CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN/TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CTĐT
2.2. Một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn/tiêu chí dùng để tự đánh giá CTĐT
2.2.1. Trọng tâm của việc đánh giá CTĐT
Theo Carter Mc Namara (1998), một trong những trọng tâm của việc đánh giá chương trình là: [6]
a) Đánh giá việc nhà trường thực hiện các mục tiêu, làm cách nào để đạt mục tiêu và làm thế nào để biết liệu nhà trường có đạt được mục tiêu hay không?
b) Đánh giá hiệu quả của CT để áp dụng ở những nơi khác.
c) Đƣa ra các so sánh hợp lý giữa các CT để quyết định xem CT nào nên đƣợc tiếp tục …khi chƣa quyết định giảm ngân sách.
d) Cải tiến CT và các dịch vụ cung cấp CT.
2.2.2. Một số loại hình đánh giá CTĐT
Theo Carter Mc Namara (1998) và Peter F.OLiva (1997) có một số loại hình đánh giá chương trình sau đây:[6]
Đánh giá dựa vào các mục tiêu
Các CT thông thường được thiết kế để đáp ứng một hay nhiều mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này thường được mô tả trong kế hoạch đánh giá CT ban đầu. Đánh giá dựa vào mục tiêu là đánh giá việc CT đáp ứng những mục tiêu và mục đích đã được xác định trước như thế nào. Các câu hỏi đặt ra khi thiết kế một đánh giá CT theo loại hình này là:
Mục tiêu CT đƣợc thiết kế nhƣ thế nào? Quá trình thực hiện đã hiệu quả hay chƣa?
Các quá trình thực hiện CT theo cách tiếp cận mục tiêu là gì?
Đã xác định khung thời gian cho việc thực hiện các mục tiêu chƣa?
Nếu không thì tại sao?
Giáo viên, cán bộ viên chức đã có các nguồn lực tương xứng (tiền bạc, trang thiết bị, phương tiện, trình độ đào tạo…) để tiếp cận mục tiêu chưa?
Các ƣu tiên nên có sự thay đổi nhƣ thế nào để tập trung nhiều hơn vào việc tiếp cận các mục tiêu? (phụ thuộc vào hoàn cảnh, câu hỏi này có lẽ cần đƣợc xem xét kỹ bởi quyết định của ban quản lý CT, hơn là một câu hỏi đánh giá)
Khoảng thời gian nên đƣợc thay đổi nhƣ thế nào?
Các mục tiêu nên đƣợc thay đổi nhƣ thế nào? (cẩn thận khi đƣa ra sự thay đổi này – cần hiểu đƣợc tại sao các nỗ lực không mang lại sự đạt đƣợc mục tiêu trước khi thay đổi mục tiêu?). Các mục tiêu nào nên được thêm vào?
Và mục tiêu nào nên đƣợc thay đổi và tại sao?
Các mục tiêu nên được thiết kế như thế nào trong tương lai?
Đánh giá dựa vào kết quả
Đánh giá CT tập trung vào kết quả ngày càng trở quan trọng. Một đánh giá dựa trên kết quả tạo điều kiện cho việc trả lời câu hỏi liệu tổ chức nhà trường có đang thực sự thực hiện CT phù hợp nhằm mang lại những kết quả mong muốn không. Kết quả là lợi ích đối với sinh viên thường thể hiện ở việc các em đƣợc nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ hoặc kỹ năng. Các bước phổ biến để thực hiện một đánh giá dựa vào kết quả gồm có:
Xác định kết quả chính cần kiểm tra hoặc xác minh đối với CT thông qua đánh giá. Để làm điều đó các nhà đánh giá cần xem xét mục đích tổng thể của nhà trường và việc CT giúp thực hiện mục đích đó như thế nào? Xác định
hoạt động đánh giá chính sẽ thực hiện và lí do tại sao phải thực hiện hoạt động đó và cái gì cần đạt?
Lựa chọn các kết quả cần xem xét, chọn các kết quả ƣu tiên cần đạt, nếu thời gian và nguồn lực hạn chế.
Đối với mỗi kết quả, ghi rõ những gì đo lường quan sát được hoặc các chỉ số. Đây là bước làm sáng tỏ và quan trọng nhất trong đánh giá dựa vào kết quả. Tuy nhiên đây cũng là bước có nhiều nhầm lẫn và thách thức nhất nếu đánh giá xuất phát từ một khái niệm mơ hồ.
Nhận ra thông tin gì là cần thiết để diễn tả những chỉ số này… Nếu CT mới, thì cần đánh giá để chứng minh rằng CT đƣợc thực hiện theo kế hoạch đã lập ban đầu.
Quyết định thông tin đó có thể đƣợc thu thập một cách hiệu quả và thực tiễn với các phương pháp phù hợp: xem xét các tài liệu liên quan đến CT, quan sát các quá trình thực hiện CT, các bảng hỏi và phỏng vấn các sinh viên, khách hàng về lợi ích mà họ nhận đƣợc từ CT, nghiên cứu tình huống về thành công và thất bại của CT…
Phân tích và báo cáo các kết quả
Đánh giá quá trình: là đánh giá quá trình thực hiện CT bao gồm sự thu thập một cách có hệ thống các dữ liệu, sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp để đƣa ra các kết luận và khuyến nghị về các hoạt động giảng dạy, các sáng kiến và CT. Hoạt động giảng dạy bao gồm các hoạt động tương tác giữa SV, GV, và nội dung với mục tiêu học tập. Đánh giá quá trình đƣợc khớp nối để hiểu đầy đủ CT đã thực thi nhƣ thế nào, nó đã mang lại những kết quả mà nó cần phải có ra sao, điểm mạnh và điểm yếu của nó? Những đánh giá này rất hữu ích nếu CT đƣợc sử dụng lâu dài và có thay đổi hàng năm.
Đánh giá một khía cạnh của quá trình giảng dạy: là kiểm tra một cách hệ thống một khía cạnh đặc thù của hoạt động giảng dạy (ví dụ: PP tải
nội dung, PP kiểm tra, cải tiến công nghệ) để xác định hiệu quả của nó và làm thế nào để cải thiện khía cạnh đó.