Chương 2: QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN
2.1. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN
2.1.1. Khách thể
Theo Giáo trình luật hình sự phần chung của Khoa Luật ĐHQGHN thì khách thể của tội phạm đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Tội phạm nào cũng xâm hại đến khách thể bảo vệ của luật hình sự, những quy phạm pháp luật thuộc Phần các tội phạm BLHS thường không trực tiếp nêu ra khách thể của tội phạm, song có thể xác định khách thể bằng cách giải thích luật, phân tích nội dung quy phạm cụ thể quy định tội phạm ta có thể biết đƣợc khách thể của tội phạm đó [27, tr.128].
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị bao giờ cũng thông qua Nhà nước, bằng pháp luật xác lập và củng cố hệ thống các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích và nền thống trị của giai cấp đó, đồng thời sử dụng pháp luật với những loại biện pháp tác động khác nhau nhằm bảo vệ các quan hệ này tồn tại và phát triển, tránh khỏi sự xâm hại của những hành vi phạm tội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành luật hình sự nhằm bảo vệ những quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và trật
tự xã hội. Những quan hệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Trong khoa học luật hình sự đã khẳng định một hành vi bị Nhà nước coi là tội phạm do chúng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Nói cách khác, tính nguy hiểm của hành vi do xâm phạm đến các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành đó có phải là tội phạm hay không. Vì vậy, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại. Một quan hệ xã hội nào đó bị xâm hại nhưng không được Nhà nước xác định bảo vệ bằng các quy phạm phạm pháp luật hình sự thì không thể là khách thể của tội phạm và hành vi xâm hại không bị coi là tội phạm.
Bộ luật hình sự Việt Nam quy định những quan hệ xã hội sau đây khi bị hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể là khách thể của tội phạm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do sở hữu, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Khách thể của tội phạm là yếu tố không thể tách rời của tội phạm, tội phạm bao giờ cũng xâm phạm đến một hoặc một số quan hệ xã hội đƣợc nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự. Khái niệm khách thể của tội phạm chỉ rõ bản chất giai cấp của luật hình sự, Nhà nước nào cũng sử dụng luật hình sự để bảo vệ những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích và nền thống trị của giai cấp cầm quyền. Những hành vi xâm hại đến các quan hệ ấy bị Nhà nước tuyên bố là tội phạm. Khách thể của tội phạm còn là một căn cứ phân biệt tội phạm với những hành vi không phải là tội phạm. Nghiên cứu khái
niệm khách thể của tội phạm chúng ta nhận thức đầy đủ và sâu sắc nhiệm vụ của luật hình sự và bản chất của tội phạm. Trong phần các tội phạm của BLHS, khách thể của tội phạm là căn cứ quan trọng nhất để phân loại tội phạm và hệ thống các quy phạm quy định các tội phạm hoàn thành.
Ngoài khách thể loại của chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Tội không thi hành án còn có khách thể trực tiếp, đó là sự hoạt động đúng đắn của tƣ pháp trong lĩnh vực thi hành án.
Khách thể của Tội không thi hành án là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực thi hành án đƣợc pháp luật hình sự xác lập mọi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại bằng những hình thức khác nhau. Với việc xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tƣ pháp trong lĩnh vực thi hành án, hành vi phạm tội của tội không thi hành bản án đồng thời còn xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ. Đó có thể là quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu cũng nhƣ các quan hệ xã hội khác. Nhiều loại hành vi phạm tội trong tội này còn có ảnh hưởng xấu tới uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm cũng nhƣ các vi phạm pháp luật khác...
Tội không thi hành án cũng là tội xâm phạm trực tiếp đến hoạt động tƣ pháp, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và người được thi hành án. Tuy nhiên, những quan hệ này chỉ được coi là khách thể gián tiếp của Tội không thi hành án.
2.1.2. Đối tượng tác động của tội không thi hành án
Đối tƣợng tác động của tội phạm là bộ phận gắn liền với khách thể của tội phạm, nên khi nghiên cứu khách thể tội phạm không thể tách rời bộ phận này.
Đối tƣợng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động tới bộ phận này người phạm tội gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Hành vi phạm tội tác động các bộ phận của quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm làm biến đổi trạng thái bình thường của các bộ phận đó, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Với quan điểm nhƣ vậy thì không thể tồn tại tội phạm mà không có đối tƣợng tác động [27, tr.141].
Theo quan điểm chung của khoa học pháp lý hình sự, đối tƣợng tác động của tội phạm là những bộ phận hình thành nên quan hệ xã hội, đó là: chủ thể của quan hệ xã hội; khách thể của quan hệ xã hội (là vật thể và tất cả những gì tồn tại trong thế giới khách quan) và nội dung quan hệ xã hội.
Trên cơ sở quan niệm này thì đối tƣợng tác động của Tội không thi hành án là các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án. Đối với bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật cũng tương tự như đối tượng tác động của tội không chấp hành án quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự (Đối tƣợng tác động của tội phạm này lại chính là các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án của Toà án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành bao gồm: bản án hình sự, bản án dân sự, bản án hôn nhân và gia đình, bản án kinh tế, bản án lao động và bản án hành chính; các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tuy tên văn bản là “quyết định” nhƣng toàn bộ nội dung của nó không khác gì bản án.
Quyết định của Toà án cũng là một văn bản tố tụng có thể Hội đồng xét xử ban hành nhƣng cũng có thể chỉ do một Thẩm phán ban hành nhƣ: quyết định hòa giải thành, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định kê biên tài sản, quyết định thi hành án phạt tù, quyết định bắt buộc chữa bệnh...)
Đối với quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án là một quyết
định do người có thẩm quyền ban hành. Người có thẩm quyền ban hành quyết định này bao gồm: Chánh án Toà án hoặc phó chánh án đƣợc Chánh án uỷ quyền; Chánh án Toà án đƣợc uỷ thác thi hành bản án, quyết định hình sự;
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; những người khác theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Về hình thức của các quyết định này đƣợc ban hành theo mẫu nhất định nhƣng vấn đề quan trọng không phải ở hình thức văn bản mà là nội dung các văn bản đó.
Ví dụ: Một quyết định thi hình phạt tù đối với người bị kết án không chỉ bảo đảm đúng về hình thức mà còn phải đúng về nội dung, thủ tục và thẩm quyền ban hành.
Nếu một quyết định đúng hình thức, đúng nội dung, đúng thủ tục nhưng không đúng thẩm quyền mà người có nghĩa vụ phải thi hành quyết định cố ý không thi hành, thì không cấu thành tội phạm này.