Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm

Một phần của tài liệu LVTS 2015 tội không thi hành án theo luật hình sự việt nam (Trang 77 - 81)

Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN

3.2. CƠ SỞ CỦA CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN

3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm

Những tồn tại, hạn chế của hoạt động áp dụng quy định về Tội không thi hành án trong Bộ luật hình sự có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm và vi phạm pháp luật, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là: Nguyên nhân về kinh tế - xã hội

Nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đƣợc hoàn thiện dần với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Bước đầu đã thiết lập cơ chế nhằm bảo đảm các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của nền kinh tế thị trường vẫn chưa được hình thành đầy đủ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức truyền thống; khoảng cách giàu nghèo tăng, số người thất nghiệp

cao, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa phẩm đồi trụy phát triển lan rộng đến các vùng nông thôn sâu, làm suy thoái đạo đức một bộ phận thanh thiếu niên nông thôn.

Quá trình hội nhập quốc tế bên cạnh những mặt tích cực thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Sự phát triển của công nghệ, phim ảnh, internet kèm theo những mặt tiêu cực của nó đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, hành xử của các cá nhân, bên cạnh đó sự thiếu sót trong quản lý văn hoá - xã hội của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, do không đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm pháp luật của người phạm tội nên việc đề ra các chủ trương, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng vi phạm phạm luật chƣa thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác cải cách tƣ pháp còn chậm so với yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn đặt ra, nhƣ chƣa nhận thức đầy đủ vai trò của tƣ pháp; chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự tuy đã đƣợc sửa đổi nhƣng chƣa theo kịp tiến trình đổi mới và sự phát triển của xã hội; tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tƣ pháp còn bất hợp lý; hoạt động của các cơ quan tƣ pháp chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; đội ngũ cán bộ tƣ pháp còn thiếu dẫn đến quá tải trong công việc, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

Hai là: Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

Công tác quản lý xã hội trên các lĩnh vực chƣa đồng bộ, còn nhiều sơ hở, thiếu sót, nhất là trong công tác quản lý kinh tế, quản lý đất đai, quản lý cƣ trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện; công tác thanh tra, kiểm tra theo ngành, lĩnh vực chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả nên có những trường hợp phạm tội do nhiều động cơ khác nhau nhƣ: vì thành tích, vì vụ lợi, vì nể nang hoặc vì động cơ khác nên có hành vi vi phạm pháp luật.

Ba là: Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế - xã hội chƣa đồng bộ, còn nhiều sơ hở, thiếu sót; chế tài xử lý vi phạm (cả xử lý hành chính và xử lý hình sự) chưa đủ sức răn đe và còn nhiều bất cập. Phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi trong khi hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm còn thiếu và còn nhiều sơ hở. Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật chậm được ban hành.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các chủ trương, biện pháp về bảo đảm an ninh trật tự, phòng ngừa vi phạm pháp luật, phòng chống tội phạm chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, sâu rộng và mạnh mẽ, nội dung chƣa thật sát hợp với từng loại đối tƣợng, địa bàn cơ sở nên hiệu quả còn nhiều hạn chế.

Bốn là: Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật

Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án còn có những hạn chế. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm hiệu quả chƣa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa thấp. Tiến độ và chất lƣợng giải quyết nhiều vụ án còn kéo dài, chƣa nghiêm minh. Năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp còn yếu, nhiều trường hợp tiêu cực, sa sút phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật.

Lƣợng tin báo tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan điều tra và các cơ quan tƣ pháp hàng năm với số lƣợng lớn, trong đó có những cán bộ tƣ pháp bị công dân liên tục gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của mình cũng nhƣ số lƣợng đơn tố cáo vi phạm pháp luật đƣợc Lãnh đạo các cấp chuyển đến Cơ quan điều tra đề nghị xác minh nhƣng sau khi tiến hành xác

minh mức độ vi phạm chƣa đủ cấu thành tội phạm dẫn đến số lƣợng án đƣợc khởi tố, điều tra ở mức thấp so với lƣợng đơn tin phải xác minh.

Cơ quan điều tra đặc biệt là Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao chỉ là cơ quan điều tra thuần nhất hoạt động tố tụng, không có sự phối hợp, hỗ trợ tƣ pháp, trợ giúp pháp lý từ các đơn vị trong ngành nhƣ lực lƣợng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tƣ pháp, các trại giam, nhà tạm giữ, các đơn vị quản lý hồ sơ nghiệp vụ, tàng thƣ can phạm... nên khi cần sự phối hợp, trợ giúp cho hoạt động điều tra không đƣợc chủ động nhƣ các ngành Công an, Quân đội trong khi chƣa có quy chế rõ ràng quy định trách nhiệm của các đơn vị này trong việc thực hiện các yêu cầu của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Việc quy định thẩm quyền điều tra Tội không thi hành án của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao trong tố tụng hình sự không cụ thể dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, có thể vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao nhƣng lại do Cơ quan điều tra của ngành Công an điều tra dẫn đến chƣa quản lý đầy đủ diễn biến tình hình tội phạm mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp trên phạm vi toàn quốc cũng nhƣ dẫn đến tình trạng số lƣợng án điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hiện nay rất ít so với thực trạng của loại tội phạm này.

Chưa có phương thức chỉ đạo, điều hành hoạt động điều tra thích hợp với việc điều tra các vụ án xảy ra ở địa bàn xa cơ quan, thời gian chờ đợi, xin ý kiến đường lối xử lý còn dài, làm chậm tiến độ điều tra.

Sự phối hợp hoạt động giữa các cấp ngành, các cơ quan, tổ chức trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; chưa đạt hiệu quả như mong muốn do có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và do năng lực chuyên môn hạn chế.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có lúc, có nơi

chƣa thực sự chặt chẽ, hiệu quả, dẫn tới việc nhận thức và vận dụng các quy định của BLHS giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chƣa có sự thống nhất.

Sự phối hợp của các cơ quan có cán bộ tƣ pháp phạm tội trong việc cung cấp tài liệu cũng nhƣ những vần đề có liên quan cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao nhiều nơi, nhiều lúc còn mang tính đối phó, gây khó khăn cho công tác điều tra phá án. Vẫn còn tình trạng nể nang, e dè khi phát hiện vi phạm trong lĩnh vực tƣ pháp cũng nhƣ vẫn có tình trạng can thiệp bằng công văn của các ngành có cán bộ vi phạm để “xử lý nội bộ”, “rút kinh nghiệm sâu sắc…” cá biệt có sự chỉ đạo của cấp trên về đường lối xử lý vụ việc.

Kinh phí, phương tiện kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động điều tra của các Cơ quan điều tra còn hết sức nghèo nàn. Việc đi lại xác minh, điều tra ở những địa phương kéo dài nhiều ngày, trong khi công tác phí và hỗ trợ công tác còn hạn hẹp cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của các điều tra viên.

Một phần của tài liệu LVTS 2015 tội không thi hành án theo luật hình sự việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)