Đánh giá về phát triển trang trại của huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa 72 1. Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 85)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Đánh giá về phát triển trang trại của huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa 72 1. Mặt tích cực

Tuy mới hình thành và phát triển trong thời gian ngắn, nhưng kinh tế trang trại (KTTT) đã chứng tỏ được lợi thế và vai trò tích cực trên nhiều mặt, đó là:

* Các cấp chính quyền đã nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại nên đã có những chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy loại hình sản xuất này.

* Trong thời gian qua các trang trại bước đầu đã khẳng định được vị thế của mình trong sản xuất và trở thành một hướng đi mới , đóng góp một vai trò không nhỏ đối với phát triển kinh tế của huyện.

* KTTT đã tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại có mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất

73

đai được tập trung, đầu con gia súc, gia cầm phát triển, giá trị hàng hóa nông, lâm, hải sản không ngừng tăng, người lao động có việc làm thường xuyên và mức thu nhập cũng không ngừng được nâng cao.

* KTTT tạo điều kiện cho chủ trang trại nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, cách thức tổ chức quản lý kinh tế hộ.

KTTT làm thay đổi phong tục, tập quán sản xuất cũ lạc hậu, giúp chủ trang trại biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng và bố trí lao động hợp lý, từng bước đi vào chuyên môn hóa. Người lao động có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ, có nhiều hộ nông dân nhờ làm kinh tế trang trại mà trở nên giàu có.

* Trong quá trình phát triển trang trại tại huyện Hậu Lộc đã đạt được những thành cụng: tạo việc làm và tăng thu nhập cho chủ trang trại, cỏc trang trại đã tạo thêm được một số việc làm cho nhân dân trong khu vực. Tại các trang trại điều tra bình quân số lao động của một trang trại 8,5 lao động, điều này có nghĩa là các trang trại đang tham gia tích cực vào quá trình tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

* KTTT đã thúc đẩy các chủ trang trại tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính cạnh tranh, thúc đẩy các hộ khác học tập, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ và cải thiện điều kiện sinh thái, bộ mặt nông thôn được đổi mới.

* Phát triển trang trại đã khai thác mạnh mẽ tiềm năng các nguồn lực của địa phương như đất đai, lao động,tiền vốn trong nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác ngày càng hiệu quả.

3.7.2. Tồn tại hạn chế

Tuy nhiên so với yêu cầu và tiềm năng của các địa phương, việc hình thành và phát triển KTTT trong thời gian qua đang bộc lộ những mặt hạn chế, cần được quan tâm giải quyêt đó là:

74

* Số hộ làm kinh tế trang trại còn ít, quy mô về đất đai, lao động và mức vốn đầu tư còn nhỏ bé, giá trị của mỗi trang trại còn thấp, hiệu quả kinh tế trang trại chưa cao.

* Diện tích đất canh tác trong nông nghiệp còn manh mún, trong khi đó việc đổi điền, dồn thửa còn chậm ở một số địa phương dẫn đến việc tích tụ đất để xây dựng trang trại gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ nông dân có vốn, có lao động, có trình độ thâm canh cao nhưng không có đất để xây dựng trang traị.

*Ch-a có các doanh nghiệp tham gia đầu t- vào lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản-đặc biệt là kinh tế trang trại.

* Nhìn chung nhân dân còn thiếu kiến thức làm KTTT, do vậy việc đầu tư thâm canh, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế.

* Hộ kinh doanh chế biến nông, lâm, hải sản còn ít. Sản phẩm do trang trại sản xuất ra cũn nhỏ lẻ phõn tỏn-khả năng cạnh tranh thấp.

* Có mô hình, có điển hình nhưng việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để nhõn ra diện rộng không kịp thời .

* Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hàng năm diễn biến phức tạp, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi đó giá sản phẩm chăn nuôi bấp bênh, không ổn định làm cho một bộ phận không nhỏ người chăn nuôi không thực sự yên tâm để đầu tư vào chăn nuôi.

* ThiÕu kỹ thuật máy móc, nông cụ và thiÕu cả lao động lành nghề nhưng bản thõn cỏc chủ trang trại khụng cú điều kiện đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của mình -trong khi nhà nước chưa quan tõm đúng mức vấn đề đào tạo nghề cho nông dân.

3.7.3. Nguyên nhân của tồn tại

* Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở nhận thức về chủ trương khuyến khớch phỏt triển KTTT của Đảng và Nhà nước cũn hạn chế.Công tác qui

75

hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết nông nghiệp –nông thôn ch-a kịp thời nên

ảnh h-ởng tới tốc độ phát triển trang trại và bảo vệ môi tr-ờng sinh thái.

* Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kÕ hoạch, định hướng phát triển KTTT cho từng vùng, từng lĩnh vực để sản xuất ra loại sản phẩm cụ thể, hướng dẫn và tạo lập thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, chứng thực và bảo hộ các quan hệ hợp pháp trong quá trình tổ chức đầu tư phát triển KTTT, bảo vệ trật tự an ninh và môi trường sinh thái còn nhiều bất cập.

* Việc đổi điền dồn thửa tạo điều kiện tích tụ đất để xây dựng trang trại ở một số địa phương chưa tốt (còn tình trạng tay co, tay duỗi trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất).

* Nguồn vốn, lao động, khoa học công nghệ huy động cho trang trại hạn chế, chưa tạo được mụi trường thuận lợi khuyến khớch người cú vốn-các doanh nghiệp hợp tỏc với người cú đất, cú lao động nhưng thiếu vốn và sở trường kinh doanh. Một bộ phận cán bộ, nông dân còn e dè chưa mạnh dạn đầu tư phát trển KTTT.

* Các cấp quản lý từ huyện xuống cơ sở chưa thực sự vào cuộc để bảo vệ người chăn nuụi giá cả lờn xuống bấp bờnh (kể cả giỏ đầu vào và đầu ra) Ch-a tìm kiếm đ-ợc thị tr-ờng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ổn định cho nông dân-ch-a có nhà máy sơ chế biến hàng hoá nông sản thực phẩm nên giá trị thu vÒ thÊp.. Đặc biệt là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuèc thú y không đảm bảo chất lượng mà vẫn bỏn rộng rói trờn thị trường gõy ảnh hưởng khụng nhỏ đến người chăn nuụi và ng-ời tiêu dùng.

76

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)