PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh hải dương (Trang 51 - 56)

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

- Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương hiện nay ra sao?

- Công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã đạt được những kết quả gì?

Các vấn đề còn hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan?

- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở GD&ĐT Hải Dương?

- Những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả dự kiến nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi (phụ lục đính kèm) với 02 nhóm đối tƣợng nhƣ sau:

- Nhóm 1: Người dân địa phương.

Mục đích của phỏng vấn người dân địa phương (Những đối tượng được phỏng vấn này phải đảm bảo đã và đang đến làm việc với các cán bộ công chức, viên chức của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương) nhằm xem xét kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức, thái độ trách nhiệm với công việc, của các cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương theo đánh giá của đối tƣợng đến làm việc với các cán bộ công chức, viên chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn

- Nhóm 02: Cán bộ công chức của Sở và các Hiệu trưởng và Giám đốc trung tâm do Sở quản lý.

Mục đích phỏng vấn nhóm này nhằm đánh giá các nhân tố chủ quan tác động đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương thông qua góc nhìn của chính những cán bộ này liên quan đến tác động của cơ chế tuyển dụng, chế độ lương thưởng, quy trình cách thức đánh giá...

- Cỡ mẫu điều tra:

Với nhóm 1, do số mẫu rất lớn và không thể thống kê, mặt khác điều kiện tài chính và thời gian có hạn nên tác giả dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng (Convenience Sampling Technique). Theo đó, tác giả lựa chọn điều tra ngẫu nhiên 100 người dân đến làm việc với Sở Giáo dục & Đào tạo trong thời gian thực hiện đề tài.

Với nhóm 2, do số mẫu không lớn (cán bộ công chức, viên chức của Sở GD & ĐT tỉnh Hải Dương là 60 người và Hiệu trưởng thuộc Sở là 54 người, Giám đốc các trung tâm là 12 người) nên tác giả điều tra toàn bộ tổng thể. Như vậy, cỡ mẫu nhóm 02 là 126 người.

Nội dung điều tra thể hiện trong phiếu điều tra kèm theo luận văn. Việc đánh giá các nội dung điều tra theo bảng Likert dưới đây:

Điểm Khoảng Ý nghĩa với

nhóm 1

Ý nghĩa với nhóm 2

5 4.20 - 5.00 Rất tốt Hoàn toàn đồng ý

4 3.40 - 4.19 Tốt Đồng ý

3 2.60 - 3.39 Bình thường Bình thường

2 1.80 - 2.59 Yếu Không đồng ý

1 1.00 - 1.79 Rất yếu Rất không đồng ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn

2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và đƣợc tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.

Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thông qua các phương tiện đại chúng:

đài, báo, ti vi, internet… để đảm đảm đƣợc tính thời sự của thông tin.

Đề tài thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan thống kê, cơ quan chuyên môn như: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh Hải Dương…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu

* Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập đƣợc, thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.

Mục tiêu tổng hợp dữ liệu thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền dữ liệu thu thập.

+ Ưu điểm: Bằng phương pháp tổng hợp, các ý tưởng, các sự kiện được tập hợp thành một toàn thể, đi từ các nguyên lý, nguyên nhân đến các kết quả.

Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn đƣợc dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học, khám phá ra đƣợc các hợp chất mới bằng cách tổng hợp các chất đơn giản (tổng hợp sáng tạo); sự phân loại các sinh vật, sự hệ thống hóa các định luật riêng rẽ thành nguyên lý.

+ Nhƣợc điểm: Tổng hợp không thể đầy đủ hoàn toàn vì khó đạt đƣợc đến một tổng thể tuyệt đối mà mọi sự có thể từ đó suy ra một cách tất nhiên; bởi vì ta không nắm đƣợc chân lý hoàn toàn, nhất định và kiến thức của ta bao giờ cũng còn thiếu sót.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Thống kê tóm tắt (dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, lƣợng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT nhƣ sau:

Nhóm chỉ tiêu này đƣợc phản ánh thông qua: Số lƣợng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là những kiến thức chuyên sâu đƣợc biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu, cán bộ công chức, viên chức cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức:

Cao cấp, trung cấp và chƣa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của cán bộ công chức, viên chức. Thực tế cho thấy nếu cán bộ công chức, viên chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học: Đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới năng lực làm việc và quản lý của cán bộ cán bộ công chức, viên chức trong thời kỳ hội nhập.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

- Phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ trách nhiệm với công việc: Đây là những tiêu chí vô cùng quan trọng đối với người cán bộ trong thời kỳ phát triển và hội nhập như hiện nay. Nước ta đang phải đối mặt với bệnh quan liêu, bao cấp, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong công việc trong bộ máy quản lý của nước.

Đây là một rào cản rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh hải dương (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)