3.4.1. Nhận thức bảo tồn của người dân địa phương
Một thực tế là đời sống của một bộ phận người dân xã Đại Đình phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản làm vật liệu sản xuất, chất đốt, thuốc chữa bệnh, thức ăn hàng ngày, khai phá đất đai làm nương rẫy sản xuất,… Mặt khác, tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo có giá trị thương phẩm cao nên khi nhu
cầu thị trường đòi hỏi đã thôi thúc nhiều người dân khai thác dưới mọi hình thức, cả lén lút và công khai, cả hợp pháp và bất hợp pháp.
Để đánh giá nhận thức của người dân địa phương về chức năng và quy chế quản lý của VQG Tam Đảo, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân thuộc 3 thôn (Đền Thỏng, Lõng Sâu và Đồng Hội) thông qua trả lời một loạt câu hỏi liên quan.
Kết quả trả lời câu hỏi "Theo chú/bác Nhà nước thành lập VQG Tam Đảo để thực hiện các nhiệm vụ sau có đúng không ?" như sau (bảng 3.10, hình 3.14).
Bảng 3.10. Kết quả trả lời câu hỏi về chức năng của VQG Tam Đảo
Chức năng
Tỷ lệ hộ trả lời (%)
Đúng Sai Không
biết 1. Bảo vệ rừng của Nhà nước 100
2. Bảo vệ động vật hoang dã 100
3. Bảo vệ chất lượng đất và không khí 72,22 27,78
4. Bảo vệ nguồn nước cho dân 84,44 15,56
5. Giúp nâng cao đời sống nhân dân 100
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Bảo vệ rừng của Nhà nước
Bảo vệ động vật hoang dã
Bảo vệ chất lượng
đất và không khí
Bảo vệ nguồn nước cho
dân
Giúp nâng cao đời sống nhân
dân
Đúng Sai
Không biết
Hình 3.14. Nhận thức của người dân khu vực Tây Thiên về chức năng quản lý VQG Tam Đảo
Như vậy, nhận thức của người dân khu vực Tây Thiên về chức năng quản lý của VQG Tam Đảo là rất tốt. 100% số hộ được phỏng vấn đều cho rằng việc VQG Tam Đảo được thành lập là giúp bảo vệ được rừng của Nhà nước, bảo vệ được các loài động vật hoang dã và giúp nâng cao được đời sống của người dân địa phương. Còn về vai trò bảo vệ chất lượng đất, không khí và nguồn nước cho khu vực thì đa số mọi người đều nhận thức đúng, chỉ còn một số ít người là chưa hiểu hết các chức năng này của VQG. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên rừng của VQG Tam Đảo.
Kết quả trả lời câu hỏi về việc được phép hay không được phép thực hiện các hoạt động khai thác lâm sản trong VQG Tam Đảo được tổng hợp trong bảng 3.11. Nhìn chung, nhận thức của người dân địa phương về quy chế quản lý VQG Tam Đảo khá cao. Phần lớn các hộ đều nhận thức được các hoạt động khai thác lâm sản là không được phép tiến hành trong VQG, nhưng cũng tùy vào từng nhóm mà mức độ nhận thức đó cao thấp khác nhau.
Bảng 3.11. Kết quả trả lời câu hỏi về quy chế quản lý VQG Tam Đảo TT Các hoạt động Tỷ lệ số hộ trả lời
Sai (%) Đúng (%)
1 Săn bắt động vật hoang dã 6 94
2 Khai thác củi 64 36
3 Khai thác lâm sản làm thực phẩm
(măng, mộc nhĩ, rau,..) 32 68
4 Khai thác cây thuốc 44 56
5 Khai thác cây làm cảnh 1 99
6 Khai thác gỗ và tre nứa 6 94
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Tỷ lệ phần trăm (%)
Săn bắt ĐV
KT nhiên liệu
KT thực phẩm
KT cây thuốc
KT cây làm cảnh
KT gỗ và tre nứa Nhận thức sai Nhận thức đúng
Hình 3.15. Nhận thức của người dân khu vực Tây Thiên về quy chế quản lý VQG Tam Đảo
Đối với săn bắt động vật thì nhìn chung nhận thức của người dân rất cao. Có đến 94% số hộ được hỏi cho rằng không được săn bắt các loài động vật hoang dã ở trong rừng, dù đó có là các loài động vật lớn hay nhỏ. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn 4% người dân nhận thức sai cho rằng các loài động vật nhỏ như sóc, chuột, cá ở suối vẫn được phép khai thác.
Đối với khai thác củi thì số đông người dân nhận thức chưa đúng, chiếm 64%. Phần lớn họ cho rằng củi khô ở trong VQG là được lấy, theo họ việc họ lấy củi khô cũng không làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Họ thường lấy những cành nhỏ khô, lá rụng xuống đất chứ không lấy củi tươi hay chặt cây. Còn lại 36% người được hỏi cho rằng không nên lấy củi ở trong rừng. Mặc dù họ cũng dùng củi để dun, nhưng đó là củi họ lấy ở trong vườn hay ở rừng mà họ trồng bạch đàn gần sát với nhà.
Đối với nhóm lâm sản làm thực phẩm thì số người nhận thức sai cũng chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 32%. Thực phẩm mà người dân lấy ở đây chủ yếu là măng, mộc nhĩ, thực vật làm thức ăn cho gia súc ăn khi thả gia súc vào trong rừng.
Đối với nhóm cây làm cảnh thì họ lại có nhận thức đúng cao nhất. Số người nhận thức đúng cho rằng không được lấy cây làm cảnh chiếm đến 98%
số người được phỏng vấn. Chỉ có 1% nhận thức còn sai, cho rằng vẫn được lấy cây làm cảnh, chủ yếu họ chỉ lấy phong lan về làm cảnh.
Đối với nhóm gỗ và tre nứa thì đa số người dân được hỏi có nhận thức đúng (chiếm 94%). Tuy nhiên, vẫn còn những hộ nhận thức chưa đúng (chiếm 6%), cho rằng vì họ sống ở gần rừng nên không thể không sử dụng các sản phẩm từ rừng. Theo họ thì nên cho họ lấy một phần các sản phẩm như tre nứa về làm giàn trồng rau, rào vườn, gỗ nhỏ về làm nhà.
Các hoạt động khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên rừng trước hết là do đời sống kinh tế nghèo khổ và phong tục tập quán lạc hậu của người dân địa phương, song bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết không nhỏ của một bộ phận dân cư, đặc biệt là người dân tộc Sán Dìu.
3.4.2. Hoạt động bảo vệ tài nguyên sinh vật trong vùng nghiên cứu
Công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật ở VQG Tam Đảo được Ban quản lý VQG Tam Đảo và Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo thực hiện có sự phối hợp với chính quyền địa phương. Hiện nay, Ban quản lý VQG Tam Đảo có 30 người và Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo có 70 người, trong đó văn phòng Hạt có 12 người, còn 58 người được bố trí ở 17 Trạm Quản lý Bảo vệ rừng cộng thêm tổ Kiểm lâm viên của xã. Tuy nhiên, theo đánh giá của Dự án quản lý VQG Tam Đảo và vùng đệm (GTZ/TDMP), cán bộ và lực lượng tại đây chưa đáp ứng được tình hình hiện tại của một VQG, năng lực chuyên môn của lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế. Mặt khác, cơ sở hạ tầng còn giản đơn, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLBVR còn thiếu thốn và chưa đảm bảo. Mặc dù vậy, lực lượng kiểm lâm tại các trạm vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tích cực. Các hoạt động quản lý bảo vệ chính là:
- Công tác quản lý rừng: Phối hợp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân, tiến hành đóng bổ sung cọc mốc ranh giới VQG.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng đệm tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường được VQG rất chú trọng và được làm thường xuyên, liên tục. Một số hoạt
động của VQG đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương của các huyện, xã trong vùng đệm để tuyên truyền bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú.
- Công tác tuần tra rừng: Công tác tuần tra, truy quét trên rừng được Hạt kiểm lâm tổ chức thường xuyên. Các Trạm kiểm lâm chủ động tổ chức phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng của địa phương như Kiểm lâm địa bàn của huyện, chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng của Vườn, tổ bảo vệ rừng, ban lâm nghiệp của các xã vùng đệm đi tuần tra trên rừng.
- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức quần chúng tham gia công tác PCCCR.
- Công tác pháp chế: Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo đã bắt và xử lý các vụ vi phạm liên quan đến các hoạt động như đào đất lấy quặng, khai thác gỗ trái phép, mua bán và vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng. Trong 5 năm gần đây (2005 - 2009), Hạt Kiểm lâm đã phát hiện 159 vụ vi phạm, xử lý được 154 vụ về khai thác gỗ, tre nứa, măng, củi, săn bắt động vật hoang dã.
Nhìn chung, công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG Tam Đảo luôn có những chuyển biến tích cực, tình trạng chặt trộm gỗ, củi giảm đáng kể so với trước đây. Nhân dân đã có thay đổi nhận thức, tích cực tham gia bảo vệ rừng, tuy nhiên, vẫn còn một số ít người dân lén lút vào rừng săn bắt động vật rừng, đào quặng trái phép, thu hái lâm sản phụ.
Rừng đặc dụng ở khu vực Tây Thiên thuộc sự quản lý Trạm Quản lý Bảo vệ rừng Đại Đình. Trạm có 03 kiểm lâm viên. Diện tích rừng đặc dụng do Trạm quản lý là 2.060,2 ha. Tại đây có 6 thôn liền rừng, kéo dài khoảng 10 cây số, có 18 lán dân tộc làm kinh tế, có khu vực rừng lim (rộng 150 ha, trong đó có 2 thôn, với 40 hộ gia đình). Khu vực trạm là nơi có đường đi lên khu vực chùa Tây Thiên qua Đền Hạ, Đền Thỏng, Đền Cậu (thuộc phân khu phục hồi sinh thái). Đền Cô, Đền Thượng tức Chùa Tây Thiên (thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt). Do vậy, công tác QLBVR và quản lý du khách ở khu vực
trạm là khá phức tạp. Trạm thường xuyên thực hiện tuần tra rừng theo 3 tuyến chính sau:
1. Chùa Báng - Phòng Không (nơi thường xảy ra khai thác gỗ và lâm sản phụ).
2. Đền Thỏng - Đền Thượng - Khe Chè (thường xảy ra săn bắt động vật hoang dã và chặt trộm gỗ).
3. Đền Thỏng - Dốc Ông Cụ - Thác Bạc - Khe Chè - Đền Thượng (thường xảy ra chặt củi, lấy sặt, săn bắt động vật hoang dã).
Có thể nói, Trạm Đại Đình đã tích cực thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng theo các chương trình và kế hoạch hoạt động chung của VQG Tam Đảo. Tuy nhiên, do lực lượng ít, địa bàn phức tạp, đặc biệt là có các hoạt động của khu di tích Tây Thiên nên công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng chưa đạt được kết quả cao, nhiều vi phạm vẫn còn xảy ra làm tổn hại đến các giá trị đa dạng sinh học trong vùng.