Việt Nam gia nhập ASEAN

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 45 - 55)

Chương 2. TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG GIỮA VIỆT

2.1. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam với một số nước

2.1.1. Việt Nam gia nhập ASEAN

Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.

Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của diễn đàn này.

Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay.

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào tháng 7 năm 1995, nhưng việc “đi lại” giữa hai bên đã bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước, sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975.

Trong cuốn Hồi ức và Suy nghĩ của Trần Quang Cơ - nguyên thứ trưởng ngoại giao Việt Nam: “Nể sợ sức mạnh quân sự và ý chí kiên cường của Việt Nam, mặt khác lo ngại mối đe dọa từ nước Trung Hoa khổng lồ tăng lên một khi Mỹ rút khỏi Đông Nam Á, đồng thời lại có yêu cầu phát triển kinh tế, các nước ASEAN sốt sắng

41

bình thường hóa cải thiện quan hệ với Việt Nam.” Nhưng “… (Việt Nam) làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này…”.

Các tài liệu phân tích nước ngoài về thời kỳ này nói chung là thống nhất với nhận xét của ông Trần Quang Cơ. Tuy có khác biệt nhất định trong quan điểm, xu hướng nói chung của năm nước sáng lập ASEAN, đặc biệt là Malaysia, là quan tâm tới việc lôi kéo Việt Nam vào tham gia ASEAN. Vào tháng 2 năm 1973, tức là chỉ vài tuần sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, sau một hội nghị đặc biệt của ASEAN, các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên đã ra tuyên bố chung thể hiện rõ mong muốn mở rộng hiệp hội. Trong các Hội nghị Thượng đỉnh của ASEAN các năm 1976 và 1977, các nước thành viên đều biểu thị sẵn sàng phát triển quan hệ có thành quả và hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước khác trong khu vực, nhắm định trước hết là tới Việt Nam. Động cơ ASEAN muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình trước hết gồm có động cơ an ninh, sau là động cơ kinh tế.

Trong 20 năm qua, Việt Nam có nhiều đóng góp ý nghĩa với sự trưởng thành của ASEAN. Đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của Việt Nam trong ASEAN là vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Campuchia vào ASEAN, qua đó, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực. Đường lối nhất quán của chúng ta là phát triển quan hệ hữu nghị với các dân tộc, thúc đẩy hòa bình an ninh khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khu vực để làm sao có sự phát triển đồng đều, giúp khu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN. Đây là đóng góp rất tích cực cho đường hướng phát triển của ASEAN.

Chỉ 3 năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN đầu tiên vào năm 1998, đúng ở thời điểm khủng hoảng kinh tế tài chính tại Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung. Lúc đó, cộng đồng quốc tế rất lo ngại về đoàn kết và khả năng đứng vững của ASEAN. Trong khi đó, các nước ASEAN cũng gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên, Tuyên bố Hà Nội tại hội nghị lần này đã nhất

42

trí về các biện pháp để giải quyết và khẳng định ASEAN sẽ vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng đó, giúp tạo niềm tin trong ASEAN.

Việt Nam tham gia tích cực vào xây dựng nhiều văn kiện quan trọng, làm cơ sở pháp lý cũng như tạo điều kiện cho hợp tác ASEAN như Hiến chương ASEAN;

Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN; đóng góp thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác qua các cơ chế như diễn đàn của 10 nước ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (ASEAN +3) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)...Việt Nam còn là điều phối viên trong quan hệ ASEAN với một số đối tác như Nga, EU và sắp tới là với Ấn Độ.

Về trọng tâm ưu tiên, Việt Nam nhất trí về các lĩnh vực hoạt động của ASEAN. Nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN khác ký với Trung Quốc Tuyên bố chung ASEAN- Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (2002). Sau khi ký kết, Việt Nam đã chủ động đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện Tuyên bố này, theo hướng triển khai hợp tác dần từng bước, trước hết trong những lĩnh vực khả thi, ít nhậy cảm.Trong tình hình hiện nay, Việt Nam và các nước ASEAN nhất trí phải dành ưu tiên, quan tâm thích đáng cho việc bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông, vì hòa bình là điều kiện tiên quyết cho tất cả các hoạt động khác.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng ưu tiên thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa-xã hội hiệu quả hơn nữa đối với các quốc gia ASEAN. Một lĩnh vực quan trọng khác là làm sao nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, của các cơ chế để tăng cường quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài nhằm tranh thủ được những thuận lợi và xử lý các thách thức[74].

2.1.2. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam với một số nước trong ASEAN

Tranh chấp với Campuchia

Hiện nay quan điểm của cả hai bên về việc phân định biên giới biển Việt Nam – Campuchia còn khác xa nhau. Trên thực tế, Việt Nam đề nghị căn cứ luật pháp

43

quốc tế, thực tiễn quốc tế về phân định biển và hoàn cảnh cụ thể của vùng biển để phân định công bằng. Đó là việc áp dụng đường trung tuyến. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, phía Campuchia qua các thời kỳ và đặc biệt là quan điểm của nước bạn trong giai đoạn gần đây thì Campuchia vẫn kiên trì đề nghị lấy đường Brévié năm 1939 làm đường biên giới trên biển của hai nước. Lý do mà Việt Nam không chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới trên biển giữa hai nước là vì cơ sở pháp lý của đường này không được quốc tế thừa nhận cũng như không đem lại công bằng cho cả hai bên. Bằng bức thư số 867-API ngày 31/1/1939, Toàn quyền Đông Dương đã thông báo cho Thống đốc Nam Kỳ về quyết định của ông vạch ra đường gọi là Brévié để phân chia các quyền hạn hành chính và cảnh sát trên các đảo giữa Nam Kỳ và Campuchia. Như vậy đường Brévié mới giải quyết các quyền hành chính cảnh sát còn vấn đề các đảo quy thuộc vào lãnh thổ nào hoàn toàn được bảo lưu.

Đường Brévié không có chức năng phân chia lãnh thổ giữa hai nước., vì lãnh hải là một bộ phận lãnh thổ của nước ven biển.

Yêu sách dùng đường Brévié làm đường biên giới trên biển là không có cơ sở về lịch sử, pháp lý và thực tiễn, là cách làm đi ngược lại với nguyên tắc công bằng trong phân định biển đã được pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế công nhận.

Vì diện tích chồng lấn trong vùng biển giưa hai nước Việt Nam -Campuchia là không lớn nhưng do vị trí của vùng biển, yếu tố lịch sử và nguồn lợi hải sản nên đây là vấn đề mà hai bên rất khó giải quyết. Tháng 6/1998, tại cuộc họp vòng 2 cấp chuyên viên, phía campuchia vẫn đề nghị lấy đường Brévié làm đường biên giới biển nhưng Việt Nam không chấp nhận nên Campuchia đề nghị Việt Nam vạch ra đường trung tuyến trong vùng nước lịch sử để họ nghiên cứu và xem xét. Tiếp đến, tại cuộc họp vòng 1 của Ủy ban Liên hợp (Tháng 3/1999), Việt Nam đã đưa ra sơ đồ đường trung tuyến trong vùng nước lịch sử để hai bên lấy đường này làm cơ sở đàm phán, điều chỉnh làm đường phân định biển giữa hai nước. Tuy vậy đến vòng 2 của cuộc họp Ủy ban Liên hợp (tháng 8/1999), về phía Campuchia vẫn chưa có câu trả lời về đường trung tuyến mà ta đã vạch ra ở vòng 1. Việt Nam vẫn kiên trì giải thích rõ hơn về tính hợp lý của việc sử dụng đường trung tuyến trong phân định, coi

44

đây là đường khởi đầu khách quan nhất để hai bên cùng bàn bạc điều chỉnh hợp lý, hy vọng đi tới một con đường phân định công bằng cho hai bên. Trong các cuộc họp và đàm phán nêu trên, Việt Nam thể hiện rõ quan điểm của mình là cần phải phân định biên giới biển theo nguyên tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước về luật biển năm 1982. Việt Nam chính thức đề nghị áp dụng phương pháp phân định theo đường trung tuyếncó tính tới các hoàn cảnh địa lý và các yếu tố liên quan khác để điều chỉnh thích hợp đi tới một giải pháp phân định công bằng cho cả hai bên. Tuy nhiên từ đó tới nay, về phía Campuchia vẫn chưa có một hành động đáng kể nào để đi tới kết quả phân định biên giới biển giữa hai nước.

Tranh chấp với Indonesia

Do nhu cầu của hai bên mong muốn có một vùng biển hòa bình, ranh giới được phân định rõ ràng, tạo điều kiện cho ngư dân của hai nước khai thác tốt nguồn hải sản, ngày 11/6/2003, Hiệp định phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia đã được ký kết. Đây là hiệp định đầu tiên giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ giải quyết một vấn đề là phân định thềm lục địa. Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 29/5/2007, sau khi hai nước trao đổi thư phê chuẩn. Hiệp định gồm 6 điều với các nội dung chính như sau: quy định tọa độ các điểm của đường phân định ranh giới thềm lục địa hai nước; việc khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển vắt ngang đường ranh giới; giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thông qua thương lượng, đàm phán. Hiệp định là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài và khó khăn đã thể hiện nỗ lực, thiện chí và sự nhân nhượng từ cả hai bên để đi đến kết quả thích hợp mà hai bên chấp nhận được. Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam – Indonesia đã tạo thuận lợi cho hai nước thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán, quản lý và khai thác phần thềm lục địa của mình.

Ngày 28/3/2016, Việt Nam và Indonesia đã tổ chức đàm phán vòng 8 cấp chuyên viên về phân định vùng đặc quyền kinh tế viết tắt là EEZ giữa hai nước.

Cuộc đàm phán được tổ chức tại Bali, Indonesia, từ ngày 22 đến 24/3/2016. Đây là vòng đàm phán tiếp theo của vòng VII về vấn đề phân định EEZ giữa Việt Nam và

45

Indonesia từng diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam tháng 12/2015. Tại lần đàm phán mới nhất, đoàn Việt Nam do ông Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam làm trưởng đoàn. Đoàn Indonesia do ông Octavino Alimuddin, Vụ trưởng Vụ Chính trị, An ninh và các điều ước lãnh thổ, Bộ Ngoại giao Indonesia làm trưởng đoàn. Trong các buổi làm việc, hai bên tiếp tục thảo luận các phương pháp phân định Vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và trao đổi quan điểm về nguyên tắc còn tồn tại của dự thảo các nguyên tắc và hướng dẫn đàm phán. Hai đoàn đàm phán hy vọng kết quả đạt được sau cuộc họp sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Như vậy, từ năm 2007 đến năm 2015 là giai đoạn mà Việt Nam và Indonesia khẳng định cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Hiệp định, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế. Tuy vậy, đàm phán về ranh giới biển giữa hai nước vẫn chưa kết thúc, bởi vì vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa hai nước vẫn chưa được phân định[33]. Từ khi hai nước ký kết Hiệp định phân định thềm lục địa, có nhiều dấu hiệu tích cực như ngư dân của hai nước đã có một hành lang pháp lý rõ ràng, do đó trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển giáp ranh ít xảy ra vi phạm. Đồng thời hai bên cũng tiếp tục đàm phán để phân định vùng đặc quyền kinh tế dựa trên luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế và quy định của UNCLOS.

Tranh chấp với Thái Lan

Sau nhiều cuộc họp và các vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp, phân định thềm lục địa giữa hai nước, ngày 9/8/1997, tại Băng Cốc Thái Lan, Bộ trưởng ngoại giao hai nước Việt Nam và Thái Lan đã chính thức ký “Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan”, chấm dứt những tranh cãi về giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn tại Vịnh Thái Lan. Hai bên đã đồng ý giải quyết đồng thời cả hai vấn đề phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế bằng một đường ranh giới duy nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc không nên bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳ một nước thứ ba nào yêu

46

sách[54, tr. 123]. Hiệp định được ký kết đã khẳng định xu thế có thể thoả thuận về một đường biên giới biển duy nhất phân định đồng thời thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong các vùng biển không rộng quá 400 hải lý giữa các bờ biển đối diện nhau[15].

Hiệp định ngày 09/8/1997 là Hiệp định phân định biển đầu tiên đạt được trong Vịnh Thái Lan. Hiệp định gồm 6 điều với các nội dung chính như: quy định rõ tọa độ đường phân định đơn nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước; thừa nhận quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi nước theo đường ranh giới trên biển này; quy định việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vắt ngang đường biên giới, hiệp thương với Malaixia giải quyết khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước và giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thông qua đàm phán, thương lượng. Đây cũng là Hiệp định về phân định biển đầu tiên được ký kết tại khu vực Đông Nam Á sau khi UNCLOS có hiệu lực. Đồng thời cũng là Hiệp định phân chia cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước thành viên ASEAN có yêu sách chủ quyền trên biển. Mặt khác, Hiệp định đã góp phần chấm dứt tình trạng tranh chấp chủ quyền về biển đảo giữa hai nước diễn ra trong suốt một thời gian dài. Hiệp định này đã khẳng định xu thế có thể thỏa thuận về một đường biên giới biển hòa bình do việc phân định đồng thời thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế một cách công bằng dựa trên những quy định của UNCLOS và sự nỗ lực của hai bên [15].

Giai đoạn 1997 – 2015, Việt Nam và Thái Lan đã triển khai kế hoạch tổ chức tuần tra chung trên biển. Hai nước đã thiết lập kênh liên lạc cảnh báo vi phạm đồng thời triển khai hợp tác tổ chức điều tra nguồn lợi biển giữa hai nước, bắt đầu từ năm 2002, hai nước đã thực hiện tuần tra chung trên biển. Bên cạnh đó, hai nước đã thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển, Ủy ban này đã họp nhiều vòng và có những đóng góp nhất định trong việc giữ gìn môi trường hòa bình trên biển. Đồng thời hai bên đã thỏa thuận phối hợp trong việc giáo dục ngư dân của hai nước không được xâm phạm vùng biển của nhau để đánh bắt hải sản trái phép. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình khai thác nguồn lợi thủy

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)