Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Sự khác nhau trong mức độ tác động của các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến tính tích cực học tập của HSSV
3.2.2. Sự khác nhau trong mức độ tác động của loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến hành vi học tập, chuẩn bị thi và làm bài thi không tích cực của HSSV
3.2.2.1. Trong quá trình học tập
Nghiên cứu đưa ra 3 biểu hiện hành vi học tập không tích cực trong quá trình học tập như: Trốn học và nghỉ học, đi học muộn, làm việc riêng trong giờ học. Khi xem xét mức độ tác động của từng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến hành vi học tập không tích cực của HSSV, ta nhận thấy có sự khác nhau trong mức độ tác động này.
61
Bảng 3.7. Mức độ tác động của từng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến hành vi học tập không tích cực của HSSV (2)
Loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập Tự luận Trắc nghiệm
khách quan Vấn đáp Thực hành - quan sát trên thực địa
Mẫu điều tra 364 364 364 364
Điểm trung
bình 2,20 1,73 1,68 1,66
Trung vị 1,67 1,00 1,00 1,00
Độ lệch
chuẩn 0,853 0,740 0,774 0,536
Nhận xét:
Điểm trung bình ở cả bốn loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đều đạt trong khoảng 1,66 điểm đến 2,20 điểm cho thấy, mức độ tác động của từng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến hành vi học tập không tích cực là không lớn, Ngoài ra, kết quả thống kê cũng cho thấy phần lớn các giá trị trung vị đều thấp hơn giá trị trung bình. Đây là một kết quả tốt. Nó giải thích rằng, những hành vi học tập không tích cực ít khi được HSSV sử dụng.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy mức độ tác động của từng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến hành vi học tập không tích cực của HSSV có sự khác nhau. Trong đó, loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận có điểm trung bình cao nhất (2,20 điểm); các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại đều có điểm trung bình thấp hơn hẳn, thấp nhất là loại hình kiểm tra - đánh
(2) Kết quả ở bảng 3.7 được tính toán trên cơ sở giá trị trung bình của hành vi học tập không tích cực của từng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Giá trị trung bình này được tính bằng trung bình cộng giá trị của 3 biến - 3 biểu hiện của hành vi học tập không tích cực (trốn học và nghỉ học, đi học muộn, làm việc riêng trong giờ học).
62
giá kết quả học tập thực hành - quan sát trên thực địa (1,66 điểm). Như vậy, mặc dù ở cả bốn loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, những hành vi học tập không tích cực ít khi được HSSV sử dụng nhưng riêng ở loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận, hành vi học tập không tích cực được sử dụng nhiều hơn so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại.
Để khẳng định lại nhận xét trên, đề tài tiến hành phân tích mô tả để tìm ra điểm trung bình đánh giá của HSSV về tác động của các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến các biểu hiện cụ thể của hành vi học tập không tích cực.
Bảng 3.8. Đánh giá của HSSV về tác động của các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến các biểu hiện cụ thể của hành vi học tập không tích cực
Điểm trung bình đánh giá
4 loại hình kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập
Loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Tự luận
Trắc nghiệm khách quan
Vấn đáp
Thực hành - quan sát trên
thực địa
1. Trốn học, nghỉ học 1,82 2,20 1,70 1,70 1,67
2. Đi học muộn 1,81 2,22 1,73 1,66 1,63
3. Làm việc riêng
trong giờ học 1,83 2,18 1,77 1,68 1,66
Nhận xét:
1. Bảng 3.8 cho thấy, điểm trung bình đánh giá của HSSV về tác động của các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến các biểu hiện cụ thể của hành vi học tập không tích cực là không cao và có sự chênh lệch không lớn (từ 1,81 điểm đến 1,83 điểm). Điều này có nghĩa là tác động của các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến các hành vi học tập không tích cực là không lớn. Đây là một dấu hiệu tốt, tức là các hành vi học tập không tích cực ít được HSSV sử dụng.
63
2. Khi xem xét điểm đánh giá trung bình của HSSV đối với từng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, ta thấy rằng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận đều đạt mức điểm trung bình cao hơn so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại ở tất cả các hành vi học tập không tích cực. Như vậy, việc tiến hành loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận trong quá trình học tập kích thích các hành vi học tập không tích cực ở người học nhiều hơn so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại.
Ta thấy rằng nhận xét trên là phù hợp với nhận xét ở mục 3.3.1.1. loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận do những nhược điểm của nó (khiến cho người học cảm thấy nhàm chán, dễ học tủ, học lệch hơn...) do vậy, loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập này thường khiến người học có xu hướng không tích cực trong quá trình học tập dù ít hay nhiều so với ba loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại (trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành - quan sát trên thực địa).
3.2.2.2. Trong quá trình chuẩn bị thi và làm bài thi
Nghiên cứu đưa ra 2 biểu hiện của hành vi không tích cực trong việc chuẩn bị thi (học tủ, chuẩn bị “phao” (tài liệu) thi) và 2 biểu hiện hành vi không tích cực trong việc làm bài thi (chép bài của bạn, sử dụng “phao” thi).
64
Bảng 3.9. So sánh hành vi không tích cực chuẩn bị thi và làm bài thi giữa các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ở HSSV
Loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập Tự
luận
Trắc nghiệm khách quan
Vấn đáp
Thực hành - quan sát trên
thực địa
Mẫu điều tra 364 364 364 364
Chuẩn bị thi
Học tủ
Điểm trung
bình 2,90 2,32 2,29 2,24
Độ lệch
chuẩn 0,827 0,749 0,652 0,655
Chuẩn bị
“phao” (tài liệu) thi
Điểm trung
bình 2,32 1,52 1,52 1,52
Độ lệch
chuẩn 0,861 0,978 0,949 0,949
Làm bài thi
Chép bài của bạn
Điểm trung
bình 2,41 1,73 1,63 1,67
Độ lệch
chuẩn 0,871 0,997 0,938 0,990
Sử dụng
“phao” thi (quay bài)
Điểm trung
bình 2,24 1,49 1,42 1,48
Độ lệch
chuẩn 0,821 0,895 0,844 0,946
Nhận xét:
Chuẩn bị thi:
Thứ nhất, ở cả hai hành vi học tập không tích cực, điểm trung bình đánh giá khá thấp, dao động từ 1,52 điểm đến 2,90 điểm. Điều này cho thấy, trong quá trình chuẩn bị thi, các hành vi học tập không tích cực không được HSSV sử dụng nhiều.
Thứ hai, điểm trung bình đánh giá về hành vi học tập “học tủ” đều cao hơn
“chuẩn bị “phao” (tài liệu) thi”. Như vậy, “học tủ” ít nhiều còn thể hiện được sự tích cực trong học tập và được HSSV lựa chọn nhiều hơn. Còn đối với hơn
65
“chuẩn bị “phao” (tài liệu) thi” - hành vi mang đầy đủ bản chất của học tập không tích cực trong học tập thì ít được HSSV lựa chọn.
Thứ ba, ở cả hai hành vi học tập không tích cực, điểm trung bình đánh giá ở loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận đều cao hơn so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại. Trong đó, sự chênh lệch này ở hành vi “chuẩn bị “phao” (tài liệu) thi” cao hơn so với hành vi “học tủ” (2,32 so với 1,52, 1,52, 1,52; 2,90 so với 2,32, 2,29, 2,24). Như vậy, trong khi làm bài thi, hành vi “học tủ” ở loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận phổ biến hơn nhưng không nhiều so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại, còn hành vi “chuẩn bị “phao” (tài liệu) thi” ở loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận được sử dụng nhiều hơn hẳn so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại.
Làm bài thi:
Thứ nhất, ở cả hai hành vi làm bài thi không tích cực, điểm trung bình đánh giá thấp, cao nhất là 2,41 điểm. Như vậy, trong quá trình làm bài thi, các hành vi không tích cực ít được HSSV sử dụng.
Thứ hai, điểm trung bình đánh giá về hành vi “chép bài của bạn” đều cao hơn “sử dụng “phao” thi (quay bài)”. Sự chênh lệch này mặc dù không lớn nhưng nó nói lên rằng, HSSV thích “chép bài của bạn” hơn là “sử dụng “phao” thi (quay bài)” trong khi làm bài thi.
Thứ ba, ở cả hai hành vi làm bài thi không tích cực, điểm trung bình đánh giá ở loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận đều cao hơn so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại. Trong đó, sự chênh lệch này ở hành vi “sử dụng “phao” thi (quay bài)” cao hơn so với hơn hành vi “chép bài của bạn” (2,24 so với 1,49, 1,42, 1,48; 2,41 so với 1,73, 1,63, 1,67). Như vậy, hành vi làm bài thi không tích cực “chép bài của bạn” ở loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận phổ biến hơn nhưng
66
không nhiều so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại, còn hành vi học tập không tích cực “sử dụng “phao” thi (quay bài)” ở loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận được sử dụng nhiều hơn hẳn so với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại.
Những đánh giá thu thập từ phỏng vấn sâu cũng phù hợp với những nhận xét trên. Cả HSSV và GV được hỏi đều cho rằng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận kích thích nhiều hơn ở người học các hành vi phản tính tích cực trong cả quá trình học tập cũng như trong quá trình chuẩn bị thi và làm bài thi so với ba loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại.
Những GV khi được hỏi “Thầy/cô có những thay đổi (sáng kiến) gì trong việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập nhằm phát huy tính tích cực học tập của HSSV?”, “Thầy/cô có những thay đổi (sáng kiến) gì trong việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập nhằm hạn chế việc học tủ, quay bài của HSSV?”
phần lớn đều cho rằng:
- Với loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận, khi sử dụng, chúng ta nên kiểm tra kiến thức của HSSV ở mức độ rộng, động đến hầu hết các kiến thức trong môn học/học phần giống như các đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ hiện nay. Nếu như môn học/học phần đó không thể làm được như vậy thì khi giới hạn ôn thi cho HSSV, lượng kiến thức được giới hạn cần phổ quát hết kiến thức trong môn học/học phần đó.
- Kết hợp sử dụng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận với các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập khác trong cùng một bài thi.
- Nếu thấy phù hợp, nên thay thế loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận bằng các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập khác.
Như vậy, rõ ràng, loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận với những đặc điểm của mình (gặp khó khăn trong việc hạn chế nạn copy, gian lận trong thi cử, đặc biệt là tình trạng học tủ rất phổ biến trong HSSV; kèm theo đó là
67
tình trạng học vẹt, cố học cho thuộc bài để thi, kiểm tra mà không hiểu sâu sắc nội dung bài học) đã kích thích các hành vi không tích cực trong khi chuẩn bị bài thi cũng như trong khi làm bài thi so với ba loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại.
Tiểu kết: Qua việc phân tích sự khác nhau trong mức độ tác động của các loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến tính tích cực học tập cũng như hành vi học tập không tích cực của HSSV, ta nhận thấy có hai vấn đề cơ bản:
Nhìn chung, tính tích cực trong quá trình học tập, chuẩn bị thi và làm bài là những hành vi học tập chủ yếu ở HSSV. Những hành động không tích cực trong quá trình học tập, chuẩn bị thi và làm bài thi ít được HSSV sử dụng.
Việc sử dụng loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tự luận làm giảm tính tích cực học tập và làm tăng các hành vi không tích cực trong quá trình học tập, chuẩn bị thi và làm bài thi ở HSSV hơn so với ba loại hình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập còn lại là trắc nghiệm khách quan, vấn đáp và thực hành - quan sát trên thực địa.