Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI SỞ GD&ĐT TỈNH HẢI DƯƠNG
4.4. Một số kiến nghị
4.4.1. Kiến nghị với Trung ương - Về chế độ chính sách:
Hiện nay, nhà giáo đƣợc bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo , quản lý ở cơ sở giáo dục được hưởng chế độ lương như giáo viên; chế độ phụ cấp ưu đãi; phụ cấp thâm niên nhà giáo và các phụ cấp, trợ cấp khi công tác ở trường chuyên biệt hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Khi nhà giáo đƣợc điều đô ̣ng về làm công tác quản lý tại Sở Giáo dục trở thành công chƣ́c , chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ , công chức và được hưởng lương the o ngạch, bậc và phụ cấp công vụ; đồng thời không hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi của nhà giáo nữa. Vì mức phụ cấp công vụ thấp hơn phụ cấp thâm niên và phụ cấp ƣu đãi của giáo viên, nên làm nảy sinh bất hợp lý và tâm tƣ của các nhà giáo, nhất là những người được điều động làm cán bộ quản lý. Chính vì vậy:
+ Chính phủ cần sửa đổi bổ sung Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định chế độ thâm niên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, trong đó qui định cán bộ công chức công tác tại cơ quan quản lý giáo dục ( Sở, phòng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
được hưởng chế độ thâm niên vì các đối tượng này tuy không trực tiếp giảng dạy nhƣng phần lớn đều xuất thân từ nhà giáo và vẫn phải làm các công việc của nhà giáo. Có nhƣ vậy mới có thể thu hút viên chức có kinh nghiệm giỏi chuyên môn nghiệp vụ về công tác tại Sở, phòng Giáo dục.
+ Nhà nước cần duy trì chủ trương giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm như Nghị định 132 trước đây đã thực hiện, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhà giáo và góp phần tiếp tục nâng cao chất lƣợng đội ngũ trong ngành giáo dục.
+ Bộ Nội vụ cần sửa đổi điều 5, Thông tƣ 07/2014/TT-BNV ngày 19/8/2014 qui định tỉ lệ công nhận 15% cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Vì qui định nhƣ vậy sẽ hạn chế rất nhiều sự nỗ lực phấn đấu đạt chất lƣợng và hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong đó có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Công tác dự báo và quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng thừa tổng thể, thiếu cục bộ, hụt hẫng giữa các thế hệ.
- Hệ thống văn bản pháp luật cũng nhƣ những quy chuẩn về số lƣợng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo đƣợc xây dựng khá chi tiết, nhƣng tác dụng điều chỉnh đối với nhà giáo và cán bộ quản lý lại kém hiệu quả.
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo đạt chuẩn, trên chuẩn (theo văn bằng) còn nặng về số lượng chưa được quan tâm nhiều đến chất lượng. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế, chưa trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết cho công tác dạy học, giáo dục. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo tại các trường, khoa sư phạm còn chưa được quan tâm đúng mức, đôi khi còn bị xem nhẹ, thả nổi.
- Hệ thống các trường, các khoa, các cơ sở đào tạo sư phạm chưa được quan tâm đầu tƣ, quy hoạch để bảo đảm các điều kiện tối thiểu cho công tác đào tạo, một số loại hình đào tạo giáo viên phổ thông ngoài trường sư phạm phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
triển nhanh, các loại hình tại chức, từ xa, liên thông khá ồ ạt, thiếu kiểm soát, dẫn đến không bảo đảm chất lƣợng.
- Do tính dự báo thiếu sát thực, nên sinh viên tốt nghiệp sƣ phạm ra trường ngày càng dôi dư nhiều, khó tìm kiếm việc làm (chưa kể còn có hiện tƣợng tiêu cực trong xin tuyển biên chế, hợp đồng) nên đang dẫn đến tình trạng học sinh phổ thông có học lực giỏi không thi vào trường sư phạm.
4.4.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT đã đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó một phần đáng kể đã đạt trình độ trên chuẩn.
Trình độ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đều đƣợc nâng lên theo chuẩn và vƣợt chuẩn; cán bộ quản lý đƣợc đào tạo cử nhân gần nhƣ đạt 100%, tỷ lệ đào tạo Thạc sỹ ngày càng tăng; ở cao đẳng, đại học, tỷ lệ đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ đạt từ 20%-50%.
Phẩm chất đạo đức của các cán bộ công chức, viên chức có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín nghề nghiệp và tương lai con người; do đó, vấn đề giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức là rất quan trọng. Mặc dù vậy, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, do công tác quản lý, giám sát đối với cán bộ quản lý thiếu nghiêm minh, nên đã có những biểu hiện cá biệt, nhƣng rất nghiêm trọng về sự xuống cấp phẩm chất đạo đức.
- Về vấn đề tuyển dụng và luân chuyển cán bộ:
Do không có văn bản hướng dẫn thi hành và chưa có trong tiền lệ của ngành GD&ĐT tỉnh nhƣng xuất phát từ yêu cầu: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (theo Nghị quyết số 29-NQ/T.Ư ngày 4.11.2013 Hội nghị T.Ƣ 8 khóa XI), ngành GD&ĐT tỉnh HD cần xây dựng phương án thi tuyển các chức danh cán bộ các phòng ban thuộc Sở Giáo dục.
Đây là cách làm hoàn toàn mới so với cách thức bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý ở các trường học về công tác tại Sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý và thi tuyển cán bộ công chức, viên chức một cách công khai, dân chủ là giải pháp hay để hạn chế tình trạng "chạy chức, chạy quyền". Việc thi tuyển nêu trên không những cần các văn bản hướng dẫn thống nhất mà còn phải bảo đảm các nguyên tắc về đổi mới công tác cán bộ của Đảng".
Công khai, minh bạch trong thi tuyển đã góp phần làm cho cán bộ công chức trong ngành rất phấn khởi; nhiều người muốn thử sức; nhiều người xác định, có thể không trúng tuyển thì cũng là cơ hội tốt để củng cố kiến thức chuyên môn.Thông qua thi tuyển trên tinh thần dân chủ, công khai, Sở GD&ĐT tỉnh sẽ lựa chọn, bổ nhiệm những cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực lãnh đạo, quản lý, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn