Đề xuất tiêu chuẩn/tiêu chí để tự đánh giá CTĐT cho nhóm ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHUẨN/TIÊU CHÍ ĐỂ TỰ ĐÁNH GIÁ CTĐT ĐỐI VỚI NHÓM NGÀNH KHTN CỦA BẬC ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐH KHTN

3.4. Đề xuất tiêu chuẩn/tiêu chí để tự đánh giá CTĐT cho nhóm ngành

Tác giả đề xuất các tiêu chuẩn/tiêu chí để tự đánh giá CTĐT cho nhóm ngành KHTN tại trường ĐHKHTN dựa vào các điều kiện như sau:

 Các cơ sở lý luận khoa học: Mô hình CIPP; Các nghiên cứu về lĩnh vực đánh giá CTĐT trong và ngoài nước; Các tiêu chuẩn đánh giá CTĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Bộ tiêu chuẩn AUN; và Bộ tiêu chuẩn ABET.

 Thực tiễn tại cơ sở đào tạo: Các đặt trƣng và yêu cầu về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nhóm ngành KHTN, yêu cầu và điều kiện về nguồn lực để thực hiện các CTĐT thuộc nhóm ngành KHTN tại của trường ĐH KHTN.

Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá CTĐT đƣợc đề xuất gồm 7 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí có các nội dung nhƣ sau:

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT, gồm 11 tiêu chí:

Tiêu chí 1.1: Mục tiêu của CTĐT đƣợc công bố và phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, phù hợp với yêu cầu của giáo dục đại học, đƣợc cụ thể hóa bởi hệ thống chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau khi tốt nghiệp.

Tiêu chí 1.2: CTĐT thuộc nhóm ngành KHTN phải chứng tỏ rằng người học sau khi tốt nghiệp có thể đạt được các kết quả sau:

a. Có kiến thức và khả năng vận dụng các kiến thức về toán học, công nghệ thông tin và khoa học tự nhiên.

b. Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến ngành được đào tạo.

c. Có khả năng thiết kế, tiến hành các thí nghiệm đồng thời phân tích và giải thích đƣợc kết quả.

d. Có khả năng hiểu và tuân thủ các qui định về an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

e. Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, báo cáo kết quả, phát hiện và giải quyết vấn đề.

f. Có phương pháp luận vững chắc để nghiên cứu sâu thuộc chuyên ngành đào tạo hoặc có khả năng tiếp cận với ngành học khác thuộc nhóm ngành liên quan.

g. Có khả năng tiếp cận với khoa học ứng dụng và công nghệ cao liên quan đến ngành đào tạo.

h. Có khả năng sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ cho việc giao tiếp và phát triển chuyên môn.

i. Có đạo đức trong khoa học (tính trung thực, tính khách quan, tính kiên trì, sẳn sàng hợp tác với người khác).

j. Có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có kiến thức về quốc phòng và có sức khỏe tốt.

Tiêu chuẩn 2: Xây dựng và phát triển CTĐT, gồm 9 tiêu chí:

Tiêu chí 2.1: CTĐT đƣợc xây dựng và phê chuẩn dựa trên một qui trình chặt chẽ và có sự tham gia của GV, người học và nhà tuyển dụng.

Tiêu chí 2.2: CTĐT có đầy đủ đề cương chi tiết của các môn học theo qui định.

Tiêu chí 2.3: CTĐT đƣợc định kỳ sửa đổi, bổ sung nhằm cập nhật thông tin và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tiêu chí 2.4: CTĐT đƣợc phân bố hợp lí giữa lý thuyết và thực hành, thực tập thực tế.

Tiêu chí 2.5: CTĐT có độ sâu và độ rộng hợp lý đối với yêu cầu của ngành đào tạo và bậc học.

Tiêu chí 2.6: CTĐT có các môn học đƣợc sắp xếp đảm bảo tính liên kết và tính logic về kiến thức và kỹ năng cho người học.

Tiêu chí 2.7: CTĐT có nhiều hình thức để khuyến khích người học tham gia nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 2.8: CTĐT có khả năng liên thông giữa các bậc học và ngành học liên quan, liên thông với các trường khác.

Tiêu chí 2.9: CTĐT cho phép người học thiết kế lộ trình học tập phù hợp với năng lực và sở thích.

Tiêu chuẩn 3: Triển khai CTĐT, gồm 8 tiêu chí:

Tiêu chí 3.1: CTĐT được công bố và phổ biến cho người học vào đầu khóa học.

Tiêu chí 3.2: Kế hoạch học tập và giảng dạy hàng năm đƣợc công bố và phổ biến cho người học vào đầu năm học.

Tiêu chí 3.3: Đề cương chi tiết của các môn học được công bố cho người học vào ngày đầu tiên của môn học.

Tiêu chí 3.4: Có cơ chế để đảm bảo việc thực hiện giảng dạy theo đúng kế hoạch và nội dung trong đề cương chi tiết.

Tiêu chí 3.5: Phương pháp giảng dạy khuyến khích người học học tập chủ động, phát triển tƣ duy sáng tạo, khả năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

Tiêu chí 3.6: Phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khoa học, khách quan, phản ánh đúng năng lực của người học và phù hợp với mục tiêu của từng môn học.

Tiêu chí 3.7: Định kỳ đánh giá hiệu quả việc tổ chức và triển khai CTĐT.

Tiêu chí 3.8: Định kỳ tổ chức lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy và CTĐT.

Tiêu chuẩn 4: Chất lượng người học và công tác hỗ trợ, gồm 6 tiêu chí:

Tiêu chí 4.1: Người học được tuyển chọn theo một qui trình tuyển sinh chặt chẽ, công bằng, và có chất lƣợng.

Tiêu chí 4.2: Tổ chức có hiệu quả việc người học tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 4.3: Có chính sách tài chính hiệu quả dành cho người học (cấp học bổng, cho vay hỗ trợ, miễm giảm học phí…)

Tiêu chí 4.4: Tổ chức có hiệu quả hoạt động tƣ vấn và giới thiệu việc làm, giới thiệu nơi thực tập cho người học.

Tiêu chí 4.5: Thực hiện khảo sát sinh viên tốt nghiệp hàng năm và công bố kết quả khảo sát.

Tiêu chí 4.6: Có đầy đủ cơ sở dữ liệu về người học tại trường và sau khi tốt nghiệp.

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ GV và CBQL, phục vụ, gồm 9 tiêu chí:

Tiêu chí 5.1: Số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ GV cơ hữu đảm bảo việc thực hiện CTĐT có hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Tiêu chí 5.2: GV có năng lực sƣ phạm tốt và định kỳ đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm.

Tiêu chí 5.3: GV có năng lực ngoại ngữ tốt để phục vụ cho việc giao tiếp và phát triển chuyên môn.

Tiêu chí 5.4: GV có khả năng sử dụng CNTT và các trang thiết bị hỗ trợ trong dạy học.

Tiêu chí 5.5: GV tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện và hướng dẫn phương pháp học tập cho người học, làm cho người học phát triển tư duy sáng tạo.

Tiêu chí 5.6: GV có khả năng sử dụng nhiều phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khoa học, khách quan, phản ánh đúng năng lực của người học và phù hợp với mục tiêu của từng môn học.

Tiêu chí 5.7: Đội ngũ GV tham gia có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 5.8: Đội ngũ CBQL có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức xây dựng và triển khai CTĐT.

Tiêu chí 5.9: Đội ngũ nhân viên phục vụ đủ về số lƣợng, đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ để hỗ trợ việc triển khai CTĐT.

Tiêu chuẩn 6: Cơ sở vật chất và thiết bị hỗ trợ, gồm 6 tiêu chí:

Tiêu chí 6.1: Hệ thống phòng học, phòng thực hành và một số phòng chức năng khác đạt yêu cầu về số lƣợng, diện tích, số chỗ ngồi và một số trang thiết bị cần thiết nhằm đảm bảo việc triển khai CTĐT.

Tiêu chí 6.2: Hệ thống phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu triển khai CTĐT và phục vụ nghiên cứu khoa học cho GV.

Tiêu chí 6.3: Hệ thống các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu triển khai CTĐT và phục vụ quản lý, nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 6.4: Thƣ viện có đầy đủ tài liệu tham khảo, hệ thống tra cứu thuận tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đáp ứng yêu cầu sử dụng của người học, GV và cán bộ.

Tiêu chí 6.5: Hệ thống mạng Internet phục vụ tốt việc khai thác, trao đổi thông tin trong và ngoài trường, tạo thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Tiêu chí 6.6: Môi trường học tập và làm việc luôn được giữ gìn sạch đẹp, lành mạnh và an toàn.

Tiêu chuẩn 7: Công tác tài chính, gồm 4 tiêu chí:

Tiêu chí 7.1: Công tác tài chính đƣợc quản lý minh bạch, hiệu quả, có tính kế hoạch tốt.

Tiêu chí 7.2: Có nguồn tài chính đảm bảo cho việc tổ chức, triển khai, quản lý và phát triển CTĐT.

Tiêu chí 7.3: Có nguồn tài chính đảm bảo cho việc duy trì và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 7.4: Có nguồn tài chính đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ người học, CBQL, GV và nhân viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá chương trình đào tạo bậc đại học của nhóm ngành khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)