Đại Đình nằm ở phía Tây Nam của VQG Tam Đảo, thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (hình 3.1). Diện tích toàn xã là 3.455,09 ha, trong đó có 2.044,70 ha thuộc vùng lõi và 1410,39 ha thuộc vùng đệm của VQG Tam Đảo.
Hình 3. 1. VQG Tam Đảo và vị trí địa lý xã Đại đình
3.1.2. Dân số, lao động và dân tộc
Theo số liệu của UBND xã Đại Đình (2009), toàn xã có 8.999 nhân khẩu, 2.321 hộ. Trong đó, số nam giới là 4.564 nhân khẩu (chiếm 51% tổng số dân) và số nữ giới là 4.435 nhân khẩu (chiếm 49%). Trong những năm gần đây, dân số trong khu vực tăng khá nhanh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong 5 năm (2005 - 2010) là 1,54%. Sự phân bố dân cư trên địa bàn xã không đồng đều. Tại những thôn gần đường quốc lộ hoặc gần khu danh thắng Tây Thiên thì tập trung đông đúc, ngược lại các thôn ở xa thì dân cư thưa thớt hơn. Mật độ dân cư trung bình là 247 người/km2. Số nhân khẩu trong một hộ
bình quân là 4 người/hộ, nhiều hộ gia đình đông hơn 10 người và có từ 3 - 4 thế hệ cùng chung sống.
Toàn xã có 4.361 lao động, trong đó lao động nam chiếm 45%, nữ chiếm 55%. Lao động tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp - chiếm 95%, còn 5% là các ngành khác (ngành lâm nghiệp, dịch vụ).
Xã Đại Đình có hai dân tộc, dân tộc Sán Dìu có 764 hộ và 3.245 nhân khẩu, chiếm 36,06%; dân tộc Kinh có 1.557 hộ và 5.754 nhân khẩu, chiếm 63,94%.
36.06
63.94
Sán Dìu Kinh
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh tỷ lệ dân số các dân tộc của xã Đại Đình 3.1.3. Tình trạng sử dụng tài nguyên đất
Cơ cấu sử dụng đất của xã Đại Đình (theo số liệu của UBND Xã Đại Đình năm 2010) được thể hiện trong bảng 3.1, hình 3.3 và hình 3.4. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.455,09 ha. Trong đó, hơn một nửa diện tích là đất rừng đặc dụng do VQG Tam Đảo quản lý là 2.044,7 ha (59,18%); còn lại là đất rừng sản xuất là 159,14 ha (4,61%), đất sản xuất nông nghiệp là 525,86 ha (15,22%) và đất khác là 725,39 ha (20,99%).
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Đại Đình năm 2010
TT Dạng sử dụng Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 3455,09 100
I. Đất rừng đặc dụng 2044,70 59,18
II. Đất rừng sản xuất 159,14 4,61
III. Đất sản xuất nông nghiệp 525,86 15,22
- Đất trồng lúa 247,86
- Đất nương rẫy 0
- Đất trồng cây hàng năm 92,27
- Đất trồng cây lâu năm 185,73
IV. Đất khác 725,39 20,99
- Đất ở 62,82
- Đất chuyên dùng 175,11
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,56 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 17,68 - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 449,22
20.99
15.22
4.61
59.18
Đất rừng đặc dụng Đất rừng sản xuất Đất sản xuất nông nghiệp Đất khác
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sử dụng đất của xã Đại Đình năm 2010
Hình 3.4. Bản đồ sử dụng đất của xã Đại Đình năm 2010
3.1.4. Hoạt động sản xuất a) Trồng trọt
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 525,86 ha, trong đó, diện tích trồng lúa là 247,86 ha (72,78%), trồng cây hàng năm là 92,27 ha (27,13%), trồng cây lâu năm là 185,73 ha (35,32%).
Năng suất lương thực bình quân đạt 42 tạ/ha, bình quân lương thực đạt 318,3kg/người/năm. Lúa nước là nguồn thu nhập chính của người dân, nhưng năng suất lúa còn thấp, năng suất lúa bình quân đạt 41,5 tạ/ha. Nguyên nhân năng suất thấp là do thiếu nước tưới; chất lượng giống lúa mới không đảm bảo; diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp (để xây dựng khu trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên); đồng thời do ảnh hưởng của đợt rầy nâu hại lúa nên năng suất lúa bị giảm đi. Giá trị bình quân ha trên đất canh tác đạt 40,7 triệu đồng/năm.
Bên cạnh trồng lúa nước (2 vụ), người dân trong xã còn tiến hành trồng thêm ngô, sắn, khoai lang và đậu tương... Các cây này được trồng chủ yếu ở diện tích vườn và ruộng lúa sau khi đã thu hoạch. Mặc dù diện tích đất trồng không nhiều, năng suất cũng chưa cao nhưng cũng đã góp phần làm tăng sản lượng lương thực trong xã và tạo thêm thu nhập cho người dân.
Cây ăn quả được trồng chủ yếu trong xã là nhãn, vải và dứa. Năm 2009, trồng được 2.500 cây trám ghép, sấu, hồng, nhãn… Nhìn chung diện tích cây trồng phát triển tốt nhưng giá cả thị trường không ổn định nên hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao.
b) Chăn nuôi
Đại Đình là xã có thế mạnh về chăn nuôi. UBND xã đã tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân. Năm 2009, tổng đàn trâu bò của toàn xã là 2.648 con; tổng đàn lợn có 8.657 con;
tổng đàn lợn nái có 760 con; tổng đàn gia cầm có 165.000 con. Đã có một số hộ đầu tư chăn nuôi lợn rừng, đà điểu, nhím, gia cầm theo hướng công nghiệp và gà đẻ trứng, bước đầu đã đạt hiệu quả cao. Chăn nuôi có điều kiện phát
triển trong khu vực. Tuy nhiên, nếu không quy hoạch bãi chăn thả hợp lý sẽ mâu thuẫn với hoạt động trồng trọt và bảo vệ rừng.
c) Công tác bảo vệ rừng
Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 2.203,84 ha. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 159,14 ha do 3 đơn vị quản lý: hộ gia đình - cá nhân (121,37 ha), UBND xã Đại Đình (13,97 ha) và Lâm trường Tam Đảo (23,8 ha); diện tích đất rừng đặc dụng là 2.044,70 ha do VQG Tam Đảo quản lý.
Công tác bảo vệ rừng đã được chú trọng hơn. Chính quyền địa phương và nhân dân trong xã luôn có ý thức trong công tác giữ gìn và bảo vệ rừng, duy trì tốt Hương ước bảo vệ rừng. Hàng năm, UBND xã đã xây dựng phương án phòng chống cháy rừng đến từng thôn, thành lập tổ bảo vệ rừng, tổ xung kích. Năm 2009, không xảy ra vụ cháy rừng nào, tình trạng phá rừng đến nay đã giảm hẳn. Diện tích đất rừng ngày càng được khôi phục tốt.
Trong xã mới chỉ có 1 tổ kiểm lâm gồm 3 người, họ không được học qua trường lớp nào mà chỉ được đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn. Họ phụ trách lâm nghiệp của toàn xã, hướng dẫn chỉ đạo nhân dân trồng và phát triển rừng, giúp xã trong công tác phòng chống cháy rừng.
d) Dịch vụ và du lịch, thương mại
Hoạt động dịch vụ, du lịch phát triển mạnh tại khu vực chợ, khu danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc lâm. Hàng năm đón hàng chục vạn lượt khách tham quan vãng cảnh. Trong 5 năm qua thu từ dịch vụ, du lịch đạt 34.180 triệu đồng (chiếm 15,8% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế).
Tuy nhiên, dịch vụ và du lịch của địa phương phát triển chậm, nhỏ lẻ, chưa đa dạng, chưa có mặt hàng mang tính truyền thống đặc trưng phục vụ du khách. Hoạt động thương mại còn mang tính tự phát.
Trong xã có 1 chợ, tại chợ thường diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa. Các loại hàng hóa thường được bán ở đây là quần áo, vải, thức
ăn, hoa quả…, chưa có nhiều mặt hàng đa dạng. Chủ yếu là phục vụ cho bà con trong xã. Chợ thường họp hai ngày một lần.
e) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề
Ở xã chưa có các ngành nghề lớn. Hiện nay mới chỉ có 01 lò gạch sản xuất gạch xây dựng, có 16 xe ô tô vận tải và hơn 100 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, một số hộ trồng cây cảnh, cây phong lan… Tiểu thủ công nghiệp tuy có phát triển nhưng còn chậm, 5 năm qua đã thu đạt 48.792 triệu đồng, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
3.1.5. Thu nhập và đời sống
Xã Đại Đình có tổng giá trị thu nhập năm 2009 đạt 50.274 triệu đồng, bình quân đầu người đạt 5.436 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu thu nhập được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.5.
Bảng 3.2. Cơ cấu thu nhập của xã Đại Đình năm 2009
TT Nguồn thu nhập Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
1 Trồng trọt 12.223,2 24,3
2 Chăn nuôi 9.398,4 18,7%
3 Công nghiệp xây dựng, vận tải 8.045,3 16%
4 Thương nghiệp - dịch vụ 11.062,3 22%
5 Các nguồn thu khác 9.553,8 19%)
Tổng giá trị thu nhập 50.274 100
Nguồn: UBND xã Đại Đình ,2009
22.0
16.0 19.0
24.3
18.7
Trồng trọt Chăn nuôi
Công nghiệp xây dựng vận tải Thương nghiệp - dịch vụ Các nguồn thu khác
Hình 3.5. Cơ cấu thu nhập của xã Đại Đình năm 2009
Nhìn chung, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ sản xuất nông nghiệp (43%), thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp (5.436 triệu đồng/người/năm). Thu nhập từ việc nhận khoán bảo vệ rừng cũng chưa cao.
Đến nay, VQG Tam Đảo đã khoán 820 ha cho 12 hộ gia đình để họ trông nom, bảo vệ và trả 100.000 đồng/ ha/ năm cho 1 hộ trông nom; giao cho 2 hộ chăm sóc rừng và trả 60.000 đồng/ha/năm.
Mặc dù người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp còn quá ít (những khẩu sinh sau năm 1993 không có ruộng), thiếu vốn cho sản xuất, thiếu kinh nghiệm sản xuất và kỹ thuật phù hợp nên năng suất thấp không đủ cung cấp lương thực cho nhiều gia đình. Do đó, vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình thiếu ăn khoảng 1 - 2 tháng vào thời kỳ giáp hạt (chiếm khoảng 5 - 7 %) và thường vào tháng 3 - tháng 4. Vào những tháng thiếu ăn thì họ thường đi làm thuê, gánh thuê, vào rừng khai thác lâm sản để tăng thu nhập và trang trải cuộc sống. UBND xã hỗ trợ trong những tháng thiếu ăn khoảng 100.000 - 200.000đ/người.
Áp dụng quy định chuẩn nghèo năm 2009 của Nhà nước cho vùng nông thôn là tổng thu nhập đầu người dưới 300.000 đồng/tháng hoặc dưới 3.600.000 đồng/năm. Hiện nay, xã Đại Đình có số hộ nghèo là 450 hộ, chiếm 19,4% tổng số hộ; số hộ giàu rất ít 75 hộ, chiếm tỷ lệ 3,2%; còn lại đại đa số là các hộ trung bình - 1.796 hộ, chiếm 77,4% (hình 3.6).
19.4 3.2
77.4
Số hộ nghèo Số hộ trung bình Số hộ giàu
Hình 3.6. Tỷ lệ các hộ nghèo, trung bình và giàu của xã Đại Đình năm 2009
3.1.6. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải: Hệ thống đường giao thông của xã khá tốt. Hiện nay, trên địa bàn xã có các tuyến đường sau: đường liên tỉnh (tỉnh lộ 302) dài 4,25 km, đường được dải nhựa nên chất lượng đường rất tốt; đường liên huyện dài 3,75 km, cũng là đường nhựa nhưng chất lượng đường chưa được tốt lắm mới ở mức trung bình; đường liên xã dài 16,35 km trong đó có khoảng 3 km đường bê tông còn lại là đường đất vì thế chất lượng đường cũng chưa được tốt; đường nội đồng dài 15 km toàn bộ là đường đất nên chất lượng rất kém do chưa được đầu tư xây dựng.
Hệ thống thủy lợi: Đến nay trong xã đã xây dựng được hệ thống kênh bê tông dài 4,5 km; hệ thống kênh đất dài 8 - 10 km. Hệ thống kênh mương thường xuyên được nạo vét để lấy nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Xã có 2 trạm bơm, phục vụ tưới tiêu cho 80% diện tích đất nông nghiệp (2183,76 ha), còn lại 20% diện tích là nhờ vào nước mưa.
Điện và nước sinh hoạt: Tất cả các hộ gia đình trong xã đều được dùng điện lưới quốc gia. Riêng một số hộ bán hàng ở trong núi thì sử dụng thủy điện nhờ vào nước suối chảy. Trong xã không có hiện tượng thiếu nước sinh hoạt. Có đến 98% số hộ trong xã sử dụng nước sinh hoạt từ giếng đào, 2% số hộ sử dụng nước giếng khoan và sử dụng nước suối. Số hộ sử dụng nước suối là những hộ bán hàng ở trong núi và các hộ gia đình sống gần núi (họ vẫn sử dụng giếng đào nhưng vào mùa nước khan hiếm họ mới dùng nước suối để phục vụ sinh hoạt).
Hệ thống thông tin liên lạc: Theo thống kê của xã thì có đến 99 % số hộ trong xã có điện thoại. Còn 1% số hộ không sử dụng điện thoại là những người độc thân và người già.
Như vậy, có thể nói xã Đại Đình có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt, giao thông, liên lạc thuận lợi. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu 80%
diện tích đất nông nghiệp, hầu hết các hộ được sử dụng điện lưới và có nước sạch sinh hoạt.
3.1.7. Văn hóa - Xã hội
Hệ thống giáo dục: Bậc mầm non hiện có 16 lớp với 457 cháu, 23 cô giáo. Bậc tiểu học có 02 trường với 43 lớp, 900 học sinh và 22 giáo viên, tỷ lệ học sinh tiểu học được đến trường là 98 %, còn 2 % trẻ em không đến trường được là các em bị tàn tật. Bậc trung học cơ sở có 01 trường, 11 lớp, 860 học sinh, 45 giáo viên và 100% các em đều được đến trường. Trường tiểu học và Trung học cơ sở đã có các phòng học cao tầng. Tuy nhiên cơ sở vật chất của trường còn nhiều khó khăn.
Y tế: Xã có 01 trạm y tế với tổng diện tích là 1.670m2; cán bộ y tế ở trạm gồm có 02 bác sỹ, 01 y sỹ, 01 dược sĩ và 06 điều dưỡng. Năm 2008 trạm y tế được công nhận là trạm chuẩn quốc gia. Tuy nhiên cơ sở vật chất của trạm còn nghèo nàn, thiếu kinh phí để hoạt động, thiếu thuốc để điều trị cho người dân, triển khai công tác vệ sinh môi trường chưa được nhiều người quan tâm. Số trẻ em bị suy dinh dưỡng có giảm nhưng vẫn ở mức cao (22%).
Văn hóa thông tin: Xã thường xuyên tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị kinh tế của địa phương, tổ chức toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, triển khai xây dựng hương ước của các thôn. Tổ chức ký cam kết với các đền chống mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác, phối hợp với phòng văn hóa tổ chức tốt các ngày lễ hội của địa phương.
3.1.8. Các hoạt động ảnh hưởng xấu đến tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo
Cư dân vùng đệm giữ một vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sự suy giảm hay phát triển các hệ sinh thái trong VQG Tam Đảo. Các cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây đều cho rằng toàn bộ rừng, tài nguyên thiên nhiên là của trời đất ban cho họ, là chung của làng. Các chủ gia đình có quyền sở hữu và sử dụng trực tiếp. Do đó, họ đã có những hoạt động làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo:
a) Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã
Săn bắt động vật hoang dã là truyền thống của người dân tộc Sán Dìu tại đây. Thợ săn ở đây chủ yếu là người dân địa phương, không có người từ nơi khác đến. Thực hiện các hoạt động săn bắt chủ yếu là nam giới, họ bắt tất cả các loài động vật mỗi khi có cơ hội. Hoạt động này diễn ra theo mùa vụ.
Họ tiến hành săn bắt vào mùa khô hoặc trong cả những ngày đầu xuân với mục đích kiếm thức ăn hoặc để bán cho khách du lịch, cho các nhà hàng, cho các chủ buôn động vật ở trong xã. Vào mùa này các loài động vật rừng có tầm hoạt động rộng hơn, con thú đi xa để kiếm ăn và thường béo hơn, đồng thời người dân cũng có nhiều thời gian nhàn rỗi.
Hiện tượng dùng súng để săn bắt vẫn còn xảy ra ở đây do những thợ săn không chuyên nghiệp đi vào rừng lén lút để săn bắt. Ngoài ra họ còn sử dụng các loại bẫy bằng kim loại (cạm kiềng, cạm sắt), bằng tre gỗ. Hoạt động săn bắn chủ yếu được tiến hành dưới hình thức cá nhân hoặc tập thể.
b) Khai thác gỗ trái phép
Hoạt động khai thác gỗ trái phép rất ít xảy ra ở đây. Nhu cầu sử dụng gỗ của người dân trong vùng không cao. Đa số bây giờ nhà của họ đều làm bằng gạch, chỉ có một vài hộ làm nhà sàn. Hoạt động khai thác gỗ thường diễn ra mạnh vào dịp gần tết và chủ yếu do nam giới tiến hành. Vào dịp gần tết người dân lợi dụng việc kiểm lâm không đi tuần tra nhiều nên lén lút vào rừng khai thác trộm. Họ thường đi về trong ngày để kiểm lâm không phát hiện được. Phương thức vận chuyển gỗ rất đơn giản, gỗ sau khi được chặt hạ thì họ đóng đinh vào đầu khúc gỗ rồi buộc dây thừng vào và dùng sức người để kéo gỗ xuống. Mục đích khai thác chính là để bán, chủ yếu bán cho các xưởng mộc ở trong xã để đóng đồ hoặc làm nhà.
Công cụ dùng để khai thác chủ yếu là cưa xẻ và dùng dao chặt. Khi chặt hạ cây gỗ lớn sẽ kéo theo nhiều cây gỗ nhỏ đổ theo. Song song với việc khai thác gỗ là các hoạt động săn bắt động vật để làm thực phẩm. Bởi thế việc khai thác gỗ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới các loài động vật hoang dã, phá vỡ
tầng tán rừng làm cho sinh cảnh sống của chúng bị thu hẹp và gây nhiễu loạn nơi sống của chúng, làm mất đi sự yên tĩnh ngoài tự nhiên.
c) Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Các loài LSNG mà người dân thường khai thác phổ biến là: lá chít, lá dong, phong lan, cây thuốc, củi, tre, nứa… Hoạt động khai thác LSNG diễn ra quanh năm, người dân thu hái LSNG để phục vụ cho gia đình và bán để có thêm thu nhập.
Củi được người dân địa phương lấy về sử dụng trong đun nấu, sưởi ấm và mang ra chợ bán. Giá bán 1kg củi từ 700 - 1000 đồng. Họ lấy củi khô, cành nhỏ, lá, rất ít khi lấy củi tươi. Hoạt động lấy củi diễn ra quanh năm, đặc biệt diễn ra mạnh vào thàng 11 và tháng 12, khi họ chuẩn bị cho mùa đông và dự trữ củi cho mùa lễ hội.
d) Xâm lấn và chiếm dụng đất lâm nghiệp
Hoạt động này tuy có xảy ra nhưng không phổ biến ở khu vực Tây Thiên, chủ yếu là do người dân địa phương tiến hành. Tại khu vực Đền Thỏng hiện có 22 hộ, khu vực dọc tuyến từ Đền Thỏng lên Đền Thượng có 66 hộ mở các quán nhỏ để buôn bán (Theo BQL Khu di tích Tây Thiên, họ đều không có giấy phép xây dựng của cơ quan chức năng). Hàng năm vẫn còn một số hộ cơi nới đất rừng, san lấp mặt bằng để làm quán bán hàng hoặc mở rộng diện tích xây dựng thêm chỗ nghỉ cho khách.
e) Thả gia súc trong Vườn quốc gia
Tập quán chăn nuôi gia súc của người dân ở đây là thả rông trong rừng.
Tại khu vực xã Đại Đình chưa có bãi chăn thả gia súc, những hộ gia đình nuôi nhiều trâu bò (từ 5 con trở lên) thường thả gia súc vào rừng hoặc những mảnh đồi gần sát với khu dân cư. Những hộ gia đình nuôi ít hơn thì thường chăn thả trên những cánh đồng. Khi đưa gia súc vào rừng họ thường chặt cây xuống cho gia súc ăn lá. Chính phương thức chăn thả như vậy đã làm nhiễu loạn môi trường sống, dễ lây lan dịch bệnh của gia súc tới các loài động vật hoang dã.