Tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam với một số nước trong ASEAN trước năm 1975

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 23 - 28)

Chương 1. TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG GIỮA VIỆT

1.2. Tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam với một số nước trong ASEAN trước năm 1975

Tranh chấp với Campuchia

Trên Vịnh Thái Lan, hai quốc gia láng giềng Việt Nam, Campuchia cùng có chung vùng biển tọa lạc ở phía tây của Biển Đông, tạo thành một vùng lõm rộng trên bờ biển phía Nam của lục địa Đông Dương, trải dài từ vĩ tuyến 50 đến 140 Bắc và từ kinh tuyến 990 đến 1050 Đông và kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc ở mũi Cà Mau tại 8036‟ Bắc – 102021‟ Đông. Vùng biển giữa Việt Nam – Campuchia là một biển nửa kín với diện tích khoảng 300.000 km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước

19

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Vịnh có chiều dài gần 450 hải lý, chiều rộng trung bình 208 hải lý (385km), thông ra Biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp với mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 215 hải lý (400km)[59]. Với khoảng 200 đảo nhỏ tập trung chủ yếu ở phía Đông và gần bờ biển cùng với những đặc thù về địa lý, tài nguyên thiên nhiên của vùng khiến việc phân định ranh giới các vùng biển tại Vịnh giữa Việt Nam với Campuchia hay giữa Việt Nam, Campuchia với Thái Lan càng trở lên phức tạp.

Theo các tài liệu lịch sử cũng như công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia, từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1939, về lịch sử và pháp lý, toàn bộ các đảo giữa Việt Nam và Campuchia thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chỉ đến khi tranh chấp xảy ra xung quanh việc xin đặc nhượng (1913) và thu thuế các ngư dân trong vùng (1936 – 1937) thì vấn đề quy thuộc các đảo mới được đặt ra. Do vậy chỉ từ năm 1939, Campuchia mới chính thức quản lý về mặt hành chính và cảnh sát đối với các đảo ở phía Bắc đường Brévié – đường được vạch ra theo bức thư mà Toàn quyền Đông Dương gửi cho Thống đốc Nam kỳ và khâm sứ Pháp ở Campuchia ngày 31/01/1939. Đó là đường vạch theo đường kinh tuyến Bắc một góc 140 G, vòng qua Bắc đảo Phú Quốc cách các điểm nhô ra nhất của bờ phía Bắc đảo Phú Quốc 3km (trong thư không nói rõ đường đó chấm dứt ở đâu). Tất cả các đảo ở phía Bắc con đường này từ nay sẽ do Campuchia quản lý; tất cả các đảo phía Nam con đường này kể cả toàn bộ đảo Phú Quốc sẽ tiếp tục do Nam Kỳ quản lý (trong thư dùng hai từ khác nhau, với Campuchia là “từ nay”, còn đối với Nam Kỳ là “tiếp tục”). Bức thư nói rõ: “Đương nhiên là ở đây chỉ đề cập đến vấn đề hành chính và cảnh sát, còn vấn đề quy thuộc lãnh thổ của các đảo này hoàn toàn được bảo lưu”.

Bức thư này được đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Ông này cho đăng bức thư trong Thông cáo Campuchia trong mục thông tư (nên về sau có người nhầm lẫn gọi là thông tư Brévié), khi đăng đã có cắt câu của bức thư khẳng định việc hoàn toàn bảo lưu vấn đề quy thuộc lãnh thổ. Thống đốc Nam Kỳ đã không cho đăng bức thư Brévié trong Công báo. Vì bức thư không được đăng trong Công báo Đông Dương và Công báo Nam Kỳ, bản được đăng ở Công báo Campuchia lại không

20

đúng nguyên bản nên cho đến nay cả ta và Campuchia đều chưa tìm thấy sơ đồ của đường Brévié đính kèm theo bức thư của Toàn quyền Đông Dương. Cũng vì vậy hiện nay có 4 cách thể hiện khác nhau của đường Brévié.

- Đường Brévié được vạch ra nhằm giải quyết vấn đề hành chính và cảnh sát khi có tranh chấp xảy ra xung quanh việc xin đặc nhượng (1913) và thu thuế các ngư dân trong vùng (1936-1937) chứ không phải nhằm phân chia lại lãnh thổ các đảo của các quốc gia. Campuchia cất quân đánh chiếm các đảo, Khmer Đỏ xâm lược Thổ Chu. Đến năm 1956, Campuchia đưa quân ra chiếm đảo Phú Dự, chiếm nhóm đảo Bắc Hải Tặc năm 1958 và đảo Wai năm 1966[59].

Từ năm 1964-1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hiện tại theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100km2 cũng như công nhận các đảo phía Bắc đường Brévié, đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam đảo Hải Tặc thuộc chủ quyền của Campuchia[59]. Năm 1967, Việt Nam đã cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại. Trong năm 1972, chính quyền Lon Nol ra Sắc lệnh về ranh giới thềm lục địa (số 439-72/PRK, ngày 1-7-1972) và Sắc lệnh quy định hệ thống đường cơ sở và lãnh hải Campuchia (số 518-721PKR, ngày 12-8- 1972) quy thuộc các đảo Phú Quốc và Thổ Chu của Việt Nam vào lãnh thổ Campuchia.

Tranh chấp với Thái Lan

Trong Vịnh Thái Lan, Việt Nam và Thái Lan là hai nước có bờ biển đối diện, cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình, do đó đã tạo ra một vùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km2[54]. Ngày 18/5/1973, Thái Lan đơn phương vạch ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình trong Vịnh và công bố các tọa độ của đường ranh giới này. Đó là đường trung tuyến giữa một bên là bở biển và các đảo quan trọng của Thái Lan như Ko Phangun, Ko Samui với bên kia là bờ biển và các đảo quan trọng của các quốc gia liên quan như đảo Rong, Xalem của Campuchia, Phú Quốc, mũi Cà Mau của Việt Nam. Yêu sách này của Thái Lan khai thác tối đa việc xác

21

định các hoàn cảnh đặc biệt theo Điều 6 của Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa mà Thái Lan là quốc gia thành viên.

Năm 1971, Việt Nam đưa ra đường yêu sách của mình là đường trung tuyến vạch giữa một bên là Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Wai với bên kia là bờ biển Thái Lan và đảo Ko Phangun, không tính đến các đảo đá nhỏ Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan.

Tranh chấp với Philippines

Trong suốt thời kỳ là thuộc địa của Tây Ban Nha (thế kỷ XVI đến năm 1898) và sau đó là Mỹ từ 1989 (1898-1946), các chính quyền cai trị ở Philippines chưa bao giờ tuyên bố quần đảo Trường Sa hay bất cứ bộ phận nào của quần đảo này thuộc chủ quyền của Philippines.

Mãi tới “ngày 17 tháng 5 năm 1950, Tổng thống Philippines Quirino tuyên bố với giới báo chí rằng quần đảo Trường Sa thuộc về Philippines nhưng tuyên bố đó của Tổng thống Quirino lại bị người phát ngôn của chính phủ Philippines lúc đó bác bỏ”. Tại Hội nghị San Francisco ngày 7 tháng 9 năm 1951, phái đoàn Philippines do Bộ trưởng Ngoại giao Carlos Romulo đứng đầu đã không có phản ứng gì khi Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hữu khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Cơ sở chiếm hữu của Philippines đối với một phần của quần đảo Trường Sa mới chỉ thực sự bắt đầu với sự kiện Tomas A. Cloma cùng 40 người khác đổ bộ lên một vài đảo nhỏ ở Trường Sa, cắm cờ và đặt tên cho cho khu vực được họ chiếm đóng là Freedomland (trong tiếng Filipino là Kalayaan). Tháng 5 năm 1956, chính phủ Philippin nhận được một lá thư của Cloma kể về việc ông đã phát hiện ra một nhóm đảo nằm cách đảo Palawan 400 km về phía Tây. Cloma tuyên bố sở hữu khu vực “bao gồm các đảo, các bãi cát, các bãi san hô và nơi đánh bắt cá với diện tích khoảng 64.976 dặm vuông”. Tuy nhiên, trong thư gửi chính phủ Philippines, Cloma cũng nhấn mạnh rằng tuyên bố của họ thuộc về các công dân Philippines chứ không nhân danh chính phủ Philippines bởi các công dân không được quyền làm vậy.

Cloma cũng không quên yêu cầu chính phủ Philippines ủng hộ và bảo vệ tuyên bố

22

của mình. Trong thư trả lời Cloma vào tháng 12 năm đó, chính phủ Philippines đã không có câu trả lời cụ thể, rõ ràng nào đối với các yêu cầu của Cloma và cũng như không có tuyên bố chủ quyền của mình về khu vực mà Cloma gọi là Kalayaan này.

Ngày 17/6/1961, Philippines ban hành Đạo luật Cộng hòa số 3064 xác định đường cơ sở lãnh hải của nước này. Điều 1 của Đạo luật xác định 64 đường cơ sở lãnh hải của Philippines nhưng chiếu theo tọa độ địa lý, góc phương vị và độ dài của các đường cơ sở này thì quần đảo Trường Sa không nằm trong các đường lãnh hải của Philippines. Ngày 18 tháng 9 năm 1968, Philippines ban hành Đạo luật Cộng hòa số 5446 quy định sửa đổi Điều 1 của Đạo luật 3064 nhưng về cơ bản vẫn không có những điều chỉnh lớn về tọa độ địa lý của 64 đường cơ sở.

Yêu sách chính thức của Philippines về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa được đưa ra ngày 10 tháng 7 năm 1971 khi Tổng thống Ferdinand Marcos chính thức tuyên bố chủ quyền đối với một phần của quần đảo (Trường Sa). Tuyên bố ra đời với ba lý do: thứ nhất, do sự gần kề của đảo Ba Bình, sự hiện diện của các đạo quân Đài Loan ở đảo này đe dọa lợi ích quốc gia của Philippines; thứ hai, chính phủ Philippines tái khẳng định rằng quần đảo Trường Sa đã được thừa nhận là thuộc sự ủy trị thực tế của Đồng minh (Allied Powers); và thứ ba, khẳng định 53 (có nghiên cứu nói là 33 đảo) đảo thuộc Freedomland do công dân Philippines là Cloma phát hiện và chúng được coi là vô chủ. Tuyên bố của Tổng thống Marcos nhấn mạnh thêm rằng chính phủ Philippines đã thực sự “chiếm đóng và kiểm soát thực tế” đối với các đảo này, trong đó bao gồm các đảo được cho là đã được nước này đã chiếm đóng vào năm 1968 như đảo Thị Tứ (Pagasa - Thitu Island), đảo Vĩnh Viễn (Lawak - Nanshan Island) và đảo Bình Nguyên (Patag - Flat Island).

Nhưng ngay từ đầu, tuyên bố của Philippines đã bị nhiều nước phản đối và được xem là tuyên bố yếu nhất về mặt lịch sử cũng như pháp lý trong các bên tranh chấp tại Trường Sa[62].

Tranh chấp với Malaysia

Năm 1971 Malaysia mới bắt đầu đưa ra yêu sách đối với Trường Sa. Malaysia mở đầu bằng sự việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn ngày 03/02/1971 gửi Công hàm

23

cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Cộng Hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20/4/1971, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)