Tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập đến tính tích cực học tập của học sinh sinh viên ( nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật điện biên ) (Trang 49 - 56)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Tiến trình nghiên cứu

Tiến trình nghiên cứu của đề tài được sơ đồ hóa trong hình dưới đây:

Hình 2.1. Tiến trình nghiên cứu

Cơ sở lý luận về loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và tính tích

cực học tập

Xây dựng phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn sâu

Phát phiếu hỏi, phỏng vấn sâu

Phân tích số liệu:

Thống kê mô tả, xét mối tương quan

Kết luận Khuyến nghị

41

2.3. Dung lƣợng mẫu và cách thức chọn mẫu Dung lượng mẫu:

Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên có tổng số 1911 HSSV hệ chính quy. Với độ tin cậy 95,45%, ta tính ra được dung lượng mẫu cần phải khảo sát là 331 HSSV. Để tránh trường hợp bị từ chối trả lời hoặc bất hợp tác, nghiên cứu đã tăng thêm 10% vào dung lượng mẫu, đưa số lượng HSSV cần khảo sát lên 364 (theo Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001, tr.191- tr.208 [33]).

Cách thức chọn mẫu (đối tượng):

Cách thức chọn mẫu của nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số lượng 364 người được lấy ở các HSSV học năm thứ hai và năm thứ ba hệ chính quy. Tác giả chọn HSSV năm thứ 2 và thứ 3 vì số HSSV này đã trải qua nhiều kỳ thi và kiểm tra với các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập khác nhau nên sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn so với HSSV năm thứ nhất trong việc trả lời phiếu hỏi cũng như phỏng vấn sâu. Cơ cấu cơ cấu phiếu khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng mô tả cơ cấu phiếu khảo sát

STT Lớp Năm

thứ

Số lƣợng (HSSV)

Tỷ lệ (%) 1 K3CĐA1 (lớp Tài chính - Ngân

hàng, hệ CĐ) 3 61 16,8

2 K3CĐA2 (lớp Kế toán, hệ CĐ) 3 48 13,2

3 24C4 (lớp Hành chính văn phòng,

hệ trung cấp chuyên nghiệp) 3 70 19,2

4 K4CĐA1 (lớp Tài chính - Ngân

hàng, hệ CĐ) 2 32 8,8

42

5 K4CĐA2 (lớp Kế toán, hệ CĐ) 2 50 13,7

6 25C5 (lớp Quản lý văn hóa, hệ trung

cấp chuyên nghiệp) 2 46 12,6

7 25A3 (lớp Quản lý đất đai, hệ trung

cấp chuyên nghiệp) 2 57 15,7

Tổng số 364 100,0

Hình 2.2. Biểu đồ mô tả mẫu HSSV theo giới tính

43

Hình 2.3. Biểu đồ mô tả mẫu HSSV theo năm học

Hình 2.4. Biểu đồ mô tả mẫu HSSV theo hệ đào tạo

2.4. Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ thu thập dữ liệu của nghiên cứu được thiết kế thông qua phiếu hỏi được thiết kế sẵn và thông qua phỏng vấn sâu.

44 2.3.1. Biến số độc lập

Như vậy, biến số độc lập của nghiên cứu là các yếu tố tác động đến tính tích cực học tập của HSSV, bao gồm các biến số thuộc các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập (tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành - quan sát trên thực địa).

2.3.2. Biến số phụ thuộc

Biến số phụ thuộc của nghiên cứu là tính tích cực học tập của HSSV.

2.5. Thang đo

Đề tài thiết kế một phiếu hỏi đề thu thập thông tin với số lượng là 7 câu hỏi nhằm mục đích thu thập các thông tin về mức độ thường xuyên trong việc sử dụng các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập; tính tích cực học tập, ôn luyện và tiến hành thi - kiểm tra của HSSV với từng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đó; các kỹ năng cần phải rèn luyện để đạt kết quả cao trong các đợt thi - kiểm tra và cuối cùng là việc sử dụng các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập khác nhau ảnh hưởng như thế nào tính tích cực học tập.

Để thuận tiện trong việc lượng hóa các item trong phiếu hỏi, đề tài đã sử dụng thang bậc đánh giá theo 4 và 5 mức độ đồng ý (thang đo Likert) với 127 item đóng (câu hỏi đóng).

Các nội dung trong phiếu đánh giá cụ thể như sau:

- Ở câu hỏi số 1, phiếu hỏi đề cập đề mức độ thường xuyên trong việc sử dụng các LH KT-ĐG kết quả học tập. Mục đích là tìm ra được loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập nào được sử dụng nhiều nhất trong quá trình học tập của HSSV. Câu hỏi này gồm có 4 item tương ứng với 4 loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.

- Từ câu hỏi số 2 đến câu số 5, phiếu hỏi tập trung vào việc so sánh mức độ ảnh hưởng các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến tính tích cực và không tích cực trong quá trình học tập của HSSV ở 3 khía cạnh sau:

45

 Trong quá trình học tập, loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập có tác động như thế nào đến tính tích cực học tập của HSSV như thế nào? Ở các mức độ nào?

 HSSV phải ôn luyện ra sao? Ở các mức độ nào?

 HSSV làm bài thi như thế nào? Ở các mức độ nào?

- Ở câu hỏi số 6, phiếu hỏi đề cập đến 6 kỹ năng mà HSSV cần phải rèn luyện để đạt kết quả cao trong các đợt thi - kiểm tra và rèn luyện chúng ở mức độ nào? 6 kỹ năng này tương ứng với 6 item.

- Ở câu hỏi số 7, đề tài hỏi về việc sử dụng các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập có làm ảnh hưởng đến sự tích cực trong quá trình học tập của HSSV không và ở mức độ nào? Riêng đối với câu hỏi này, đề tài đã sử dụng thang bậc đánh giá theo 4 mức độ đồng ý như sau:

1 = Hoàn toàn không thay đổi, 2 = Thay đổi không đáng kể, 3 = Thay đổi nhiều,

4 = Thay đổi rất nhiều.

2.6. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo dùng trong đề tài được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được phát hiện năm 1951, dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo theo phương pháp nhất quán nội tại. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:

2 1

1 2

1

k i i

r

k k

 

  

 

   

    

Với: k là số biến quan sát trong thang đo;

46

i là phương sai của biến quan sát thứ i;

r2 là phương sai của tổng thang đo.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, cho ta kết quả ở phụ lục 3.

Các thông tin về độ tin cậy của toàn bộ các biến trong phiếu hỏi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Các thông số về độ tin cậy Hệ số tin cậy

(Cronbach's Alpha)

Hệ số tin cậy trên các item chuẩn (Cronbach's Alpha Based

on Standardized Items)

Số lƣợng item (N of Items)

0,908 0,925 127

Phụ lục 3 và bảng 2.2 cho ta các kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha. Hệ số Cronbach's Alpha = 0,908 có nghĩa là 90,8%

phương sai của điểm trắc nghiệm là phương sai của điểm số thực và chỉ có 9,2%

phương sai của điểm là do sai số ngẫu nhiên của phép đo. Như vậy, giá trị của hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,7.

Cũng bằng phép phân tích này, nhìn vào phụ lục 3 ta thấy, những item có tương quan với các item còn lại (Corrected Item-Total Correlation) đa phần là cao (αι > 0.30).

Với kết quả nên trên, ta có thể đi đến kết luận rằng: thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo khá tốt.

Một phần của tài liệu Tác động của các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập đến tính tích cực học tập của học sinh sinh viên ( nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật điện biên ) (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)