PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử
1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của việc ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trong hệ thống ngân hàng
1.1.5.1.Ưu điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử
* Lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với nền kinh tế
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của các dịch vụ ngân hàng điện tử đã tạo ra một sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và thói quen
Trường Đại học Kinh tế Huế
thanh toán không dùng tiền mặt của một bộ phận lớn dân cư (công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, công nhân ở các khu công nghiệp…). Thanh toán không sử dụng tiền mặt mang lại rất nhiều lợi thế cho Chính phủ, không chỉ về mặt quản lý Nhà nước mà còn trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Cụ thể:
+ Giảm thiểu chi phí trong hằng năm trong việc in ấn, vận chuyển và bảo quản lượng tiền mặt.
+ Tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ,các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. Bên cạnh đó, ngành Thuế sẽ chống được thất thu do sự minh bạch của hệ thống thông tin được hỗ trợ bởi hệ thống ngân hàng.
+ Các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp nâng cao trìnhđộ văn minh của xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia, thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển.
+ Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử mà đặc biệt trong đó là thanh toán điện tử giúp chu chuyển vốn tăng nhanh và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Chính điều đó sẽ làm cho luồng tiền vào ngân hàng lớn hơn tạo điều kiện thay đổi cơ cấu tiền lưu thông, chuyển từ nền kinh tế tiền mặt qua nền kinh tế chuyển khoản. Thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ, cũng từ đó hạn chế được các vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng. Mạng thông tin giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng chặt chẽ, kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, giữ vững an toàn hệ thống
+ Các nguồn dữ liệu được truy cập kịp thời, chính xác qua hệ thống mạng thông tin, ngân hàng trung ương có thể phân tích, lựa chọn các giải pháp, sử dụng các công cụ điều tiết, kiểm soát cung ứng tiền tệ một cách tối ưu nhằm điều hòa, ổn định tiền tệ đối nội và đối ngoại chủ động, có đủ điều kiện đánh giá tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán và diễn biến tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Từ đó giúp cho Chính phủ có những quyết định chính xác trong các chính sách tài khóa và tiền tệ.
* Lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với ngân hàng + Tạo ra danh tiếng tốt
Đối với bản thân mỗi ngân hàng, lợi ích đầu tiên của dịch vụ ngân hàng điện tử là tạo dựng một danh tiếng tốt hơn, do các ngân hàng khi đưa ra dịch vụ thường được đánh giá là những ngân hàng có trình độ công nghệ cao. Nhờ đó, các ngân hàng sẽ tạo dựng uy tín cao hơn đồng thời cũng giúp các ngân hàng luôn tự đổi mới, hòa nhập và phát triển không chỉ ở thị trường trong nước mà còn hướng tới thị trường nước ngoài.Điều quan trọng hơn là dịch vụ ngân hàng điện tử còn giúp các ngân hàng thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như nước ngoài.Có thể nói, các dịch vụ ngân hàng điện tử đang ngày càng đóng một vai trò to lớn trong việc quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của các ngân hàng một cách sinh độngvà hiệu quả.
+ Tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận
Xét trên quan điểm kinh tế thì dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cácngân hàng tiết kiệm một số các chi phí cố định, giảm công việc văn phòng và nhân viên.Cụ thể mạng.máy chủ và các máy tính cá nhân giúp rút ngắn thời gian cho công việc làm thủ tục, tìm kiếm và chuyển giao số liệu. Bên cạnh đó, sự tự động hóa của máy móc thiết bị cũng làm giảm chi phí nhân công trực tiếp tại ngân hàng. Ngoài ra, bằng phương tiện Internet, khách hàng có thể tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng một cách cấp nhật và thường xuyên hơn, nhờ đó các ngân hàng cũng tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối cho bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Như vậy có thể nói, nhở các dịch vụ ngân hàng điện tử mà các ngân hàng có thể tiết giảm tối đa chi phí nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh.
+ Mở rộng phạmvi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh
Dịch vụ ngân hàng điện tử với nền tảng là công nghệ thông tin, Internet/
Web mang lại sự hiện diện toàn cầu cho người cung cấp và sự lựa chọn toàn cầu
Trường Đại học Kinh tế Huế
cho người tiêu dùng, bỏ qua khoảng cách địa lý giữa các vùng miền, các quốc gia.
Một ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàngở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào. Nhờ đó, phạm vi hoạt động của ngân hàng được mở rộng một cách mạnh mẽ và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.
+ Thu hút khách hàng
Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ngân hàng cung cấp đa dạng các phương thức giao dịch để khách hàng có thể lựa chọn. Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phẩn mềm đã thu hút nhiều khách hàng, giữ chân khách hàng khi quan hệ giao dịch với ngân hàng. Các giao dịch ngân hàng tự động hóa không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho ngân hàng.Thông qua những dịch vụ mới, những kênh phân phối mới, ngân hàng có thể mở rộng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.Điều này có thể nhìn thấy rất rõ qua việc các ngân hàng ngày càng chú trọng đến dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ. Nếu như trước đây, đa số các ngân hàng chỉ chú trọng đến đối tượng khách hàng là các công ty, thì nay, với hàng loạt các dịch vụ tiện ích được mang lại bởi dịch vụ ngân hàng điện tử, một lượng lớn khách hàng cá nhân đã, đang và sẽ là nguồn thu nhập rất lớn cho các ngân hàng.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Các dịch vụ ngân hàng điện tử với việc tập trung hóa tài khoản tại hội sở chính, giúp ngân hàng tập trung được nguồn vốn thanh toán, đồng thời với tiện ích từ mạng Internet, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốn tiền tệ, trao đổi tiền –hàng. Nhờ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, lưu thông hàn hóa, thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển.
+Nâng cao năng lực cạnh tranh
Dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay là một dịch vụ đa ngành, không chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến hệ thống ngân hàng, mà còn liên kết rất mạnh mẽ với các công ty tài chính, chứng khoản, bảo hiểm, các công ty điện, nước, internet,…
Trường Đại học Kinh tế Huế
làm cho các sản phẩm được cung cấp ngày càng đa dạng và mang tính cạnh tranh cao. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cũng được thúc đẩy một cách mạnh mẽ nhờ các gói sản phẩm ngày càng phong phú của mình.
+ Thíchứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường
Do các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, điều đó cho phép các ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường, kịp thời điều chỉnh phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thay đổi nhanh chóng trên thị trường, giúp cho các khách hàng có những thông tin chính xác, nhanh chóng nhất và đặc biệt là có thể tiếp cận đượcthông tin mọi lúc mọi nơi. Có thể nói, đây chính là một lợi ích vượt trội của ngân hàng điện tử nói chung và các dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng so với ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng truyền thống.
* Lợi ích của ngân hàng điện tử đối với khách hàng
+Tăng tính thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch của KH
Ưu điểm lớn nhất của dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng chính là sự tiện nghi và luôn sẵn sang của dịch vụ ngân hàng, thanh toán thẻ, vay nợ, gửi tiết kiệm hay kinhdoanh chứng khoán, ngoại hối mọi lúc mọi nơi.
Dưới đây là bảng so sánh sự tiện ích của ngân hàng điện tử so với mô hình ngân hàng truyền thống về sự thuận lợi mang lại cho khách hàng.
Đồng thời, với sự tích hợp nhiều dịch vụ trong một gói lớn, Ngân hàng điện tử đem lại cho khách hàng những lợi ích thiết thực, thay vì thực hiện từng lần đến ngân hàng mối khi cần sử dụng một dịch vụ thì khách hàng có thể sử dụng dịch vụ từ xa, tích hợp các dịch vụ một cách trọn gói và liên hoàn. Ngân hàng điện tử không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho các Ngân hàng mà còn tiết kiệm chi phí cho khách hàng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng trong thời đại hiện nay.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 1.1: So sánh tiện ích của dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại cho khách hàng
TT Tiêu chí Hệ thống NH
truyền thống
Hệ thống NH điện tử
1 Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu Thấp Cao
2 Xử lý khối lượng giao dịch lớn Đáp ứng nhưng tốn
nhiều chi phí hơn Đáp ứng
3 Giao dịch 24/24 Không đáp ứng Đáp ứng
4 Đổi mới quy trình giao dịch, bao gồm:
chữ ký điện tử, chứng từ điện tử Không đáp ứng Đáp ứng
5
Thẻ thông minh kết hợp tính tích hợp (khả năng kết nối với các dịch vụ bên ngoài như thanh toán điện, hóa đơn,…)
Không đáp ứng Đáp ứng
6 Backup, khả năng phục hồi dữ liệu tự
động Thấp Cao
+Tăng tính an toàn cho khách hàng và tài sản của khách hàng
Với giao dịch điện tử, khách hàng sẽ tránh được tình trạng phải mang quá nhiều tiền mặt trong người, tránh được rủi ro bị cướp hoặc bị mất trộm. Đồng thời, với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tính bảo mật và an toàn của các dịch vụ ngân hàng ngày càng được nâng cao, giúp các khách hàng có thể an tâm và tin tưởng vào các dịch vụ do ngân hàng điện tử cung cấp.
1.1.5.2.Nhược điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử
* Đối với ngân hàng
Vốn đầu tư: Thực tế vốn đầu tư cho 1 hệ thống ngân hàng điện tử là rất lớn, lên đến hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đô la để đầu tư vào công nghệ, con người và các chi phí khác để vận hành, bảo trì, phát triển hệ thống. Đây sẽ là một vấn đề thực sự khó khăn, đặc biệt với những ngân hàng có quy mô nhỏ, lượng khách hàng ít.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trở ngại về an toàn và bảo mật: Hệ thống E-banking có thể gặp rủi ro trong vấn đề an toàn và bảo mật nếu bị các “hacker” tấn công bằng công nghệ cao. Ngân hàng có thểhạn chế vấn đề này bằng cách thuê các nhân viên cao cấp trong lĩnh vực công nghệ thông tin làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và trang bị những hệ thống máy móc thật sự tiên tiến và hiện đại. Tuy nhiên để thực hiện được điều nàythì vấn đề lại quay ngược trở lại vấn đề về vốn đầu tư. Đầu tư cho một hệ thống “tường lửa” hiệu quả và đội ngũ làm công nghệ thông tin có kinh nghiệm sẽ chiếm một tỷ lệ vốn rất lớn của hệ thống ngân hàng.
* Đối với khách hàng
Với khách hàng, họ muốn sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử thì đòi hỏi phải có máy tính, mạng Internet, điện thoại di động hoặc một số các thiết bị khác…Vấn đề này đòi hỏi khách hàng cũng phải bỏ ra một số tiền đầu tư nhất định mà không phải khách hàng nào cũng có điều kiện đáp ứng.