Tình hình khai thác lâm sản trái phép ở khu vực Tây Thiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý (Trang 42 - 72)

Trong quá trình điều tra khảo sát chúng tôi đã thống kê được 40 loài và nhóm loài thực vật và 56 loài và nhóm loài động vật đang bị khai thác, sử dụng ở khu vực Tây Thiên. Kết hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Dự án GTZ/TDMP (Nguyễn Xuân Đặng và cs.2004, 2006; Tạ Huy Thịnh và cs, 2004; Trần Văn Ơn, 2004) chúng tôi đã lập được danh lục các loại lâm sản bị khai thác trái phép tại khu vực Tây Thiên bao gồm 52 loài và nhóm loài thực vật và 60 loài và nhóm loài động vật (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Thành phần lâm sản bị khai thác trái phép tại khu vực Tây Thiên

TT Tên phổ thông Tên khoa học Thông tin

Nơi ghi nhận (dạng sản phẩm) I. Thực vật

1.1. Nhóm làm vật liệu, nhiên liệu

1. Nứa tép Neohouzeaua sp. Q Nhà dân1 (khô)

2. Tre Bambusa sp. Q Nhà dân (khô)

3. Củi gỗ nhiều loài Không rõ Q Nhà dân, ven rừng2 (khô, tươi)

1.2. Nhóm làm thực phẩm và dược liệu

4. Nấm, mộc nhĩ T

5. Măng sặt gai Arundinaria giffthiana Q Nhà dân, ven rừng (tươi)

6. Măng tre, nứa Q Nhà dân, ven rừng

(tươi)

7. Cẩu tích Cibotium barometz Q Quán hàng3 (khô)

8. Tai chua Garcinia cowa Q Quán hàng (quả khô,

tươi)

9. Củ bình vôi Stephania rotunda Q Quán hàng (khô) 10. Dứa rừng Pandanus tonkinensis Q Quán hàng (quả khô,

tươi)

11. Gắm núi Gnetum montanum Q Quán hàng (dây khô) 12. Chuối hột rừng Musa uranoscopos Q Quán hàng (quả khô,

tươi)

13. Ba kích Morinda officinalis Q Quán hàng (khô, tươi) 14. Huyết đằng Sargentodoxa cuneata Q Quán hàng (khô)

15. Rễ gió Aristolochia sp. Q Quán hàng (khô)

16. Dây mật gấu (Hoằng đằng)

Fibraurea tinctoria Q Quán hàng (khô) 17. Dây rau ráu Vernonia andersonii Q Quán hàng (khô)

18. Dây tiêu độc Không rõ P

19. Nam mộc thông Iodes ovalis T

20. Thiên niên kiện Homalomena occulta Q Quán hàng (khô)

21. Mát thành Kadsura sp. Q Quán hàng (khô)

22. Na rừng Kadsura sp. Q Quán hàng (khô)

23. Sâm cau Peliosanthes teta Q Quán hàng (khô)

24. Sâm nam Milletia sp. T

25. Lá đan Sinzigium sp. Q Quán hàng (khô)

26. Củ một Stephania pierrei P

27. Củ ba mươi, bách bộ

Stemona tuberosa Q Quán hàng (khô, tươi) 28. Dây cột sống Tinospora sinensis Q Quán hàng (khô)

29. Dây ô vuông Cissus sp. Q Quán hàng (khô)

30. Dây rau xoắn Không rõ Q Quán hàng (khô) 31. Kim tiền thảo Desmodium sp. Q Quán hàng (khô) 32. Mạch môn đông Ophiopogon japonicus Q Quán hàng (khô) 33. Thổ phục linh Smilax glabra Q Quán hàng (khô) 34. Tắc kè đá Drynaria fortunei Q Quán hàng (khô) 35. Hà thủ ô núi Streptocaulon juventas Q Quán hàng (khô)

1.3. Nhóm làm sinh vật cảnh và trang trí

36. Trà hoa vàng Camelia sp. Q Nhà dân (cây tươi)

37. Hải đường Camelia sp. Q Nhà dân (cây tươi)

38. Lan vảy rồng Dendrobium lindleyi Q Quán hàng, nhà dân (cây tươi) 39. Ốc lan hương Dendrobium

parciflorum

Q Quán hàng, nhà dân (cây tươi)

40. Hoàng thảo Dendrobium spp. Q Quán hàng, nhà dân (cây tươi)

41. Phi điệp hồng Dendrobium sp. Q Quán hàng (cây tươi) 42. Phi điệp vàng Dendrobium

chrysanthum

T 43. Kim điệp Dendrobium fimbriatum T 44. Trúc đen Dendrobium hancokii T 45. Hoàng thảo dẹt Dendrobium nobile T

46. Lan sậy Arundina graminifolia Q Quán hàng, nhà dân (cây tươi)

47. Kim tuyến tam đảo Paphiopedilum grantrixianum

T

48. Lan quế Aerides odorata Q Quán hàng (cây tươi) 49. Cầu diệp hạnh

nhân

Bulbophyllum ambrosia T 50. Cầu diệp hoa to Bulbophyllum

macranthum

T 51. Kiều lan đỉnh Calanthe clavata T 52. Lan bọng Flickingeria ritaeana T

II. Động vật

2.1. Nhóm làm thực phẩm và dược liệu

53. Cu li Nyctycebus sp P

54. Chồn bạc má bắc Melogale moschata P

55. Cầy vòi mốc Paguma larvata P

56. Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus

Q Quán ăn (thịt) 57. Cầy hương Viverricula indica P

58. Mèo rừng Prionailurus bengalensi P

59. Lợn rừng Subscrofa Q Quán ăn (thịt, xương)

60. Hoẵng Muntiacus muntjak P

61. Sơn dương Capricornis milneedwardsii

P

62. Dúi mốc lớn Rhizomys pruinosus Q Quán ăn (sống)

63. Nhím Hystrix brachyura Q Quán ăn (thịt) 64. Đon Atherurus macrourus Q Quán ăn (thịt) 65. Chuột núi Leopoldamys sabanus Q Quán hàng (thịt) 66. Chuột hươu lớn Leopoldamys edwardsi Q Quán hàng (thịt) 67. Sóc bụng đỏ Callosciurus erythaeus Q Quán hàng (sống, thịt) 68. Sóc mõm hung Dremomys rufigenis Q Quán hàng (sống)

69. Gà rừng Gallus gallus P

70. Bìm bịp lớn Centropus sinensis Q Quán hàng, nhà dân (ngâm rượu)

71. Cu sen Streptopelia orientalis Q Nhà dân (sống) 72. Cu ngói Streptopelia

tranquebarica

P 73. Cu gáy Streptopelia chinensis P

74. Tắc kè Gekko gekko Q Quán hàng (ngâm

rượu) 75. Kỳ nhông Physignathus

cocincinus

Q Quán hàng (ngâm rượu)

76. Rắn hổ mang Naja atra Q Quán hàng (ngâm

rượu)

77. Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah Q Quán hàng (ngâm rượu)

78. Rắn sọc dưa Elaphe radiata Q Quán hàng (ngâm

rượu) 79. Rắn sọc khoanh Elaphe moelleldorffi P

80. Rắn sải thường Amphiesma stolata Q Quán hàng (ngâm rượu)

81. Rắn nước Xenochrophis piscator Q Quán hàng (ngâm rượu)

82. Rắn cạp nong Bungarus fasciatus Q Quán hàng (ngâm rượu)

83. Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus P

84. Rắn ráo trâu Ptyas mucosus P

85. Rắn ráo thường Ptyas korros Q Quán hàng (ngâm rượu)

86. Rùa đầu to Platysternon megacephalum

P

87. Rùa đất lớn Heosemys grandis Q Quán hàng (sống) 88. Rùa sa nhân Pyxidea mouhoti P

89. Rùa đât Spengle Geoemyda spengleri Q Quán hàng (sống) 90. Cá cóc Tam Đảo Paramesotriton

deloustali

Q Quán hàng (sống)

91. Ếch đồng Rana rugulosa Q Quán hàng (sống)

92. Ếch nhẽo Rana kuhlii Q Quán hàng (sống)

93. Cá suối Pisces P

94. Ong bồ lỗ Apis sp. Q Quán hàng (ngâm

rượu)

95. Ong mật Apis cerana Q Quán hàng (ngâm rượu)

96. Rết rừng Oligochaeta Q Quán hàng (ngâm

rượu) 2.2. Nhóm làm cảnh

97. Vẹt ngực đỏ Psittacula alexandri Q Quán hàng, nhà dân (sống)

98. Chích choè Capsychus saularis T

99. Chích choè Leiothrix lutes T

100. Oanh cổ đỏ Erithacus calliope T

101. Khướu bạc má Garrulax chinensis Q Quán hàng, nhà dân (sống)

102. Khướu mun Garrulax sp. Q Quán hàng, nhà dân

(sống)

103. Khướu đầu trắng Garrulax leucolophus Q Quán hàng, nhà dân (sống)

104. Sáo mỏ vàng Acridotheres grandis Q Quán hàng, nhà dân (sống)

105. Sáo mỏ ngà Acridotheres cristatellus Q Quán hàng, nhà dân (sống)

106. Sáo sậu Sturnus nigricollis Q Quán hàng, nhà dân (sống)

107. Cắt hoa Falco sp. Q Quán hàng (mẫu nhồi)

108. Cắt Falco sp. Q Quán hàng (mẫu nhồi)

109. Vàng anh trung quốc

Oriolus chinensis Q Quán hàng (sống) 110. Họa mi Garrulax canorus Q Quán hàng (sống) 111. Chào mào đít đỏ Pycnonotus jocosus Q Quán hàng (sống)

112. Yểng Gracula religiosa Q Quán hàng, nhà dân

(sống)

Ghi chú: Q - Quan sát trực tiếp mẫu vật; P- ghi nhận qua phỏng vấn; T- ghi nhận qua tài liệu (Tạ Huy Thịnh và cs.2004, Nguyễn Xuân Đặng và cs.2004, 2006; Tran Van On, 2004); (1)Nhà dân - nhà dân các thôn gần Đền Thỏng, (2) Ven rừng - ven rừng trong khu vực Tây Thiên, (3) Quán - các quán hàng khu Đền Thỏng và dọc đường lên Đền Thượng

Như vậy, số loài và nhóm loài động vật, thực vật bị khai thác, sử dụng trong khu vực Tây Thiên khá lớn, cho thấy sự tác động đáng kể đến tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo và diện tích rừng sản xuất còn lại của xã Đại Đình.

Đây là những loài hoặc nhóm loài có sản phẩm bày bán tại các quán hàng, quán

ăn và lưu giữ tại các hộ gia đình vùng nghiên cứu. Con số thực tế có thể còn nhiều hơn vì chắc chắn với thời gian nghiên cứu ngắn chúng tôi chưa thể thống kê hết được. Trong số các loài và nhóm loài ghi nhận được, các loài và snhóm loài có tần số bắt gặp cao bao gồm:

- Nhóm cây làm thuốc: lá đan, sâm cau, hoàng đằng, huyết đằng, kim tiền thảo.

- Nhóm cây làm thực phẩm: sặt gai, tai chua.

- Nhóm cây làm cảnh: phi điệp hồng, lan vảy rồng, hoàng thảo, phi điệp vàng, hải đường,…

- Nhóm động vật làm thực phẩm và dược phẩm: cầy vòi hương, cầy vòi mốc, sóc bụng đỏ, dúi mốc lớn, đon, tắc kè, rắn ráo thường, rắn hổ mang, rùa đất spengle, cá cóc tam đảo.

- Nhóm động vật làm cảnh: vàng anh trung quốc, chào mào đít đỏ, họa mi.

Trong số 112 loài và nhóm loài thực vật, động vật bị khai thác sử dụng ở khu vực Tây Thiên có 32 loài (11 loài thực vật và 21 loài động vật) là những loài quý hiếm, nguy cấp (bảng 3.4), bao gồm:

- Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 20 loài: 7 loài thực vật và 13 loài động vật.

- Trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 20 loài: 4 loài thực vật và 16 loài động vật. Trong đó, có 1 loài thực vật (hài tam đảo) và 5 loài động vật (cu li lớn, mèo rừng, sơn dương, rắn hổ chúa, rắn sọc dưa) thuộc nhóm I - nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

- Danh lục Đỏ IUCN (2009) có 7 loài: 1 loài thực vật và 6 loài động vật.

Bảng 3.4. Danh sách các loài động thực vật quý hiếm ở khu vực Tây Thiên TT Tên phổ thông Tên khoa học IUCN

2009

SĐVN 2007

NĐ 32 2006 I. Thực vật

1. Củ bình vôi Stephania rotunda IIA

2. Củ một Stephania Pierrei IIA

3. Ba kích Morinda officinalis EN

4. Sâm cau Peliosanthes teta VU

5. Tắc kè đá Drynaria bonii VU

6. Kim điệp Dendrobium fimbriatum VU

7. Hoàng thảo dẹt Dendrobium nobile EN IIA

8. Lan sậy Arundina graminifolia LR 9. Hài tam đảo Paphiopedilum

grantrixianum

CR IA

10. Lan quế Aerides odorata VU

11. Cầu diệp hạnh nhân

Bulbophyllum ambrosia LR

II. Động vật

12. Cu li lớn Nyctycebus bengalensis EN VU IB

13. Cầy hương Viverricula indica IIB

14. Mèo rừng Prionailurus bengalensi IB

15. Sơn dương Capricornis milneedwardsii

VU EN IB

16. Vẹt ngực đỏ Psittacula alexandri IIB

17. Yểng Gracula religiosa IIB

18. Họa mi Garrulax canorus IIB

19. Tắc kè Gekko gekko VU

20. Kỳ nhông Physignathus cocincinus VU

21. Rắn hổ mang Naja atra EN IIB

22. Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah CR IB

23. Rắn sọc dưa Elaphe radiata IB

24. Rắn sọc khoanh Elaphe moelleldorffi VU

25. Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN IIB

26. Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus IIB

27. Rắn ráo trâu Ptyas mucosus EN IIB

28. Rắn ráo thường Ptyas korros EN

29. Rùa đầu to Platysternon megacephalum

EN EN IIB

30. Rùa đất lớn Heosemys grandis NT VU IIB 31. Rùa đất spengle Geoemyda spengleri EN

32. Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali VU EN IIB

Ghi chú: NĐ32 = NĐ 32/2006/NĐ - CP: IA, IB - Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, IIA, IIB - Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; SĐVN = Sách Đỏ Việt Nam (2007) và IUCN = Danh lục Đỏ IUCN (2010): CR = cực kỳ nguy cấp, EN = nguy cấp, VU = sẽ nguy cấp, NT- gần bị đe dọa.

Việc ghi nhận có tới 32 loài thực vật động vật quý hiếm, nguy cấp đang bị khai thác, sử dụng ở khu vực Tây Thiên cho thấy, hoạt động khai thác sử dụng lâm sản trái phép ở đây đang gây ra những tổn thất cho nguồn gen động, thực vật quý hiếm mà Việt Nam và thế giới đang ra sức bảo tồn.

3.3.2. Mùa vụ khai thác và buôn bán lâm sản trái phép

Qua phỏng vấn người dân ở 3 thôn (Đền Thỏng, Lõng Sâu và Đồng Hội) và các chủ cửa hàng dọc đường từ Đền Thỏng lên Đền Thượng Tây Thiên, chúng tôi đã xác định được thời gian khai thác các loại lâm sản tại khu vực Tây Thiên như sau:

- Mùa khai thác măng: Thường bắt đầu từ tháng 3 đến đầu tháng 5 (tức là vào tháng 2 đến tháng 4 âm lịch). Vào thời gian này thời tiết đang mưa xuân, nên măng mọc nhiều. Thời điểm này cũng trùng với thời gian diễn ra lễ hội Tây Thiên (15/02 - 17/02 âm lịch). Vì vậy, người dân tập trung vào rừng khai thác măng để bán cho khách du lịch. Măng được người dân khai thác chủ yếu là măng sặt gai.

- Mùa săn bắt động vật: Thường vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Vào thời kỳ này thú ra hoạt động mạnh, các loài rắn chuẩn bị cho thời kỳ ngủ đông và người dân địa phương cũng có thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện nay các loài động vật không còn nhiều cũng như hiệu quả của việc săn bắt không còn cao như trước đây nên số lượng người tham gia săn bắt động vật cũng giảm đi rất nhiều so với những năm trước đây. Hiện chỉ còn một vài người có súng săn, có kinh nghiệm và có sức khỏe thỉnh thoảng lén

lút đi vào rừng để săn bắn động vật để làm thực phẩm và để bán. Mục tiêu săn bắt là làm thực phẩm, phần còn lại có thể đem bán cho những người thu mua, hoặc có thể sau khi đã sử dụng làm thực phẩm, các loài động vật sẽ được làm thành mẫu khô và đem bán cho khách du lịch.

- Mùa thu hái cây thuốc: Thường diễn ra quanh năm. Theo kết quả phỏng vấn các chủ cửa hàng thì họ có thể đi vào rừng bất kỳ lúc nào trong năm khi có thời gian nhàn rỗi. Nhưng chủ yếu họ đi vào thời gian gần cuối năm hoặc thời gian sau khi lễ hội Tây Thiên kết thúc. Khi đó khách du lịch cũng ít, họ có nhiều thời gian rỗi. Khi vào rừng họ gặp cây thuốc nào thì lấy cây đó. Sau đó mang về chế biến, phơi khô và đóng túi để bán cho khách du lịch hoặc có thể bán cho các thầy lang, các cửa hàng thuốc nam ở trong thôn, xã, thị xã Vĩnh Yên.

- Mùa vụ khai thác các loài lan: Thường vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, thời điểm này trùng với mùa lễ hội và mùa du lịch.

Khối lượng lâm sản mà chúng tôi ghi nhận được qua bày bán tại các cửa hàng qua dọc đường lên Đền Thượng Tây Thiên qua các tháng trong năm 2010 không nhiều và chưa phản ảnh được mức độ nghiêm trọng của việc khai thác buôn bán lâm sản trái phép trong vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, số liệu này cho thấy tính mùa vụ của việc buôn bán các lâm sản khai thác ở đây (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Số lượng một số lâm sản bày bán trái phép tại khu vực Tây Thiên năm 2010

Tháng Thực phẩm Dược liệu Sinh vật cảnh

Số loại Khối lượng Số loại Khối lượng Số loại Khối lượng

I 15 43.1 kg

8 25.5 lít

II 11 39.6 kg 2 2 con

2 5.5 lít 6 17 cụm

III 1 100 kg 9 53.7 kg 5 17 con

4 9 lít 4 8 cụm

IV 2 501.5 kg 15 91.8 kg 7 21 con

10 48.7 lít

V 3 40 kg 14 62.8 kg

6 15 lít

VI 2 47 kg 16 49.6 kg

5 11.5 lít

VII 2 95 kg 16 135.7 kg

15 41 lít

Trong số các loại lâm sản được bày bán thì các lâm sản làm thuốc được bày bán với nhiều loại nhất (40 loại), tiếp đến là sinh vật cảnh (18 loại) và nhóm thực phẩm được bày bán với ít loại nhất (3 loại).

Trong tháng 1 các loại làm thực phẩm và làm cảnh hầu như không được bày bán tại các quán hàng, mà chỉ có các loại làm thuốc được bày bán.

Nguyên nhân là do đây là thời điểm trùng với tháng 12 âm lịch, người dân đang chuẩn bị cho tết nên chủ yếu vào rừng để lấy lá rong, lá chít, củi…

Ngoài ra, cũng do vào mùa này khách du lịch thường đến rất ít.

Tháng 2 là tháng bắt đầu chuẩn bị cho mùa lễ hội, du khách thập phương đi lễ phật cũng đông hơn nên các loại lâm sản để làm cảnh, thuốc bắt đầu được bày bán với số lượng nhiều hơn.

Tháng 3 là tháng diễn ra lễ hội chính ở Tây Thiên. Vào thời gian diễn ra lễ hội chính thức (15 - 17/02 âm lịch) thì hầu hết các loại lâm sản không

được người dân bày bán. Nguyên nhân là do vào thời điểm diễn ra lễ hội, để đảm bảo trật tự an ninh cho khu vực các lực lượng chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm VQG Tam Đảo, công an huyện Tam Đảo đã phối hợp tuần tra nghiêm ngặt nên người dân không dám bày bán vì họ sợ bị bắt. Tuy nhiên, trước một vài ngày diễn ra lễ hội thì người dân vẫn bày bán lén lút các loại lâm sản để bán cho du khách và các loại lan được bày bán với số lượng nhiều nhất.

Vào đầu tháng 4 dường như các loại làm thực phẩm và làm thuốc được bày bán với số lượng nhiều nhất trong các tháng. Do lượng khách du lịch đến với Tây Thiên vẫn rất đông nên người dân vào rừng để khai thác măng với số lượng nhiều hơn. Và thời gian này lễ hội Tây Thiên cũng chuẩn bị kết thúc nên các lực lượng cơ quan chức năng không đi tuần tra thường xuyên nên người dân bày bán công khai các lâm sản để bán cho du khách.

Trong các tháng 5, tháng 6 và tháng 7, là các tháng mùa hè và lễ hội Tây Thiên cũng đã kết thúc nên lượng khách đến với Tây Thiên cũng ít hơn.

Khách du lịch vào mùa hè chủ yếu là học sinh, sinh viên và những đối tượng này chủ yếu là đi du lịch, dã ngoại. Họ chủ yếu sử dụng các dịch vụ như vận chuyển hàng hóa, quà bánh, đồ lưu niệm, dịch vụ chụp ảnh, thuê địa điểm, mua bán các sản phẩm ăn nhanh nên các loại lâm sản được bày bán rất ít.

3.3.3. Địa điểm và hình thức khai thác lâm sản a) Địa điểm khai thác

Việc xác định cụ thể địa điểm khai thác các loại lâm sản rất khó, do người được phỏng vấn thường không muốn nói rõ nơi khai thác sợ bị kiểm lâm phạt, do vậy, chúng tôi chỉ xác định nơi khai thác là bên trong VQG Tam Đảo hay ở vùng đệm của VQG. Cũng cần lưu ý rằng một phần lâm sản (động vật rừng, dược liệu) sử dụng trong vùng nghiên cứu được chuyển từ các tỉnh khác đến để phục vụ nhu cầu của du khách, tuy nhiên, phần này chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong bảng 3.6, chúng tôi nêu lên nơi khai thác, người khai thác, mục đích sử dụng và người sử dụng đối với từng loại hoặc nhóm loại lâm sản ghi nhận sử dụng trong vùng nghiên cứu.

Bảng 3.6. Địa điểm, người khai thác, mục đích và người sử dụng các loại lâm sản ghi nhận tại khu vực Tây Thiên

TT Tên phổ thông Nơi khai thác

Người khai thác

Mục đích sử dụng

Người sử dụng

Trong VQG

Vùng đệm

Nam giới Phụ

Nữ Trẻ em

V- NL

D L

T P

S C

Nam giới Phụ

Nữ

I. Thực vật

1. Nứa tép xx x xx x x x x

2. Tre xx x xx x x x x

3. Củi gỗ nhiều loài xx x x xx x x x x

4. Măng sặt gai xx x xx x x x x

5. Măng tre, nứa xx x xx x x x x

6. Tai chua xx xx x x

7. Cẩu tích xx xx x x x

8. Củ bình vôi xx xx x xx

9. Dứa rừng xx xx x xx x

10. Gắm núi xx xx x xx x

11. Chuối hột rừng xx xx x x x xx

12. Ba kích xx xx x xx

13. Huyết đằng xx xx x xx

14. Rễ gió xx xx x xx

15. Dây mật gấu xx xx x x xx x

16. Dây rau ráu xx xx x x xx x

17. Dây tiêu độc xx xx x x x x

18. Thiên niên kiện xx xx x x x

19. Mát thành xx xx x x x

20. Na rừng xx xx x xx x

21. Sâm cau xx xx x xx

22. Lá đan xx xx x x x x x

23. Củ một xx xx x x x

24. Củ ba mươi xx xx x x x

25. Dây cột sống xx xx x x xx x

26. Dây ô vuông xx xx x x x x

27. Dây rau xoắn xx xx x x x x

28. Kim tiền thảo xx xx x x x

29. Mạch môn đông xx xx x x x x

30. Thổ phục linh xx xx x x x

31. Tắc kè đá xx xx x x x

32. Hà thủ ô núi xx xx x x x

33. Trà hoa vàng xx xx x xx

34. Hải đường xx xx x xx

35. Lan vảy rồng xx xx x xx

36. Ốc lan hương xx xx x xx

37. Hoàng thảo xx xx x xx

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý (Trang 42 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)