Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá phát triển KT-XH huyện Hậu Lộc giai đoạn 2000- 2010
3.5.3. Đánh giá tình hình phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
%/năm.
44
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản ĐVT: (tỷ đồng; %)
TT Chỉ tiêu 2000 2005 2008 2010
Tăng BQ (%) 1996-
2000
2001- 2005
2006- 2010 I Giá trị SX
(giá CĐ 94) 482,00 744,00 940,00 1.086,00 19,73 9,07 7,86 1 Nông nghiệp 369,40 499,00 603,00 676,00 19,91 6,20 6,26
2 Lâm nghiệp 3,60 4,00 3,00 4,00 (8,03) 2,13 -
3 Thuỷ sản 109,00 241,00 334,00 406,00 21,37 17,20 10,99 II Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00
1 Nông nghiệp 76,64 67,07 64,15 62,25
2 Lâm nghiệp 0,75 0,54 0,32 0,37
3 Thuỷ sản 22,61 32,39 35,53 37,38
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hậu Lộc và tính toán )
Cơ cấu sản xuất đã chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa; đã gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng khu vực nên các sản phẩm nông, lâm thủy sản ngày càng tăng cả về khối lượng và chủng loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong huyện, đồng thời cung cấp một phần cho thị trường bên ngoài và có nhiều mặt hang tham gia xuất khẩu.
a) Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá ổn định, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong huyện.
Năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 499,0 tỷ đồng (giá CĐ 94), tăng 129,6 tỷ đồng so với năm 2000, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,20%/năm, trong đó ngành chăn nuôi phát triển khá (6,53% giai đoạn 2001- 2005), góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
45
nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng từ 21,33% năm 1995 lên 37,09% năm 2000 và đạt 37,68% năm 2005; năm 2010 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 676 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 2006-2010:
9,93%/năm. Sản xuất nông nghiệp đang có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp
ĐVT: (tỷ đồng; %)
TT Chỉ tiêu 2000 2005 2008 2010
Tăng BQ (%) 1996-
2000
2001- 2005
2006- 2010 1 Giá trị SX (giá
CĐ 94) 369,40 499,00 603,00 676,00 19,91 6,20 9,93 - Trồng trọt 225,00 298,00 332,00 348,00 13,93 5,78 3,15 - Chăn nuôi 137,00 188,00 253,00 306,00 33,93 6,53 10,23 - Dịch vụ NN 7,40 13,00 18,00 22,00 11,93 11,10 2 Cơ cấu 100,00 100,00 100,00 100,00
- Trồng trọt 60,91 59,72 55,06 51,48 - Chăn nuôi 37,09 37,68 41,96 45,27 - Dịch vụ NN 2,00 2,61 2,99 3,25
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hậu Lộc)
b) Chăn nuôi:
Thực hiện trương trình cải tạo nâng tầm vóc đàn bò và nạc hoá đàn lợn của tỉnh. Huyện đã xây dựng chương trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với phát triển trang trại. Từ năm 2004 đến nay mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm bùng phát ở 13 xã, dịch lở mồm long móng xảy ra ở 7 xã trong huyện, dịch tai xanh ở lợn. Song ngành chăn nuôi của huyện đã có những bước phát triển khá rõ nét; năm 2005 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 188 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 6,53%/năm (TK 2001-2005), nâng tỷ
46
trọng chăn nuôi trong GTSX nông nghiệp của huyện lên 37,68%. Năm 2008, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 253 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 41,96% giá trị sản xuất nông nghiệp; năm 2010 là 45,27%.
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi
TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2008 2010
Tốc độ tăng trưởng BQ (%) 2001-
2005
2006- 2010
2001- 2010 1 Tổng đàn
trâu, bò Con 13.322 16.738 14.438 22.400 4,67 6,00 5,33 - Trâu ‘’ 2.274 1.392 747 900 (9,35) (8,35) (8,85) - Bò ‘’ 11.048 15.346 13.691 21.500 6,79 6,98 6,88 + Bò lai Sind ‘’ 226 2.300 2.700 7.150 59,05 25,46 41,26 2 Tổng đàn lợn 47.095 70.047 46.114 60.000 8,26 7,38 7,82
- Lợn hướng nạc - 3.500 5.300 30.000
3 Tổng đàn gia cầm
1.000
con 594 657 708 1.000.000 2,04 8,76 5,35 4 SL thịt hơi Tấn 5.640 9.547 10.650 13.500,0 11,10 7,17 9,12 - Thịt lợn hơi ‘’ 3.815 7.265 7.200 8.700,0 13,75 3,67 8,59 5 SL trứng gia
cầm
Tr.
quả 18,4 20 23,5 27,0 1,68 6,19 3,91
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hậu Lộc)
3.5.3.1. Lâm nghiệp
Thực hiện tốt công tác trồng và chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, rừng trồng tập trung,trồng rừng ngập mặn, Cụng tỏc phũng chống chỏy rừng luôn được quan tâm. Đến năm 2010, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 1.765 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 7,59 ha, rừng trồng 1.129,9 ha, độ che phủ rừng là 8,9%. Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven
47
biển ở các xã Đa Lộc, Hải Lộc, ...kết hợp triển khai tốt kế hoạch trồng cây nhân dân. Đất rừng được trồng các loại cây lấy gỗ kết hợp trồng xen cây lâm nghiệp với cây công nghiệp, cây ăn quả. Đã hình thành các trang trại vườn rừng, vùng cây nguyên liệu cho nhà máy giấy. Kinh tế lâm nghiệp tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung của huyện nhưng đã góp phần hạn chế xói mòn , chắn sóng... đảm bảo môi trường bền vững.
a) Nuôi trồng thuỷ sản
Phát huy lợi thế của huyện về tiềm năng thuỷ sản, những năm qua ngành thuỷ sản được quan tâm nên có bước phát triển nhanh và khá toàn điện đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ hậu cần, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của ngành nông lâm và thuỷ sản. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng nhanh từ 109 tỷ đồng năm 2000 lên 334 tỷ đồng năm 2008 và năm 2010 thực hiện 406 tỷ đồng; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 17,20%; 2006-2010:đạt 17,72%/năm.
Tỷ trọng thủy sản trong GTSX toàn ngành nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng từ 22,61% năm 2000 lên 32,39% năm 2005 và đạt năm 2010 là 37,38%. Ngành thủy sản của huyện đang dần khẳng định vai trò trong nền kinh tế của huyện.
Về khai thác: Khai thác thuỷ sản là thế mạnh của huyện nên sản lượng khai thác thuỷ sản tăng nhanh. Năm 2005, sản lượng thủy sản khai thác đạt 11.500 tấn, tăng gấp 1,18 lần năm 2000; năm 2008 sản lượng là 13.152 tấn;
năm 2010 đạt 14.362,31 tấn. Các xã có sản lượng khai thác thuỷ sản cao là xã Đa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc. . .
48
Bảng 3.9. Hiện trạng sản xuất thuỷ sản huyện Hậu Lộc
TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2008 2010
Tăng trưởng BQ (%) 2001-
2005
2006- 2010
2001- 2010 1 GTSX (giá
CĐ 94) tỷ đồng 109,00 241,00 334,00 406,00 17,20 10,99 14,05 Nuôi trồng
thuỷ sản tỷ đồng 15,00 50,00 95,00 126,00 27,23 20,30 23,72 Khai thác
thuỷ sản tỷ đồng 92,71 185,00 226,00 260,00 14,82 7,04 10,86 Dịch vụ
thuỷ sản tỷ đồng 1,30 6,00 13,00 20,00 35,78 27,23 31,43
2 Cơ cấu
(%) % 100,00 100,00 100,00 100,00
Nuôi trồng
thuỷ sản % 13,76 20,75 28,44 31,03
Khai thác
thuỷ sản % 85,06 76,76 67,66 64,04
Dịch vụ
TS % 1,18 2,49 3,89 4,93
3
Nuôi trồng thuỷ sản
Ha 528,00 640,25 652,41 663,00 3,93 0,70 2,30
Nuôi nước
ngọt Ha 218,00 314,82 321,66 328,00 7,63 0,82 4,17
Nuôi nước
mặn lợ Ha 310,00 325,43 330,75 335,00 0,98 0,58 0,78
4 Sản lượng
thuỷ sản Tấn 9.730,00 14.000,00 17.964,00 20.184,35 7,55 7,59 7,57 Sản lượng
đánh bắt Tấn 9.028,00 11.500,00 13.152,00 14.362,31 4,96 4,55 4,75 Sản lượng
nuôi Tấn 702,00 2.500,00 4.812,00 5.822,04 28,92 18,42 23,56
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hậu Lộc)
49
Về nuôi trồng: Nuôi trồng thuỷ sản (gồm cả nuôi nước ngọt, nước lợ và nước mặn) có bước phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng, góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Công tác nuôi trồng được chú trọng đầu tư và mở rộng diện tích, chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh với các đối tượng nuôi ngày càng đa dạng và các mô hình phong phú. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh. Năm 2005 diện tích nuôi thuỷ sản toàn huyện đạt 640,25 ha, sản lượng nuôi đạt 2.500 tấn; năm 2008, diện tích nuôi toàn huyện đạt 652,41 ha; sản lượng đạt 4.812 tấn; năm 2010 thực hiện 663 ha với sản lượng đạt 5.822,04 tấn. Các xã có diện tích và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn là Đa Lộc, Tuy Lộc, Xuân Lộc, Hoà Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc...
Về chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá: Huyện đã và đang chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng một số cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích các cơ sở chế biến tư nhân phát triển; Một số cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng cá, bến cá... đang được đầu tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển khai thác hải sản. Năng lực đánh bắt cũng tăng nhanh, trong những năm gần đây huyện đã đầu tư trang bị thêm nhiều phương tiện khai thác, đội tàu có động cơ từ 484 chiếc năm 2005 lên 507 chiếc năm 2008 và năm 2010 đạt 590 chiếc.
b) Về sản xuất muối
Với tổng diện tích làm muối là 136,24 ha, năng suất bình quân chỉ đạt 80 tấn/ha, hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng và kỹ thuật sản xuất lạc hậu nên sản lượng và hiệu quả sản xuất thấp. Năm 2008 sản lượng muối đạt 12.000 tấn. Năm 2010 diện tích làm muối là 84,5 ha. Các xã có diện tích làm muối như xã Hải Lộc, Hoà Lộc.
c) Nhận xét chung Những kết quả đạt được
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện, giải quyết tốt yêu cầu an ninh lương thực và đáp ứng nguyên liệu cho
50
các cơ sở chế biến quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn.
- Các mô hình sản xuất có hiệu quả được xây dựng và nhân rộng ở nhiều địa phương trong huyện như mô hình kinh tế trang trại, mô hình thâm canh lúa, ngô chất lượng cao,...
- Nhờ cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, thủy sản được tăng cường và ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất, nhất là trong khâu giống và kỹ thuật canh tác... nên năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Công tác thú y, bảo vệ thực vật được chú trọng và hoạt động có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho cả chăn nuôi và trồng trọt.
Những hạn chế cần khắc phục
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đúng hướng, song chủng loại sản phẩm còn tương đối đơn điệu, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.
- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hướng dẫn đến người nông dân chưa kịp thời, việc thực hiện quy trình kỹ thuật chưa được nghiêm chỉnh, công tác thanh kiểm tra thuốc thú y, giống cây trồng chưa thực hiện thường xuyên dẫn đến năng suất, hiệu quả sản xuất không cao.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông lâm nghiệp tuy đã được cải thiện một bước, song nhìn chung vẫn còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Hệ thống thủy lợi mới đảm bảo tưới cho lúa, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho mầu và cõy cụng nghiệp; tỷ lệ kiờn cố hoỏ kờnh mương thấp,hệ thống kênh tiêu cho NTTS ch-a đảm bảo..
- Chưa phát huy tốt tiềm năng về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của huyện, nhất là tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên biển. Nghề khai thác thủy sản vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu. Một số nghề khai thác có tính chất huỷ diệt như khai thác bằng mìn, bằng xung điện.. vẫn còn xảy ra, làm cho nguồn lợi bị cạn kệt.
51
3.5.3.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp và xây dựng là khu vực sản xuất quan trọng, có tác động mạnh mẽ trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Năm 2005, giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt 105 tỷ đồng (giá CĐ 94), tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 đạt 7,84 %/năm và chiếm tỷ trọng14,00% tổng GDP toàn huyện; Thời kỳ 2006-2010 đạt tốc độ tăng là 21,53 %/năm.
a) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) thời gian qua có những chuyển biến mới và đang chuyển hướng quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp-TTCN, làng nghề. Ngoài việc khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống đã du nhập được một số nghề mới như: Thêu ren, móc hộp, mây giang xiên... Đây là lĩnh vực được ưu tiên phát triển. Mặc dù, thời gian qua có những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2001-2005 GTSX tăng 7,71%/năm. Tính đến năm 2010, toàn huyện có 3.479 cơ sở và hộ cá thể sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiêp; trong đó: kinh tế tập thể có 7 cơ sở, kinh tế cá thể có 3.468 cơ sở, kinh tế hổn hợp có 4 cơ sở. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 400 tỷ đồng (giá 94), đạt tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006-2010 là 47%/năm. Một sô nhà máy chế biến nông lâm sản và sản xuất gạch ngói lớn trong huyện gồm:
+ Nhà máy gạch Tuy nen 26/3 Thịnh Lộc công xuất 15 triệu viên/năm.
+ Nhà mỏy lắp ráp ụ tụ VINASUKY tại xó Đại Lộc đó đi vào hoạt động và thu hỳt được một số lao động - kộo theo dịch vụ cũng phỏt triển.
+ Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy tai xã Châu Lộc, Hậu Lộc đạt công suất lớn với công nghệ hiện đại vẫn chưa đi vào hoạt động.
52
Bảng 3.10. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp
TT Hạng mục ĐVT 2000 2005 2008 2010
1 Muối biển Tấn 11.638 10.071 13.000 13.000
2 Gạch XD các loại 1000
viên 8.720 13.200 18.000 20.000
3 Của sắt các loại 1000 m2 17.360 19.725
4 Đá hộc m3 29.000 72.000 185.467
5 Vôi cục Tấn 2.025 2.780 267 3.056
6 Nông cụ cầm tay 1000
cái 1.412 1.950 2.315 2.800
7 Giường các loại Cái 718 1.050 1.143 1.800
8 Tủ các loại ‘’ 816 1.200 1.105 1.800
9 Mắm các loại Tấn 650 900 1.100 1.300
10 Bàn ghế xa lông các loại Bộ 781 1.147
b) Xây dựng
Ngành xây dựng là ngành có vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thời gian qua ngành xây dựng huyện đã đạt được những thành tựu nhất định. Năm 2005 giá trị gia tăng ngành xây dựng đạt 71,4 tỷ đồng (giá CĐ 94) đạt tốc độ tăng trưởng 7,4% giai đoạn 2000-2010;
thấp hơn mức trung bình cả tỉnh (11,5%) và chiếm 8,75% tổng GDP của huyện. Năm 2000, giá trị gia tăng xây dựng đạt 98 tỷ đồng; Năm 2010, đạt 160 tỷ đồng; chiếm trên 7,61% tổng GDP toàn huyện.
Tóm lại: Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công nghiệp và xây dựng của huyện còn nhiều tồn tại: quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng và phân bố không đều trên địa bàn huyện, chưa đa dạng sản phẩm công nghiệp, số lượng sản phẩm còn ít. Sản phẩm tiểu
53
thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn còn hạn chế, chưa phát triển thành hàng hoá. Điều này dẫn tới tốc độ phát triển của ngành thấp và thiếu bền vững. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế chung của toàn huyện còn thấp.
3.5.3.3. Ngành dịch vụ
Khu vực dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng, địa bàn và lĩnh vực hoạt động, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững hơn. Năm 2005, giá trị gia tăng các ngành dịch vụ đạt 237,0 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,11%/năm giai đoạn 2001 - 2005 (trung bình cả tỉnh là 8,1%) và chiếm 30,30% tổng GDP toàn huyện. Năm 2008, giá trị gia tăng dịch vụ đạt 380,0 tỷ đồng; Năm 2010 đạt 515,2 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 16,8%/năm.