Khái niệm đau:
- Đau là một cảm giác chủ quan [60]. Theo định nghĩa của tổ chức nghiên cứu về đau quốc tế: “đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc có liên quan tới tổn thương mô thực sự hoặc tiềm tàng hay được mô tả
giống như vậy” [61]. Đáp ứng đau khác nhau giữa mỗi cá thể và được học tập qua quá trình học hỏi từ xã hội và trải nghiệm cá nhân. Các qui trình chăm sóc y tế gây đau thường gặp ở thời kì trẻ nhỏ cả thường qui lẫn cấp cứu bao gồm:
tiêm chủng, xét nghiệm máu, cắt bao qui đầu, chăm sóc nha khoa, khâu vết rách, đau trong và sau phẫu thuật. Cùng với các trải nghiệm gây đau nhẹ trong sinh hoạt như ngã, va chạm, rách da tạo nên phần lớn các sự kiện đau ở trẻ em nói chung. Vì thế, việc chống đau không thỏa đáng và những kinh nghiệm của trẻ trải qua trong các thủ thuật gây đau sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc hình thành các đáp ứng đau ở trẻ em với các sự kiện xảy ra trong tương lai [62].
Các yếu tố không thay đổi trước khi tiến hành thủ thuật
- Tuổi: Trẻ nhỏ thể hiện phản ứng khó chịu và đánh giá cường độ đau cao hơn trẻ lớn. Chỉ có trẻ lớn mới có khả năng phân biệt “đau” với “ không thoải mái” và “sợ”.
- Sự phát triển: Giai đoạn phát triển ảnh hưởng tới khả năng của trẻ về hiểu biết và xử lí các sự kiện gây đau, song mối liên quan là không hoàn toàn.
- Giới tính: Nghiên cứu trên người lớn và thiếu niên cho thấy giới nữ thông báo về đau nhiều lần hơn, và có nhận cảm đau nặng hơn so với cùng một kích thích trên nam giới. Tuy nhiên trên trẻ em lại không đồng nhất.
- Chủng tộc: Nghiên cứu trên người lớn đã cho thấy sự khác nhau về mặt chủng tộc khi đánh giá đau, ở trẻ em các nghiên cứu này ít hơn.
Các yếu tố có thay đổi trước khi tiến hành thủ thuật - Độ nhạy cảm đau.
- Tính sao chép và mức độ lo lắng.
Các yếu tố thay đổi trong quá trình tiến hành thủ thuật
- Sự có mặt của cha mẹ: Tác dụng của sự hiện diện của cha mẹ lên đáp ứng đau và sự khó chịu của trẻ bị pha trộn và dường như phụ thuộc vào chính mức độ lo lắng của cha mẹ trẻ, sự tương tác giữa trẻ và cha mẹ, và khả năng của cha mẹ để giúp trẻ hợp tác một cách hiệu quả.
- Hành vi của người lớn: Những hành vi nhất định của cha mẹ và nhân viên y tế có liên quan tới việc giảm đau và khó chịu cho trẻ bao gồm làm xao nhãng, trực tiếp ra lệnh để sử dụng kĩ thuật sao chép và khen ngợi. Hành vi của người lớn có liên quan tới tăng sự khó chịu của trẻ em bao gồm nhắc lại sự cam đoan, chỉ trích, xin lỗi và trao quyền kiểm soát cho trẻ... Nhắc lại sự cam đoan thường được sử dụng bởi cha mẹ và nhân viên y tế, và mặc dù nhằm làm giảm sự cẳng thẳng của trẻ song lại thường khiến nó tăng thêm.
- Chuẩn bị: Các thông tin về quá trình tiến hành thủ thuật được các nhân viên y tế đưa cho trẻ hay gia đình, đặc biệt là các thông tin về những cảm giác có thể có, những thông tin hướng tới việc làm tăng tính hiện thực hóa của quá trình sẽ diễn ra, có liên quan tới việc làm giảm khó chịu ở trẻ.
- Sử dụng các biện pháp can thiệp: Mặc dù đã có một lượng lớn các nghiên cứu lí thuyết ủng hộ hiệu quả của các biện pháp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc hiện đang có, vẫn còn tồn tại một khoảng trống trong việc chúng ta hiểu biết những gì hữu ích với những gì chúng ta đang thực hiện.
Đau do phẫu thuật
- Đau do phẫu thuật ở trẻ em ngày càng được quan tâm hơn, giảm đau trong và sau mổ tốt góp phần quan trọng vào thành công của ca mổ [63]. Đau sau mổ nếu không được điều trị thỏa đáng có thể gây nên các rối loạn về tâm sinh lý ở trẻ và phá vỡ sự yên ổn trong gia đình, và gây lo lắng cho các bậc cha mẹ. Trẻ được điều trị giảm đau hợp lý có thể ức chế được các đáp ứng bất lợi như: ảnh hưởng huyết động (mạch nhanh, tăng huyết áp), chuyển hóa (tăng dị hóa), lên miễn dịch (suy giảm miễn dịch), hô hấp (suy thở, thiếu oxy), cầm máu hệ thống (hoạt hóa tiểu cầu)... Vì vậy, với mọi lứa tuổi, cả trẻ sơ sinh đều cần dự phòng và điều trị chống đau thật tốt.
1.3.2. Đánh giá đau ở trẻ em
Đánh giá đau qua hành vi như thang điểm nét mặt, khóc, cử động, đạp, ngôn từ chống đối và nhu cầu giải tỏa (thang điểm FLACC [64][65]). Một số trẻ có khả năng kiểm soát hành vi của chúng, tuy nhiên lại dẫn tới việc kém
tương quan với báo cáo đau do đó việc đánh giá đau có thể thiếu chính xác.
Thang điểm đau đánh giá bằng hành vi cũng được sử dụng cho các trẻ chậm phát triển hoặc không có khả năng giao tiếp