Kết quả thực hiện chính sách nhằm khuyến khích phát triển KTTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 81)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Hậu lộc

3.6.5. Kết quả thực hiện chính sách nhằm khuyến khích phát triển KTTT

Tiếp tục đẩy nhanh việc cấp giấy CNKTTT đối với những trang trại đủ tiờu chớ quy định để chủ trang trại yờn tõm đầu tư kinh doanh và đ-ợc h-ởng chính sách kích cầu của nhà n-ớc, của tỉnh và của huyện về phát triển KTTT.

Tiếp tục hướng dẫn và tạo điều kiện để các chủ trang trại được hưởng các chính sách theo Quyết định số: 4101/2005/QĐ- UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ năm 2006 – 2010;

Quyết định số: 3978/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc điều chỉnh bổ sung chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung giai đoạn 2010 - 2012.

70

Ngoài hướng dẫn việc thực hiện các chính sách của tỉnh, huyện Hậu Lộc còn xây dựng chính sách khuyến khích các mô hình trang trại gần đạt tiêu chớ của tỉnh được hưởng chớnh sỏch của huyện nh- hỗ trợ tiền cho từng mô

hình KTTT gần đạt tiêu chí của tỉnh, hỗ trợ tiền tiêm phòng vác xin, hỗ trợ kinh phí chuyển giao KHKT, hỗ trợ phí kiểm dịch...

* Về công tác khuyến nông, chăn nuôi, thú y

Về công tác khuyến nông: Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cho các hộ được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Hàng năm huyện đã tổ chức cho các địa phương đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình chăn nuôi tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo về chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi cho nông dân. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tại các cụm, các địa phương như tập huấn cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò, nạc hoá đàn lợn và chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung. Cụ thể năm 2003 mở 09 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi thú y có 420 lượt người tham gia, năm 2005 mở 10 lớp có 480 lượt người tham gia và năm 2010 mở 12 lớp có 550 người tham gia.

Các lớp này chủ yếu được chia thành các cụm và tại các xã có phong trào chăn nuôi phát triển. Ngoài ra, hàng năm các công ty thức ăn gia súc, gia cầm cũng đấu mối phối hợp với huyện, xã mở các lớp tập huấn, hội nghị về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi và thú y cho các hộ chăn nuôi.

Về hoạt động của mạng lưới thú y và khuyến nông viên cơ sở: ở mỗi xã, thị trấn đều có nhân viên thú y hưởng lương theo ngân sách và cán bộ khuyến nông viên có chuyên môn giúp cho các hộ gia đình chăn nuôi trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm một cách kịp thời và có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, quy hoạch xây dựng trang trại chăn nuôi xa khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt được nhân dân tin tưởng và làm theo.

71

* Về công tác thú y và vệ sinh môi trường

Thực hiện nghị quyết 07/NQ-TU của ban chấp hành tỉnh Uỷ, UBND huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều đề án về củng cố, xây dựng hệ thống thú y cơ sở, các xã đều thành lập ban chăn nuôi thú y, tham mưu cho xã trong công tác chăn nuôi thú y.

Về công tác kiểm dịch, công tác kiểm soát giết mổ: được triển khai cụ thể xuống cơ sở, một số xã có chợ buôn bán gia súc và sản phẩm gia súc đã tiến hành kiểm dịch, song công tác này vẫn chưa đạt yêu cầu, công tác kiểm tra vệ sinh, kiểm soát giết mổ tại các hộ gia đình vẫn chưa được thực hiện.

Kiểm tra vệ sinh ,thú y và an toàn thực phẩm: Thực hiện quyết định số 17/QĐ-BNN về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm, UBND huyện đã thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc triển khai và thực hiện tại các xã, các cơ sở, các hộ ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm. Nhìn chung tất cả các xã đã triển khai nội dung của quyết định. Song công tác đảm bảo vệ sinh trong khu vực chăn nuôi và khu ấp trứng của các hộ gia đình chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh trong sinh hoạt và chất lượng con giống. Đây là một vấn đề cần phải khắc phục.Đặc biệt các TT chăn nuôi gia súc thì vấn đề xử lý vệ sinh môi tr-ờng ch-a tốt.

* Các chính sách được thực hiện trên đại bàn

Ngoài việc triển khai tinh thần nghị quyết 07 của Ban chấp hành tỉnh Uỷ, huyện rất quan tâm đến chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của trung ương, của tỉnh và của huyện.

Hỗ trợ các hộ tham gia chương trình cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò bằng phương pháp phối tinh nhân tạo theo chương trình được hỗ trợ về vật tư, tinh và vác xin tiêm phòng đối với một bò cái có chửa. Về chính sách nạc hoá đàn lợn huyện đã ký hợp đồng với 03 cán bộ khuyến nông viên phụ trách về chăn nuôi thú y cho đàn lợn nái ngoại bố mẹ, hàng năm thực hiện tiêm phòng

72

định kỳ 2 lần. Các hộ chăn nuôi lợn nái ngoại còn được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cũng như quy trình xây dựng chuồng trại, tư vấn tìm nguồn giống có chất lượng cao. Bên cạnh các chính sách khuyến khích của tỉnh, huyện còn có những chính sách kích cầu cho chương trình chăn nuôi.

Đối với 02 trang trại lợn giống ông bà được hỗ trợ 1.800.000 đồng/con/năm,trong 3 n¨m. Các mô hình trang trại hỗ trợ 20 triệu đồng/trang trại có quy mô từ 100 con lợn thịt/lứa trở lên và hộ nuôi từ 10 con bò trở lên.

Năm 2008 do ảnh hưởng của dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn huyện đã chi ngân sách hỗ trợ khôi phục đàn lợn giống sau dịch bệnh tai xanh trên địa bàn huyện là 840 triệu đồng. Ngoài chính sách của trung ương, của tỉnh và của huyện thì một số xã còn có những chính sách khuyến khích các mô hình trang trại điển hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)