Phát triển CTĐT nhóm ngành KHTN tại trường ĐH KHTN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN/TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CTĐT

2.3. Phát triển CTĐT nhóm ngành KHTN tại trường ĐH KHTN

Các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành KHTN tại trường ĐH KHTN

Theo phân loại nhóm ngành đào tạo trong “Bảng danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ Cao đẳng, Đại học (kèm theo công văn số 6438/BGDĐT-GDĐH ngày 31/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), trường ĐHKHTN có 3 ngành Đào tạo thuộc nhóm ngành KHTN là Vật lý, Hóa, và Khoa học Vật liệu:

Mục tiêu đào tạo ngànhVật lý

Mục tiêu đào tạo của Khoa là đào tạo cho SV các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý cả về lý thuyết và thực nghiệm. SV tốt nghiệp đại học và sau đại học có thể trở thành các nhà khoa học có các kiến thức chuyên sâu, suy nghĩ sáng tạo, và làm việc nghiên cứu độc lập, cũng nhƣ có khả năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm.

Mục tiêu đào tạo ngành Hóa học

Khoa Hóa hiện đảm trách nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và sau đại học, cung cấp cho người học kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành về lý thuyết cũng nhƣ kỹ năng thực hành của các chuyên ngành hóa hữu cơ, hóa lý, hóa vô cơ và hóa phân tích.

Mục tiêu đào tạo của ngành Khoa học Vật liệu

Khoa Khoa học Vật liệu đào tạo ra các Cử Nhân Khoa Học Vật Liệu có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu cơ bản cũng nhƣ ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống về lĩnh vực vật liệu kỹ thuật cao. Đây là đối tƣợng nghiên cứu đã và đang có nhiều hứa

hẹn về sự phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới nhƣ: các hợp kim đặc dụng, gốm kỹ thuật, vật liệu polymer, composite và nanocomposite, vật liệu quang, vật liệu bền cơ - nhiệt, vật liệu bán dẫn, vật liệu từ, vật liệu photonics, vật liệu y sinh…

Nguyên tắc xây dựng CTĐT của trường ĐH KHTN

Mục tiêu của các môn học đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu của CTĐT, mục tiêu của các môn học cũng có sự tác động trở lại đối với mục tiêu của CTĐT và đƣợc trình bày theo sơ đồ sau đây: (Hình 2.1)

Hình 2.2 - Sơ đồ biểu diễn nguyên tắc xây dựng CTĐT

Mục tiêu môn 2.1

Mục tiêu

môn 2.2 Mục tiêu môn 2.n

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO

Mục tiêu môn 1.1 Mục tiêu

môn 1.2 Mục tiêu môn 1.n

Mục tiêu môn n.1

Mục tiêu Môn n.2 Mục tiêu

môn n.n

Các cấp bậc xây dựng các mục tiêu đào tạo

Từ mục tiêu giáo dục bậc đại học, nhà trường đã xây dựng mục tiêu chung của nhà trường, từ mục tiêu chung xây dựng mục tiêu của từng ngành đào tạo, từ mục tiêu của ngành đào tạo xây dựng mục tiêu của các chương trình đào tạo (mỗi ngành đào tạo có một số CTĐT), từ đó mỗi CTĐT xây dựng mục tiêu các môn học. Các cấp bậc xây dựng các mục tiêu đào tạo đƣợc trình bày theo hình vẽ sau đây: (Hình 2.2)

Hình 2.3 - Sơ đồ biểu diễn các cấp bậc xây dựng mục tiêu đào tạo Mục tiêu các môn học

Mục tiêu Giáo dục bậc Đại học

Mục tiêu chung của Nhà trường

Mục tiêu ngành Đào tạo

Mục tiêu các chương trình đào tạo

Nguyên tắc hoạch định chương trình đào tạo

Căn cứ vào qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ đại học (bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành…), trường ĐH KHTN hoạch định CTĐT đối với từng ngành đào tạo. Việc hoạch định CTĐT theo một nguyên tắc chặt chẽ nhƣ sau: (Hình 2.3)

Hình 2.4 - Sơ đồ biểu diễn nguyên tắc hoạch định CTĐT

Theo nhận xét của tác giả, công tác phát triển CTĐT tại Trường ĐH KHTN là khá chặt chẽ và có tính khoa học. Đây là một trong những điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng và đƣợc chứng minh từ những thành tích đạt được của nhà trường. Từ thực tiễn đó và đồng thời khi tham gia quản lý CTĐT của nhà trường, tác giả đã đưa vào các tiêu chí về “xây dựng và phát triển CTĐT”.

Hội đồng Khoa học Trường

Hội đồng Khoa học Khoa

Nhóm xây dựng chương trình

Các bên liên quan

Quyết định các Chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)