đó ra khỏi mô hình.Với những điều kiện trên, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo vớicác biến độc lập của mô hình như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
-Công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế TNCN: với 5 biến giải thích có độ tin cậy là 0,847; hệ số tương quan biến tổng đều > 0,4; tuy nhiên hệ số alpha khi xóa biến của biến “Ứng dụng nộp tờ khai điện tử là hiệu quả” > 0,847(=0,863) không đóng góp nhiều cho thang đo chung, nhưng do tương quan biến tổng của biến này > 0,4 (=0,469) thỏa mãn điều kiện và khi tiến hành loại biến này ra khỏi mô hình thì hệ sốalphatăng lên không đáng kể, đồng thời các câu hỏi trải qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu không dễ dàng để có được nên đề tài vẫn giữ biến này lại để nghiên cứu. Do đó, mô hình này có 5 biến đo lường thành phần được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: với 5 biến giải thích có độ tin cậy là 0,755; hệ số tương quan biến tổng đều > 0,4; hệ số alpha khi xóa biến < 0,785 nên mô hình này có 5 biến đo lường thành phần được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
- Công tác quyết toán và hoàn thuế TNCN: với 6 biến giải thích có độ tin cậy là 0,826; trong hệ số tương quan biến tổng đều > 0,4; hệ số alpha khi xóa biến <
0,826 nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN: với 3 biến giải thích có độ tin cậy là 0,838; hệ số tương quan biến tổng đều > 0,4; hệ số alpha khi xóa biến
< 0,798 nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNCN: với 4 biến giải thích có độ tin cậy là 0,890 hệ số tương quan biến tổng đều > 0,4; hệ sốalpha khi xóa biến < 0,835 nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sử dụng phương phápphân tích nhân tố để thu gọn số liệu từ tập hợp 23 biến về các thuộc tính để đánh giá công tác quản lý thuế TNCN. Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-
Trường Đại học Kinh tế Huế
Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO là 0,5 < KMO < 1 có ý nghĩa việc phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ở đây, phương pháp rút nhân tố mà ta sử dụng là phương pháp phân tích thành phần chính (Principal componemts), số lượng nhân tố được rút ra dựa vào Eigenvalue: chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hoá mỗi biến gốc có phương sai là 1.
Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến số được trình bày tại Bảng 2.24 cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích yếu tố đòi hỏi. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố có được từ phương phápnói trên với các Eigenvalue thỏa mãnđiều kiện chuẩn Kaiser lớn hơn 1.
Đồng thời chỉ số KMO tính được bằng 0,744 thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Bốn nhân tố này giải thích được 70,759% biến thiên của dữ liệu. Do đó các nhân tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chung của các đối tượng được khảo sát đối với công tác quản lý thuế TNCN. Các nhân tố này bao gồm:
Nhân tố 1 (Factor 1): Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra, thời hạn, phạm vi kiểm tra nên ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là công tác kiểm tra, thanh tra thuế TNCN.
Nhân tố 2 (Factor 2): Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến như:
mẫu biểu mẫu tờ khai, phần mềm, cấp mã số thuế, nộp thuế. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế TNCN.
Nhân tố 3 (Factor 3): Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến việc tính thuế, thuế suất, các khoản tính thuế, khoản giảm trừ nên ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là Công tác quyết toán thuế TNCN.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhân tố 4 (Factor 4): Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến việc quy trình quản lý nợ, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nên ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là Công tác quản lý nợ thuế TNCN.
Bảng 2.24.Phân tích nhân tố đối với các biến điều tra Rotated Component Matrixa
Nội dung biến
Nhân tố
1 2 3 4
Tác phong, thái độ cán bộ thuế khi kiểm tra tại
TCDN là nghiêm túc 0,883
Công tác thanh tra, kiểm tra của Cục thuế đảm bảo công bằng, minh bạch đốivới tất cả các DN trên dịa bàn
0,870
Công tác thanh tra, kiểm tra đúng quy trình, quy
định, hiệu quả 0,860
Thời gian thanh tra, kiểm tra là hợp lý 0,851
Công tác cấp MST nhanh chóng, thuận tiện 0,911 Phần mềm hỗ trợ kê khai cho NNT có hiệu quả 0,852 Mẫu biễu kê khai thuế TNCN rõ ràng hợp lý 0,829 Tính linh hoạt trong công tác nộp thuế (qua ngân
hàng, kho bạc, ứng dụng điện tử) 0,764
Các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế là hợp lý 0,817
Phương pháp tính thuế TNCN dễ hiểu 0,804
Mức giảm trừ gia cảnh hợp lý 0,729
Thuế suất thuế TNCN phù hợp 0,707
Quy trình quản lý nợ thuế là phù hợp 0,897
Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hợp lý, hiệu quả 0,855
Sự phối hợp giữa các Phòng; các bộ phận liên quan;
người nộp thuế là chặt chẽ 0,850
(Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.4.3.3. Phân tích kết quả hồi quy
Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giải quyết được mục tiêu mà nghiên cứu cũng như các giả thuyết đã đề ra là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
thành phần nào tác động mạnh nhất đến công tác quản lý thuế TNCN.
Ta có mô hình hồi quy tuyến tính như sau:
Y =βo +β1*F1+β2*F2+β3*F3 +β4*F4 + u Trong đó:
0,1,2,3,4: là các hệ số hồi quy tương ứng
Y: Đánh giá chung về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân F1: Công tác kiểm tra, thanh trathuế TNCN
F2:Công tác đăng ký thuế, kê khai và nộpthuếTNCN F3: Công tác quyết toán thuế TNCN
F4: Công tác quản lý nợ thuế TNCN
Bảng 2.25. Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá của người nộp thuế về công tác quản lý thuế TNCN
Các biến phân tích Hệ số hồi
quy (j) Giá trị t
Chỉ số đa cộng tuyến
VIF
Hệ số chặn -0,266 -0,955***
Công tác Kiểm tra, thanh tra thuế
TNCN 0,210 4,328*** 1,004
Công tác đăng ký thuế, kê khai và
nộp thuế TNCN 0,205 5,119*** 1,007
Công tác quyết toán thuế TNCN 0,394 8,460*** 1,033
Công tác quản lý nợ thuế TNCN 0,293 7,543*** 1,031
Durbin -Watson 1,920
R-square 0,579
F test 53,330
Sig 0,000
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 5%.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua kết quả phân tích hồi quy trên cho thấy:
1. Kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập: Công tác KT, thanh tra thuế TNCN; Công tácđăng ký thuế, kê khai và nộp thuế TNCN; Công tác quyết toán thuế TNCN; Công tác quản lý nợ thuế TNCN đều tác động đến biến phụ thuộc – Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNCN (giá trị thống kê t lớn và Sig < 0,05 cho thấy các hệ số hồi quy riêng phần đều có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%).
2. Hệ số xác định bội R2 (R square) trong mô hình này là 0,579.Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 57,9%, có nghĩa là 57,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.
3. Hệ số phóng đại phương sai – VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hìnhđều nhỏ hơn 2, do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến mô hình hồi qui.
4.Trị số thống kê Durbin - Watson có giá trị gần 2 (1,920) cho biết các phần dư không có tương quan với nhau. Trị số thống kê Durbin - Watson (d) bằng 1,920 thỏa mãnđiều kiện: du = 1,772 < d < 4-du Do đó mô hình không có tự tương quan bậc 1.
Ta có mô hình hồi quy:
Y = -0,266 + 0,210*F1 + 0,205*F2 + 0,394*F3 + 0,293*F4 5. Kiểm định độ tin cậy của các hệ số hồi quy riêng phần
Các hệ số hồi quy riêng phần đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,05.
Điều này có nghĩa là các nhân tố có mặt trong mô hình ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá một cách tổng thể của các đối tượng điều tra về thực trạng đánh giá của người nộp thuế về công tác quản lý thuế TNCN. Các hệ số hồi quy β đều dương, phản ánh các nhân tố này tỷ lệ thuận với mức đánh giá chung của đối tượng điều tra. Khi các nhân tố này tăng lên 1 đơn vị thì đánh giá chung cũng tăng lên tương ứng 1 đơn vị.
Cụ thể:
- F1 = 0,210: phản ánh nếucông tác thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện tốt tăng thêm 1 đơn vị thì đánh giá về công tác quản lý thuế TNCN tăng lên 0,210 đơn vị, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- F2 = 0,205: phản ánh nếu công tác đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế TNCN được thực hiện tốt tăng thêm 1 đơn vịthì đánh giá vềcông tác quản lý thuế TNCN tăng thêm 0,205đơn vị, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
- F3 = 0,394: phản ánh nếu công tácquyết toán thuế TNCN tăng thêm 1 đơn vị thìđánh giá vềcông tác quản lý thuế TNCN tăng thêm 0,394đơn vị, trong điều kiện của nhân tố khác không đổi.
- F4 = 0,293: phản ánh nếu công tácquản lý nợ thuế TNCN thêm 1 đơn vị thì đánh giá về công tác quản lý thuế TNCN tăng thêm 0,293 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.