Một số đặc điểm của Tội không thi hành án

Một phần của tài liệu LVTS 2015 tội không thi hành án theo luật hình sự việt nam (Trang 20 - 26)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN

1.1. KHÁI NIỆM TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN

1.1.2. Một số đặc điểm của Tội không thi hành án

Trong khoa học pháp lý, những người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng đều cho rằng tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, nêu thiếu một trong các mặt khách quan hoặc chủ quan thì đều không phải là tội phạm. Mặt khác, chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ ra rằng tội phạm là phạm trù lịch sử gắn liền với giai cấp, nhà nước và pháp luật, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, pháp lý của một đất nước trong những thời kỳ khác nhau. Trên cơ sở phương pháp luận này, BLHS 1999 đƣa ra định nghĩa về tội phạm nhƣ sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,

chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [31, Điều 8].

Trên cơ sở định nghĩa này thì Tội không thi hành án có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, Tội không thi hành án là tội phạm mới đƣợc qui định trong BLHS 1999, trước đó, Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy tội phạm này. Tuy nhiên, do yêu cầu thực tiễn đặt ra có những bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì những động cơ khác nhau nên người có thẩm quyền không ra quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án rồi nhƣng không tổ chức thi hành, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức và công dân. Nếu xét về tội danh thì đây là tội mới, nhưng trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999 hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy trường hợp mà người có hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Do hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án xâm phạm đến hoạt động tƣ pháp, nên nhà làm luật tách hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành án của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thành tội phạm độc lập đó là Tội không thi hành án. Điều 305, qui định Tội không thi hành án, thuộc Chương XXII các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp BLHS 1999 nhƣ sau:

1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm [31, Điều 305].

Qui định tội phạm ở Điều 305, không những đã hình sự hóa hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lĩnh vực thi hành án, trừng trị răn đe người phạm tội mà còn góp phần vào công cuộc đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm, khôi phục lại những thiệt hại do các hành vi vi phạm và hành vi phạm tội gây ra.

- Thứ hai, Không thi hành án là hành vi nguy hiểm cho xã hội cần phải đƣợc hình sự hóa. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu cơ bản nói lên bản chất chính trị, xã hội của tội phạm, dấu hiệu này đƣợc coi là dấu hiệu nội dung quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội do đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Tầm quan trọng của quan hệ xã hội do tính chất của quan hệ đó trong các thang giá trị xã hội do giai cấp thống trị thiết lập. Do đó, tính chất của quan hệ xã hội có thể bị thay đổi ở những xã hội khác nhau hoặc ngay trong một chế độ xã hội nhƣng ở những thời kỳ khác nhau thì tính chất của quan hệ xã hội cũng có thể thay đổi. Điều đó đòi hỏi nhà làm luật khi xem xét tính chất quan trọng của quan hệ xã hội để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xuất phát từ lợi ích giai cấp, trên lập trường giai cấp. Tuy nhiên, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại không thể là yếu tố duy nhất phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chỉ

khi đƣợc kết hợp với những yếu tố khác nó mới phản ánh hành vi là nguy hiểm đã đến mức coi là tội phạm và cần phải xử lý bằng chế tài hình sự hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội đƣợc phản ánh ở hai đại lƣợng: tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Tính chất của hành vi là đặc tính về "chất"

của thiệt hại, đƣợc xác định căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị thiệt hại, quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất của thiệt hại càng nghiêm trọng. Mức độ của thiệt hại là đặc tính về "lƣợng" của thiệt hại, tùy theo từng loại thiệt hại mà mức độ đó đƣợc biểu hiện khác nhau. Vì vậy, tính chất và mức độ của thiệt hại là một căn cứ để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi kết hợp với các căn cứ khác nó phản ánh một hành vi là nguy hiểm "đáng kể" hay "không đáng kể" cho xã hội, tạo cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội phạm hóa.

Tội không thi hành đƣợc qui định tại Điều 305 BLHS 1999 với hai loại hành vi: a. Hành vi không ra quyết định thi án của người có thẩm quyền; b, Hành vi không thi hành quyết định thi hành án, quyết định của tòa án, của người có trách nhiệm trong việc thi hành án. Những hành vi này tính nguy hiểm cho xã hội của nó đƣợc thể hiện ở chỗ: Một là, Hành vi không thi hành án đã xâm hại đến sự đúng đắn trong hoạt động thi hành án, một trong những bộ phận của hoạt động tƣ pháp trong quá trình giải quyết vụ án. Tƣ pháp đƣợc là một trong ba nhánh quyền lực của một nhà nước, việc duy trì, củng cố, phát triển quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của bất kỳ chính thể nào. Trong nhà nước pháp quyền, tư pháp không những là biểu tƣợng mà còn là thiết chế để bảo vệ công lý, tƣ pháp bảo đảm cho công lý đƣợc thực thi. Vì vậy, tƣ pháp đòi hỏi phải có sự công tâm, vô tƣ, khách quan nhất là sự chuẩn mực không thiên vị, mọi phán quyết cũng nhƣ thi hành các phán quyết đó cần phải thực thi một cách đầy đủ, không phụ thuộc vào bất kỳ một áp lực xã hội nào. Để bảo vệ những yêu cầu này của hoạt động tƣ

pháp, trong số các công cụ nhà nước sử dụng thì pháp luật hình sự với chế tài nghiêm khắc được coi là người gác cửa cuối cùng và quan trọng nhất. Trong điều kiện cải cách tƣ pháp đƣợc tiến hành thì yêu cầu bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ phán quyết của tòa án lại cần phải được tăng cường;

Hai là, hành vi không thi hành án không những chỉ xâm hại đến khách thể loại của các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà còn xâm hại đến sự đúng đắn trong hoạt động thi hành án với tƣ cách là khách thể trực tiếp của tội phạm, cũng nhƣ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đƣợc thi hành án. Thi hành án là hoạt động tƣ pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định để đƣa bản án, quyết định của Tòa án hoặc các quyết định khác theo qui định của pháp luật, được thực hiện trên thực tế, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nhƣ vậy, thi hành án đƣợc hiểu là việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế, đó là văn bản pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên tòa, giải quyết về các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính. Việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án có hiệu quả, một mặt bảo đảm thực hiện quyền tƣ pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội và công dân đối với phán quyết của cơ quan nhân danh Nhà nước là Tòa án, mặt khác nó là biện pháp hữu hiệu để khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân bị xâm hại. Vì vậy không thi hành án đã xâm hại đến những quan hệ nói trên đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định không thi hành án là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức độ “đáng kể” và bị coi là tội phạm và cần thiết phải bị trừng trị bằng chế tài hình sự.

- Tội không thi hành án đƣợc thực hiện bởi hành vi nguy hiểm cho hội

với các biểu hiện nhƣ: Không ra quyết định thi hành bản án, hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án theo thẩm quyền, đồng thời hành vi này phải gây ra hậu quả hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này. Trong khoa học pháp lý, trường hợp này được gọi là cấu thành vật chất, tức là chỉ cấu thành tội phạm khi thỏa mãn cả hai dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm là hành vi và hậu quả của tội phạm. Tội không thi hành bản án, còn qui định trường hợp nếu không gây ra hậu quả thì đã bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm nhƣng vẫn vi phạm.

- Tội không thi hành án được thực hiện bởi lỗi cố ý, người phạm tội biết đƣợc hành vi nguy hiểm và hậu quả của hành vi không thi án của mình nhƣng vẫn thực hiện. Theo qui định của Điều 305 BLHS 1999, Tội không thi hành án không có lỗi vô ý, do đó nếu thiếu trách nhiệm mà không ra quyết định thi hành bản án hoặc quyết định của tòa án gây hậu quả sẽ cấu thành tội phạm này, mà có thể cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

- Chủ thể của Tội không thi hành án là những người có chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong thi hành án.

Chủ thể tội không thi hành án là người có thẩm quyền đối với việc thi hành án nhƣ: Chánh án Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hay Chánh án Tòa án nhân dân dân đƣợc ủy thác thi hành án hình sự; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự; cán bộ, chiến sỹ công an; lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án hay các đương sự cư trú, sinh sống hoặc làm việc [27, tr.747].

- Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm Tội không thi hành án, Điều 305 qui định hình phạt cao nhất áp dụng cho tội phạm này là 7 năm tù trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm

trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm Tội không thi hành án còn bị áp dụng hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp tƣ pháp khác theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LVTS 2015 tội không thi hành án theo luật hình sự việt nam (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)