Các khái niệm liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài

Trong đánh giá, tiêu chuẩn đƣợc hiểu là nguyên tắc đã đƣợc thống nhất giữa những người trong cùng một lĩnh vực đánh giá để đo lường giá trị hoặc chất luợng (Joint Committee on Standards for Educational Evaluation, 1981).

Trong kiểm định ở Mỹ, tiêu chuẩn đƣợc hiểu là mức độ yêu cầu nhất định mà các trường ĐH hoặc CTĐT cần phải đáp ứng để được cơ quan ĐBCL hoặc kiểm định công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định (CHEA, 2001).

Theo cách định nghĩa của châu Âu, tiêu chuẩn đƣợc xem nhƣ kết quả mong muốn của một chương trình đào tạo trong giáo dục bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có của người tốt nghiệp, kể cả về chuẩn mực của bậc học lẫn chuẩn mực của ngành đƣợc đào tạo (Brennan, 1997).

Theo Quy định về “Chu kỳ và quy trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”

ở Việt Nam (2008), “tiêu chuẩn” đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTGD là mức độ yêu cầu và điều kiện mà CTGD phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”.[23]

Tiêu chí

Ở một số quốc gia, khái niệm tiêu chuẩn và tiêu chí là nhƣ nhau.

Nhƣng cũng có quan niệm cho rằng tiêu chí là các tiêu chuẩn con nằm trong tiêu chuẩn, tức mỗi tiêu chuẩn sẽ có một hay nhiều tiêu chí. Các tiêu chí này sẽ cụ thể hóa các tiêu chuẩn, giúp việc đánh giá các tiêu chuẩn đƣợc dễ dàng hơn.

Theo Quy định về “Chu kỳ và quy trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”

ở Việt Nam (2008), “tiêu chí” đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn”.[23]

Đánh giá

Là quá trình thu thập những thông tin cần thiết về vấn đề cần nghiên cứu để phân tích, đƣa ra những phán đoán có giá trị và ra quyết định về vấn đề đó.

Chương trình đào tạo

Thuật ngữ CTĐT (mà gần đây đã được gọi là Chương trình giáo dục trong các văn bản pháp qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thường được hiểu theo một số cách nhƣ sau:

 Chương trình được định nghĩa là một loạt các hoạt động được sự hỗ trợ của một nhóm nguồn lực nhằm đạt đƣợc những kết quả cụ thể cho các mục tiêu đã đƣợc định sẵn (Guiding Principles for Program Evaluation in Ontario Health Units, 1997).

 Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khóa đào tạo kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá

kết quả học tập và tất cả những cái đó đƣợc sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẻ (Wentling, 1993-dịch bởi P.V. Lập, 1998).[12]

 Theo Lê Đức Ngọc (2005), “Chương trình đào tạo là một văn bản pháp qui về kế hoạch tổ chức đào tạo một văn bằng, bao gồm: mục tiêu đào tạo; nội dung và yêu cầu bắt buộc, tự chọn hay tùy ý, phân bố thời lƣợng các môn học; kế hoạch thực hiện chương trình và điều kiện xét cấp văn bằng”.[12]

Từ quan niệm về CTĐT của các tác giả trên, tác giả thấy rằng CTĐT bao gồm các yếu tố nhƣ sau: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, kế hoạch tổ chức thực hiện CTĐT và hệ thống các yêu cầu về thi, kiểm tra, xét tốt nghiệp cho người học. Đây là những căn cứ cơ bản để tác giả thực hiện đề xuất bộ tiêu chuẩn tự đánh giá CTĐT.

Đánh giá chương trình đào tạo

Đánh giá chương trình là quá trình thu thập, phân tích và báo cáo các dữ liệu một cách có hệ thống để đưa ra các quyết định đối với chương trình (Guiding Principles for Program Evaluation in Ontario Health Units, 1997).

Đánh giá CTĐT là quá trình xem xét toàn bộ các thành tố của CTĐT để kiểm tra CTĐT có đạt được tất cả những mục tiêu theo các phương pháp đã đƣợc đề ra đƣợc hay không.

Tự đánh giá chương trình giáo dục

Theo Quy định về Chu kỳ và quy trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam (2008), “tự đánh giá chương trình giáo dục” được định nghĩa như sau: “Tự đánh giá CTGD là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng CTGD do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác thuộc

CTGD làm cơ sở để trường tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng đƣợc các mục tiêu đã đề ra”.[23]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)