Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN
1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỘI KHÔNG THI HÀNH ÁN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY
* Tội không thi hành trước năm 1999
Trước khi có BLHS năm 1985, pháp luật hình sự Việt Nam chưa pháp điển hóa Tội không thi hành án.
- Hành vi không thi hành án theo Bộ luật hình sự năm 1985
Năm 1985, Bộ luật hình sự ra đời, nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mới được quy định tập trung và đầy đủ thành một chương riêng, mô tả cụ thể, rõ ràng. Dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của từng tội phạm mới đƣợc xác lập làm cơ sở cho giải quyết các tội phạm này.
Trong Bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp quy định tại Chương X, Phần các tội phạm với 19 điều luật trong đó có một điều quy định cụ thể về khái niệm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp, một điều quy định về hình phạt bổ sung và 17 điều quy định về các tội phạm cụ thể.
Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà nước của các tổ chức xã hội và công dân. Tuy nhiên, khi mới ban hành, hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án gây ra hậu quả nghiêm trọng chưa được qui định thành một tội riêng trong chương các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà đƣợc xử lý ở những tội phạm khác. Theo qui định của BLHS 1985, thì tùy trường hợp mà người có hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221 BLHS 1985). Việc xử lý hành vi không thi hành án theo Điều 221 đã bộc lộ những hạn chế nhất định: a. Hành vi không thi hành án là hành vi của người có chức vụ quyền hạn trong việc ra quyết định hoặc là người thực hiện thi hành án xâm hại chủ yếu tới hoạt động tƣ pháp, nói cách khác là xâm hại tới sự đúng đắn trong thi hành án, một lĩnh vực của hoạt động tƣ pháp nhƣng lại được ghép vào chương các tội phạm về chức vụ. Vì vậy, đã không xác định
chính xác khách thể bị xâm hại của hành phạm tội dẫn đến việc đấu tranh với loại tôi phạm này kém hiệu quả; b. Do xác định không đúng tính chất của khách thể bị xâm hại đến việc đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không tương xứng với tính chất của hành vi nên đã qui định hình phạt nhẹ áp dụng cho hành vi này nên răn đe, phòng ngừa hạn chế;
c. Chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong điều kiện phát triển, xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
- Tội không thi hành án theo Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ 01/07/2000. Ngày 19/06/2009, tại kỳ họp thứ 5 khoá 12 của Quốc hội đã thông qua Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1999, có hiệu lực vào ngày 01/01/2010. Tội không thi hành án đƣợc quy định trong chương XXII các tội xâm phạm hoạt động tư pháp từ Điều 292 đến điều 314. Trong đó Điều 292 quy định về “Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp” và các điều còn lại quy định các tội phạm.
So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Bộ luật hình sự năm 1999 đã đƣợc sửa đổi bổ sung thêm bốn tội, trong đó có tội không thi hành án. Cụ thể, Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294), Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296), Tội không thi hành án (Điều 305), Tội đánh tháo người bị giam giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử (Điều 312). Tội không thi hành án là tội phạm mới, Bộ luật hình sự năm 1985 chƣa quy tội phạm này, do yêu cầu thực tiễn đặt ra có những bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng vì những động cơ khác nhau nên người có thẩm quyền không ra quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án rồi nhƣng không tổ chức thi hành, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức và công dân. Nếu xét về tội danh thì đây là tội mới. Việc qui định Tội
không thi hành án tại Điều 305 BLHS 1999 đã đáp ứng đƣợc nhiệm vụ xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh theo các Nghị quyết của Đảng về xây dựng các cơ quan tƣ pháp. “Trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các cơ quan tư pháp (bao gồm Tòa án, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, các cơ quan và tổ chức bổ trợ tư pháp) giữ vị trí rất quan trọng, có nhiệm vụ thực thi quyền lực tư pháp bên cạnh quyền lập pháp và quyền hành pháp” [26, tr.716]. Đồng thời, với việc qui định Tội không thi hành án đã góp phần bảo đảm cho sự đúng đắn của hoạt động tƣ pháp trong lĩnh vực thi hành án, thông qua việc trừng trị người có hành vi phạm tội cũng như nâng cao hiệu quả răn đe, giáo dục phòng ngừa tội phạm. Mặt khác, việc qui định thành một tội phạm riêng trong chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, hành vi phạm tội không thi hành án đã thể hiện rõ tính chất của tội phạm, cung nhƣ mức độ nguy hiểm của nó đối với xã hội, khắc phục đƣợc những hạn chế khi nó chỉ là một trong những hành vi phạm tội của Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lạm quyền trong thi hành công vụ Điều 221 BLHS 1985. Vì vậy, do xác định chính xác hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án xâm phạm đến hoạt động tƣ pháp, nên nhà làm luật tách hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành án của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thành tội phạm độc lập đó là Tội không thi hành án.