MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý (Trang 20 - 24)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Điều tra tình hình dân sinh - kinh tế xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, phát hiện những tác động tiêu cực của dân cư địa phương đến đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo.

- Đánh giá tình hình khai thác trái phép lâm sản ở khu vực nghiên cứu và tác động của lễ hội Tây Thiên đến đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo.

- Đề xuất giải pháp kiểm soát tình trạng khai thác, sử dụng trái phép lâm sản ở vùng nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

- Tài nguyên rừng (động vật, thực vật) và môi trường khu vực Tây Thiên.

- Các du khách tham gia lễ hội chùa Tây Thiên.

- Các hộ gia đình tại khu vực Tây Thiên: thôn Đền Thỏng, thôn Lõng Sâu và thôn Đồng Hội, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra tình hình dân sinh - kinh tế xã Đại Đình (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc): dân số, đời sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội.

- Xác định các hoạt động kinh tế, xã hội của người dân trong xã Đại Đình có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở VQG Tam Đảo.

- Tìm hiểu về khu di tích Tây Thiên và hoạt động du lịch, lễ hội Tây Thiên; xác định các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học ở VQG Tam Đảo

- Điều tra xác định các loại lâm sản bị khai thác, buôn bán trái phép trong vùng nghiên cứu, đối tượng khai thác, thời gian khai thác lâm sản, nơi khai thác, hình thức khai thác và mức độ khai thác.

- Điều tra xác định mục đích sử dụng lâm sản khai thác trái phép, lực lượng buôn bán, đối tượng sử dụng các lâm sản.

- Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng lâm sản trái phép đến tài nguyên sinh vật VQG Tam Đảo và các hoạt động kiểm soát ở địa phương (Ban quản lý VQG Tam Đảo, chính quyền địa phương).

- Đề xuất các giải pháp kiểm soát, quản lý hiệu quả khai thác trái phép lâm sản trong vùng nghiên cứu.

2.4. Thời gian nghiên cứu

Luận văn được thực hiện từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 09 năm 2010, được chia ra làm các giai đoạn như sau:

- Từ 15 - 21/01/2010: Khảo sát thực địa lần 1.

- Từ 25 - 30/02/2010: Khảo sát thực địa lần 2.

- Từ 25 - 31/03/2010: Gặp Ban Giám đốc VQG Tam Đảo, hạt Kiểm lâm Tam Đảo, trạm Kiểm lâm Đại Đình và tiến hành khảo sát thực địa lần 3.

- Từ 12 - 17/04/2010: Gặp cán bộ UBND xã Đại Đình và tiến hành khảo sát thực địa lần 4.

- Từ 15 - 19/05/2010: Khảo sát thực địa lần 5.

- Từ 17 - 22/06/2010: Khảo sát thực địa lần 6.

- Từ 1 - 4/07/2010: Khảo sát thực địa lần 7.

- Từ 5/07/2010 - 27/09/2010: Xử lý toàn bộ số liệu và tiến hành hoàn thiện luận văn.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu và nội dung đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

2.5.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan

Để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn, chúng tôi đã lựa chọn tham khảo các nguồn tài liệu có sẵn:

- Các bài báo liên quan đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc trên mạng internet, hội thảo khoa học hoặc các sách chuyên khảo, các báo cáo khoa học chưa được in ấn.

- Các văn bản pháp luật của Nhà nước và các công ước quốc tế về quy hoạch và quản lý RĐD; các Nghị định và Thông tư về khai thác, buôn bán các loài động thực vật quý hiếm; Công ước Đa dạng sinh học, Công ước CITES…

- Kế thừa cơ sở dữ liệu GIS đã được số hóa trên môi trường Mapinfo 7.5 của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ về VQG Tam Đảo và vùng đệm.

2.5.2. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được áp dụng khi lần đầu tiên đến VQG Tam Đảo và khu danh thắng Tây Thiên, để có được các số liệu hỗ trợ cho các thông tin thu được qua khảo sát thực địa.

- Phỏng vấn cán bộ VQG Tam Đảo: Phó giám đốc và Trưởng phòng kỹ thuật của VQG Tam Đảo, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Đại Đình để biết được các thông tin về hiện trạng công tác quản lý bảo vệ rừng; những hoạt động của VQG Tam Đảo và các chương trình bảo tồn mà VQG đã thực hiện.

- Các thông tin về điều kiện dân sinh - kinh tế xã hội của xã Đại Đình cũng như các thông tin về lễ hội Tây Thiên và tác động của lễ hội Tây Thiên

đến tài nguyên sinh vật VQG Tam Đảo được thu thập qua phỏng vấn cán bộ UBND xã Đại Đình và Ban quản lý khu di tích lịch sử Tây Thiên.

- Phỏng vấn các hộ gia đình thuộc 3 thôn (thôn Đền Thỏng, thôn Lõng Sâu và thôn Đồng Hội) và các chủ nhà hàng, các cửa hiệu dọc tuyến từ Đền Thỏng đến Đền Thượng Tây Thiên và Thiền Viện Trúc lâm Tây Thiên để tìm hiểu mức độ nhận thức của người dân địa phương về chức năng quản lý và quy chế quản lý của VQG Tam Đảo.

Mẫu Phiếu điều tra các hộ gia đìnhPhiếu điều tra cán bộ xã/thôn được nêu ở Phục lục 01 và 02.

2.5.3. Khảo sát các quán, nhà hàng và rừng tại khu vực Tây Thiên

Từ tháng 1 đến tháng 7/2010, tiến hành quan sát các quán và nhà hàng trong khu vực Tây Thiên để phát hiện các lâm sản được bày bán, tìm hiểu qua chủ quán/ nhà hàng về giá bán, xuất xứ nguồn hàng, khối lượng bán, nơi khai thác, mùa vụ khai thác,...

Quan sát sinh cảnh dọc tuyến đi lên Đền Thượng để đánh giá tình trạng suy thoái sinh cảnh, phát hiện các trường hợp lâm sản bị khai thác và ghi nhận các tác động của con người lên tài nguyên rừng và đến môi trường sinh thái ở khu vực Tây Thiên. Các số liệu này được kết hợp với số liệu phỏng vấn người dân để đưa ra nhận xét về sự suy thoái tài nguyên sinh vật ở khu vực Tây Thiên.

2.5.4. Phương pháp phân tích số liệu

Nhận diện các loài động vật bị khai thác buôn bán bằng các sách nhận diện nhanh có hình minh họa (Nguyễn Xuân Đặng và cs, 2000; Tilo Nadler và Nguyễn Xuân Đặng, 2008; Nguyễn Quảng Trường và cs, 2005; Nguyễn Cử và cs. 2000). Việc nhận diện có sự hỗ trợ của chuyên gia động vật học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Tên các loài cây do người dân địa phương cung cấp và được đối chiếu với các tài liệu nghiên cứu của Dự án GTZ/TDMP để xác định tên khoa học.

Xác định các loài quý hiếm, nguy cấp dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007);

Danh Lục Đỏ IUCN (2009); Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel, soạn thảo trình bày luận văn bằng phần mềm Microsoft Word.

Ứng dụng chương trình Mapinfo 7.5 để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng tài nguyên của xã Đại Đình.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)