Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2020
4.4. Các biện pháp thực hiện
Để cho kinh tế trang trại trong địa bàn huyện phát triển tốt cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Quy hoạch diện tích trang trại cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng trang trại cũng như từng mô hình trang trại ở từng vùng kinh tế trong huyện.
Hợp lý hoá về mặt pháp lý, cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại để họ yên tâm bỏ vốn đầu tư, thế chấp vay vốn ngân hàng , thực hiện liên doanh liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác để đầu tư phát triển KTTT.
Khuyến khích các trang trại khai thác sử dụng đất hợp lý, gắn khai thác với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái bền vững.
Tăng cường sự quản lý nhà nước, phải có quy hoạch lâu dài cho việc sử dụng đất đai của các chủ trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương, tạo điều kiện cho các trang trại lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý có hiệu quả.
Ban hành hoặc bổ sung các cơ chế khuyến khích để tạo môi trường- khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các trang trại phát triển mạnh mẽ.
Để một sản phẩm chăn nuôi có tính cạnh tranh khi tham gia thị trường đòi hỏi phải là chất lượng sản phẩm, giá cả và đặc tính thị trường. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi trước mắt phải phát triển những
83
ngành hàng mũi nhọn như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, nuôi nhuyễn thể (con dắt-con ngao). Mỗi trang trại lớn cần xây dựng thương hiệu riêng cho mình về hàng hoá sản xuất cung cấp ra thị trường.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc phát triển chăn nuôi lớn theo hướng công nghiệp ở mỗi địa phương, đặc biệt là xây dựng khu trang trại chăn nuôi tập trung để được hưởng chính sách theo Quyết định số 4101/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh.
Củng cố ban chỉ đạo từ huyện xuống cơ sở, tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển TT. Nâng cao chất lượng công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông dân . Phối hợp chặt chẽ giữa Trạm khuyến nông, Trạm thú y với hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên huyện tổ chức tập huấn đến từng thôn, xã, Phòng nông nghiệp phối hợp với trạm khuyến nông và các địa phương lựa chọn một số trang trại điển hình để làm điểm và sau đó phát triển nhân rộng nhiều trang trại mới.
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các yêu cầu về kế hoạch, quy hoạch phát triển trang trại đảm bảo vững chắc các chỉ tiêu tổng đàn, hiệu quả và giá trị sản phẩm hàng hoá. Yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện tốt công tác đổi điền dồn thửa, quy hoạch phân khu, phân vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo quy định. Trên cơ sở đó giao chỉ tiêu cụ thể đến từng thôn, xóm có điều kiện xây dựng trang trại.
- Chỉ đạo thực hiện kiên quyết hơn nữa trong công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là đàn trâu bò và đàn lợn, phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng phải đạt từ 95,0% trở lên. Thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc và vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ở mỗi địa phương, nhất là tại các chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm chăn nuôi khác.
84
- Nâng cao chất lượng hoạt động và trình độ của mạng lưới thú y cơ sở - UBND xã, thị trấn, các hợp tác xã, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và các chủ trang trại phải chủ động đấu mối, phối hợp với các cơ quan khoa học kỹ thuật từ trung ương đến tỉnh, các cơ sở sản xuất con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá từ KTTT. Tạo mối quan hệ bền chặt giữa các cơ quan cấp trên với huyện, xã và các chủ trang trại.
- Đi đôi với việc xây dựng các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi, yêu cầu các chủ trang trại phải giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Yêu cầu tất cả các trang trại, gia trại phải có công trình xử lý chất thải và sản phẩm phụ trong chăn nuôi cụ thể đó là công trình khí sinh học Biogas.
Công trình này không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường mà còn tận dụng được nguồn năng lượng trong đun nấu, sưởi ấm cho động vật non....
* Về tổ chức sản xuất
Phát triển theo hướng đa dạng hoá nhiều thành phần tham gia phát triển kinh tế trang trại như: gia đình, tổ hợp, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã.
Khuyến khích thành lập công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia liên kết các khâu trong quá trình sản xuất- trao đổi rút kinh nghiệm- phân công hợp tác sản xuất- giúp nhau về thông tin, KHKT, công nghệ, thị trường, bảo vệ lợi ích hội viên, thành viên.
Kêu gọi doanh nghiệp, doanh nhân có điều kiện về vốn, công nghệ đầu tư, tổ chức sản xuất hàng hoá nói chung phát triển kinh tế trang trại nói riêng trên địa bàn của huyện.
Mục tiêu cụ thể về phát triển KTTT ở từng vùng trong huyện như sau:
- Vùng đồi
85
+ Năm 2011-2015 xây dựng 04 khu chăn nuôi bò tại 4 xã: Triệu Lộc, Chõu Lộc, Đồng Lộc, Phong Lộc (có qui mô từ 30 con-đến 100 con trở lên)
+ Đến năm 2020 mỗi xã ít nhất xây dựng một khu chăn nuôi gia súc gia cầm và chăn nuôi tổng hợp có qui mô lớn cách xa riêng biệt khu dân cư.
+ Phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp với nuôi ong lấy mật và cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt là phát triển trồng cây nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy hoạt động.
- Vùng đồng bằng:
+ Năm 2011-2015 xây dựng 04 khu chăn nuôi lợn tại xã Tuy Lộc, Thịnh Léc, Xu©n Léc, Phú Lộc quy mô tõ 500-2.000 con lợn thịt: 01 trang trại sản xuất giống lợn con, 02 khu trang trại gia cầm quy mô từ 2.000-5000 con trở lên kÕt hợp mô hình cá lúa tại xã Hoa Lộc, Thuần Lộc .
+ Đến năm 2020 mỗi xã ít nhất xây dựng một khu chăn nuôi gia súc gia cầm và chăn nuôi tổng hợp có qui mô lớn cách xa riêng biệt khu dân cư.
+ Tập trung đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại xã Hoa lộc, xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung, nâng cấp các chợ đầu mối ở xã Hoa lộc và thị trấn-xây dựng nhà máy chế biến nông sản thực phẩm tại xã Lộc tân
- Vùng biển
+ Năm 2011-2015 xây dựng 02 khu chăn nuôi gia cầm tại xã Hưng Lộc và Hải Lộc quy mô trên 5.000 con và xã Minh Lộc xây dựng 01 khu trang trại chăn nuôi tổng hợp có qui mô lớn với hệ thống xử lý chất thải trang trại đồng bộ đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường.
+ Đến năm 2020 mỗi xã ít nhất xây dựng một khu chăn nuôi gia súc gia cầm và chăn nuụi tổng hợp cú qui mụ lớn cách xa riêng biệt khu dân c- với hệ thống xử lý chất thải trang trại đồng bộ đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi tr-êng.
86
+ Tập trung phát triển trang trại nuôi trồng nhuyễn thể ở tất cả các xã
vùng biển (nuôi con dắt-con ngao) và xây dựng th-ơng hiệu sản phẩm Hậu lộc-đây là ngành hàng siêu lợi nhuận.
+ Xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ hải sản ở xã H-ng lộc và ở xã Minh lộc-xây dựng th-ơng hiệu sản phẩm hàng hoá thuỷ hải sản Hậu lộc (nh- mắm tôm-ngao biển-tôm cá...), xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, nâng cấp các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông sản thực phẩm.
Để thực hiện các giải pháp trước hết cần phát huy vai trò quản lý của nhà nước đối với kinh tế trang trại, đã đến lúc nhà nước cần tạo lập hành lang pháp lý, các chính sách và cơ chế phù hợp để khuyến khích sự phát triển của các trang trại theo quy hoạch và định hướng. Từ quy hoạch tổng thể cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng nhất là nơi còn nhiều quỹ đất, cần quan tâm đến ba vấn đề trọng yếu: chính sách đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, nếu có chính sách và cơ chế phù hợp thì kinh tế trang trại ở Hậu Lộc sẽ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển kinh tế trang trại chắc chắn sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trang trại nông, lâm nghiệp hiện nay ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa rất đa dạng và phát triển .Việc phát triển kinh tế trang trại nông lâm nghiệp là phù hợp với chủ trương đường nối của Đảng và Nhà nước ta - là cơ sở quan trọng để ổn định đời sống và phát triển các ngành kinh tế khác, vì vậy đầu tư tất cả mọi nguồn lực vào phát triển trang trại nông, lâm nghiệp là cần thiết và phải được khuyến khích.
Cùng với sự phát triển kinh tế trang trại trên cả nước, các trang trại ở huyện Hậu Lộc đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nâng cao năng xuất lao động, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội ở địa phương. Kết quả rõ nét nhất là các chủ trang trại đã biến những vùng đất sử dụng kém hiệu quả thành những vùng kinh tế sản xuất hàng hoá nông lâm ngư nghiệp có hiệu quả kinh tế xã hội cao: tạo thêm nhiều việc làm, tăng nhiều của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ nông dân và các chủ trang trại giầu có tăng nhanh.
Hầu hết các trang trại ở huyện Hậu Lộc hiện nay đang ở giai đoạn từ kinh tế hộ gia đình sang làm kinh tế trang trại nông lâm nghiệp với 6 loại hình trang trại, trong đú loại hỡnh trang trại chăn nuụi, loại hình trang trại nuụi trồng thủy sản và loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp là phát triển mạnh mẽ nhất cả về qui mô- số l-ợng trang trại và hiệu quả kinh tế đem lại cho các chủ trang trại.
Để nhân rộng mô hình này cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trước hết cần tập trung giải quyết dứt điểm việc cấp giấy chứng nhận trang trại để các chủ trang trại được chính thức về mặt pháp lý để mở
88
rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy manh đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường sự lãnh đạo của đảng và các cấp chính quyền sở tại tạo cơ sở pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển đúng hướng.
Luận văn đã đạt được các kết quả sau:
- Luận văn đã hệ thống được các lý luận cơ bản về trang trại và kinh tế trang trại. Các bài học về phát triển trang trại trong nước và quốc tế cũng đã được nghiên cứu và rút ra.
- Luận văn đã đánh giá được thực trạng phát triển trang trại của huyện Hậu Lộc và miêu tả được bức tranh của kinh tế trang trại của huyện trong toàn cảnh phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa.
- Luận văn đó đề xuất được một số giải phỏp cơ bản nhằm phỏt triển kinh tế trang trại của huyện.
2. Kiến nghị
2.1. Đề nghị Nhà nước
Đề nghị nhà nước sớm sửa đổi bổ xung Luật đất đai năm 2003. Vì nhiều điều, khoản hiện nay không phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
Đề nghị nhà nước cần có nhiều chủ trương chính sách đầu tư-hỗ trợ người nông dân và các chủ trang trại tham gia phát triển KTTT.
Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, qui mô đào tạo nghề, nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sao cho phù hợp với từng địa phương-vùng miền, phù hợp với khả năng của người lao động nông thôn.
2.2. Đề nghị UBND tỉnh
+ Chỉ đạo các sở có các văn bản liên ngành cụ thể hoá các Thông tư của Bộ, liên Bộ một cách kịp thời và thống nhất. Tăng cường công tác thẩm định và phê duyệt kịp thời qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, qui
89
hoạch ngành, qui hoạch nông thôn mới. Bố trí nguồn kinh phí cho công tác qui hoạch.
+ Cần có chính sách thu hút đội ngũ trẻ có trình độ đào tạo cơ bản, và chuyên sâu tăng cường cho các xã, thị trấn, nhất là khu vực nông thôn;
+ Tăng cường công tác tập huấn -đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo tiêu chí phù hợp với đối tượng-nội dung chương trình hình thúc đào tạo phong phú, dễ học dễ tiếp thu và bố trí nguồn kinh phí đào tạo, tập huấn.
+ Có cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực KTTT, khuyến khích liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh nông-lâm-thuỷ hải sản. Đầu tư kích cầu xây dựng các cơ sở chế biến nông-lâm-hải sản, xây dựng mạng lưới bán buôn và bán lẻ...
+ Hỗ trợ chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật hướng dẫn huyện, xã, các chủ trang trại về việc xử lý chất thải của các trang trại để bảo vệ môi trường sinh thái.
2.3. Đề nghị UBND huyện Hậu Lộc
+ Tập trung xây dựng và phê duyệt qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội- qui hoạch theo ngành vùng, qui hoạch xây dựng nông thôn mới làm cơ sở để phát triển kinh tế trang trại bền vững và hiệu quả cao .
+ Tiếp tục chỉ đạo công tác đổi điền dồn thửa, tạo môi trường pháp lý để tích tụ ruộng đất, đẩy nhanh công tác cấp giấy CNQSĐ và giấy CNKTTT cho các chủ trang trại.
+ Có chính sách khuyến khích hấp dẫn để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào nông-lâm-thuỷ hải sản. Có kế hoạch-định hướng khoa học để phát triển KTTT bền vững. Tranh thủ sự quan tâm của nhà nước, của tỉnh để đầu tư các cơ sở hạ tầng- các cơ sở chế biến nông-lâm-thuỷ hải sản và trung tâm giết mổ gia súc gia cầm tâp trung.
90
+ Xây dựng hoàn thiện kinh tế trang trại tập trung qui mô lớn theo tiêu chí của nhà nước và của tỉnh để được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí-mời các chuyên gia và cán bộ KHKT về hướng dẫn –chuyển giao công nghệ xử lý chất thải của trang trại để bảo vệ môi trường cho các chủ trang trại thực hiện.
+ Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao công nghệ- KHKT, đào tạo nghề cho chủ trang trại và người lao động nông thôn. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện tốt Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Có cơ chế khuyến khích tập trung các nguồn lực-các điều kiện để đầu tư phát triển trang trại, khuyến khích các trang trại liên doanh liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế cùng đầu tư phát triển KTTT bền vững cùng có lợi.
- Yêu cầu các chủ trang trại khi làm kinh tế trang trại phải gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước.Các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra phải đạt sản phẩm sạch, chất lượng cao để không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn tham gia chương tr×nh xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo điều kết quả điều tra KTTT huyện Hậu Lộc giai đoạn 2005 -2010 [2] Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Hậu Lộc năm 2010
[3] Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Hậu Lộc năm 2010.
[4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Tổng cục thống kê (2000),
"Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT- BNN-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại".
[5] Bộ lâm nghiệp (1987), Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
[6] Các quy định về pháp luật đất đai (1997) Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] Chỉ thị số 100 - CT/TW ngày 13 tháng 1 năm 1981 của Ban chấp hành trung ương khoá IV.
[8] Chính phủ (2000) Nghị quyết của Chính phủ số 09/2000/NQ - CP ngày 15/6/2000 về chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thu sản phẩm nông lâm nghiệp.
[9] Chính phủ (2000) Nghị quyết của Chính phủ số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 về kinh tế trang trại
[10] Đào thế Tuấn (1997) Kinh tế hộ nông dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[11] Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu á của Nguyễn Điền và Trần Đức. Nhà xuất bản thống kê. Hà nội. 1993.
[12] Kinh tế trang trại vùng đồi núi. chủ biên Trần Đức. Nhà xuất bản thống kê .1998
[13] Kinh tế trang trai ở các tỉnh trung du mìên núi phía bắc. Nguyễn Đức Thịnh Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hà nội