HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu LVTS 2015 tội không thi hành án theo luật hình sự việt nam (Trang 81 - 86)

Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN

3.3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, mục đích yêu cầu và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước có thể xác định rằng, Tội không thi hành án trong Bộ luật hình sự (sửa đổi) cần đƣợc nghiên cứu, xây dựng dựa trên các định hướng cơ bản sau đây:

Một là: Thể chế hóa về mặt hình sự chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Định hướng này nhằm khắc phục cơ bản những bất cập, hạn chế của BLHS năm 1999 đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển của nền kinh tế và nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường vận hành theo đúng các quy luật của nó và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; xây dựng các

quy định có tính minh bạch cao nhằm động viên, khuyến khích các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế.

Hai là: Hoàn thiện chính sách hình sự theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.

Đây là định hướng cơ bản thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý người phạm tội. Việc đề cao tính chất phòng ngừa và tính hướng thiện, trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

Ba là: Đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Bốn là: Nghiên cứu nội luật hóa những qui định có liên quan của các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên nhằm thực hiện các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết, đồng thời góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Năm là: Sửa đổi các quy định của BLHS liên quan đến các tội phạm tham nhũng nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng và yêu cầu thực thi Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Sáu là: Hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự theo hướng nâng cao tính minh bạch, khả thi và tính dự báo trong các quy định của BLHS; bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật giữa Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể của BLHS và giữa BLHS với các Luật khác.

Đây là một định hướng mang tính chuyên môn kỹ thuật nhằm tạo ra

một diện mạo mới về kỹ thuật lập pháp của BLHS trên cơ sở khắc phục những bất cập, kế thừa những điểm tiến bộ về kỹ thuật của BLHS năm 1999, làm cho BLHS mới có tính logic, nhất quán, minh bạch và mang tính dự báo cao để người dân, tổ chức, doanh nghiệp thấy được sự bảo hộ của BLHS đối với hành vi hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thời nhận diện đƣợc rõ ràng hành vi phạm tội để phòng ngừa, ngăn chặn. Theo hướng này, cần nghiên cứu bổ sung các điều luật có tính chất giải thích thuật ngữ để đảm bảo áp dụng thống nhất; giảm tối đa các tình tiết định tính trong BLHS; nghiên cứu tách một số điều luật của BLHS quy định nhiều hành vi có mức độ nguy hiểm khác nhau thành các tội danh độc lập để việc nhận thức và thực hiện thống nhất, đảm bảo việc xử lý tội phạm công bằng, đúng với bản chất của hành vi phạm tội, góp phần tháo gỡ khó khăn vướng mắc trên thực tế; nghiên cứu thu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong khung hình phạt của một số tội phạm để tạo điều kiện cho việc áp dụng trên thực tế....

Bộ luật Hình sự năm 1999 đƣợc Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 1/7/2000. Từ khi ra đời đến nay, BLHS là công cụ hữu hiệu của Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân, đấu tranh có hiệu quả trong việc phòng, chống tội phạm, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, nhất là trước nhu cầu hội nhập quốc tế, BLHS đã và đang bộc lộ không ít vướng mắc, bất cập đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trong BLHS, trên cơ sở

nghiên cứu Tội không thi hành án, với các lý do: Theo quy định tại Điều 305 BLHS hiện hành thì khung tăng nă ̣ng chưa dự liê ̣u được nhiều các tình tiết phát sinh trong thực tiễn đấu tranh phòng , chống tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Do đó, viê ̣c nghiên cƣ́u để bổ sung các tình tiết mới là cần thiết nhằm cá thể hoá trách nhiê ̣m h ình sự, bảo đảm chính sách xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp pha ̣m tô ̣i có tính chất nghiêm tro ̣ng hơn . Đồng thời bảo đảm sự minh bạch, rõ ràng của các điều luật, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tu ̣ng á p du ̣ng thống nhất trong quá trình xƣ̉ lý vu ̣ viê ̣c ; đề nghị sƣ̉a đổi, bổ sung khung tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hình sƣ̣ ; và bổ sung khoản 4 quy định hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với người phạm tội vì đây là hành vi phạm tội do người có chức vụ thực hiện. Tác giả luận văn đề xuất bổ sung Điều 305 BLHS cụ thể nhƣ sau:

- Về hình thức: Chuyển vị trí Điều 305 lên trước Điều 304 để phù hợp với trình tự cơ quan có trách nhiệm thi hành án phải tổ chức thực hiện việc thi hành án (ra quyết định thi hành án …) thì người bị kết án mới có trách nhiệm chấp hành án;

- Về nội dung điều luật:

1. Người nào có thẩm quyền vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân mà cố ý

không ra quyết đi ̣nh thi hành án hoă ̣c không thi hành quyết đi ̣nh thi hành bản án, quyết đi ̣nh của Toà án gây ra mô ̣t trong các hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng sau đây hoă ̣c đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm , thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

a) Người bi ̣ kết án bỏ trốn;

b) Người bi ̣ kết án tẩu tán tài sản thi hành án , gây thiê ̣t ha ̣i về tài sản cho cơ quan, tổ chƣ́c, cá nhân từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

c) Gây tranh chấp, xung đô ̣t giƣ̃a các bên liên quan;

d) Gây hâ ̣u quả nghiêm trọng khác.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội từ 02 lần trở lên;

b) Người bi ̣ kết án tiếp tu ̣c pha ̣m tô ̣i ít nghiêm tro ̣ng hoă ̣c nghiêm tro ̣ng;

c) Người bi ̣ kết án tẩu tán tài sản thi hành án, gây thiê ̣t ha ̣i cho cho nhà

nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

d) Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuô ̣c mô ̣t trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Người bi ̣ kết án tiếp tu ̣c pha ̣m tô ̣i rất nghiêm tro ̣ng hoă ̣c đă ̣c biê ̣t nghiêm tro ̣ng;

b) Người bi ̣ kết án tẩu tán tài sản thi hành án , gây thiê ̣t ha ̣i cho nhà

nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân từ 500.000.000 đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Việc đề xuất sửa đổi Tội không thi hành án góp phần tạo ra một BLHS mới mang tính hiện đại đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển đúng hướng và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.

Đảm báo tính minh bạch, khả thi và tính dự báo cao, là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm người dân được sống trong môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh. Tội không thi hành án là một trong các tội đƣợc sửa đổi, bổ sung không chỉ tạo điều kiện để Nhà nước đấu tranh, trấn áp tội phạm có hiệu quả mà còn phải tạo ra cơ chế phòng ngừa tội phạm hữu hiệu để khuyến khích, bảo vệ những

việc làm tốt, làm đúng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; ngăn ngừa những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật; tạo cơ sở pháp lý để người dân giám sát hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật.

Một phần của tài liệu LVTS 2015 tội không thi hành án theo luật hình sự việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)