Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 70 - 76)

Chương 2. TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG GIỮA VIỆT

2.3. Một số nhận xét

2.3.2. Một số nhận xét

Giai đoạn này là giai đoạn quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình và cách tiếp cận khu vực. Việt Nam đã tiến hành đàm phán với các

66

nước và đi đến ký kết nhiều Hiệp định quan trọng để giải quyết vấn đề vùng biển chồng lấn như: Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Campuchia ngày 7/7/1982;

Hiệp định phân định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan ngày 09/08/1997 có hiệu lực từ 26/02/1998; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia ngày 26/06/2003 có hiệu lực từ 29/05/2007. Một loạt các sự cố xảy ra gần đây trên Biển Đông đã đưa đến quan ngại về mức độ nghiêm trọng của các căng thẳng trong khu vực. Điều này cho thấy việc đảm bảo hòa bình trên Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh chung của khu vực, không chỉ vì vùng biển này giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn vì nó là một tuyến giao thông chính cho hoạt động vận chuyển dầu và lực lượng hải quân các nước trên thế giới.

Việc tham gia vào ASEAN đã giúp Việt Nam tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ cả về đa phương và song phương cũng như trong quan hệ giữa các Đảng cầm quyền, Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân. Việt Nam có thể xác định lập trường phù hợp và phối hợp lập trường với các nước ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp; hỗ trợ đáng kể cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông. Kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã rất chú trọng sử dụng các cơ chế ASEAN để quản lý tranh chấp Biển Đông với các quốc gia yêu sách khác. Tuy nhiên nguyên tắc đồng thuận của ASEAN cũng đặt ra một tình thế khó xử đối với Việt Nam trong việc theo đuổi chiến lược này. Trong khi nguyên tắc này cho phép Việt Nam về cơ bản có thể phủ quyết các chính sách và hành động của ASEAN nào có thể gây phương hại đến lợi ích quốc gia của mình, nó cũng làm hạn chế những nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo ra một lập trường chung giữa các quốc gia thanh viên ASEAN về vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Với Việt Nam, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của cả dân tộc. Vì thế, ngay từ đầu, chúng ta đã rất ý thức và có những quan điểm rõ ràng về chủ quyền của mình trên biển cũng như vị thế, vai trò của biển, đảo đối với đời sống và sự phát triển của quốc gia. Việt Nam công khai tuyên bố chủ quyền quốc gia trên

67

biển và không ngần ngại bằng các lý lẽ và luận cứ lịch sử cũng như pháp lý chứng minh với bạn bè quốc tế rằng khẳng định chủ quyền của Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quốc tế. Các vùng biển và hải đảo của Việt Nam được xác lập hợp pháp theo Công ước Luật biển 1982 và các Hiệp định về phân định biển. Do đó, nó hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Không một quốc gia nào có quyền xâm phạm, can thiệp vào vùng biển đó khi chưa được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Bằng thái độ cứng rắn và cách cư xử đúng mực, Việt Nam kiến quyết gìn giữ, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và sẵn sàng đáp trả trước những hành động xâm lược bất hợp pháp.

Trên các diễn đàn quốc tế cũng như khu vực, Việt Nam luôn kiên trì khẳng định nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm cao nhất và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để gìn giữ và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. Trong nhiều phát biểu của mình về vấn đề tranh chấp Biển Đông, trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần của Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002, cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao của các bên. Việc giải quyết tranh chấp phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và tinh thần láng giềng, hữu nghị, nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được. Với tinh thần đó, Việt Nam tích cực tiến hành các cuộc đàm phán cấp Chính phủ với các bên tranh chấp về biên giới lãnh thổ cũng như tham gia các Hội nghị về an ninh, quốc phòng nhằm thúc đẩy, tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.Và với tư cách là thành viên của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã tiến hành khảo sát khoa học để xây dựng hồ sơ về ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam vượt quá 200

68

hải lý tính từ đường cơ sở và đã có công hàm gửi lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa vào năm 2009 theo đúng quy định của pháp luật quốc tế.

Tuy nhiên, việc tranh chấp Biển Đông của Việt Nam vẫn kéo dài, chưa đi đến giải pháp cuối cùng, một phần lý do xuất phát từ phía chúng ta. Bản thân Việt Nam vẫn tồn tại những thiếu sót trong cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn thực hiện chủ quyền.Đó có thể là những điểm yếu thực sự của chúng ta, nhưng đôi khi chúng chỉ là những luận điệu thiếu căn cứ được đưa ra từ phía nước bạn. Dù thế nào, chúng ta cũng cần hiểu được những hạn chế đang cản trở con đường bảo vệ chủ quyền của mình, cần biết được những điểm yếu mà nước bạn đang vin vào đó để xâm hại chủ quyền của ta. Có như vậy chúng ta mới có thể khắc phục được khó khăn, vượt qua trở ngại, vững vàng với công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trước tiên, phải nhắc đến là thiếu sót của Việt Nam trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc xác lập lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy chúng ta đã có quy định để xác định tọa độ các điểm của đường cơ sở dùng tính chiều rộng lãnh hải nhưng với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Việt Nam vẫn chưa có văn kiện quy định cụ thể về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo này. Điều đó khiến việc giải quyết tranh chấp của Việt Nam kéo dài và thêm phức tạp.

Ngoài ra, mọi tranh chấp lãnh hải như ở Biển Đông đều khó giải quyết bởi bản chất của nó là tranh chấp chủ quyền.Tại châu Á, chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng và tối thượng nên các nước đều không dễ dàng thỏa hiệp. Bởi đơn giản, chẳng nước nào lại sẵn sàng dâng tặng một phần lãnh thổ quốc gia – phần máu thịt của đất nước mình cho quốc gia khác. Ngay cả khi những nước có tuyên bố chồng chéo về chủ quyền sẵn sàng bước vào bàn đàm phán thì cũng sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, mới đạt được một thỏa thuận thích hợp. Vì vậy, mong muốn vấn đề tranh chấp chủ quyền sẽ được giải quyết trong tương lai gần khó có thể trở thành hiện thực.

Vấn đề ở Biển Đông càng trở nên phức tạp hơn khi vùng biển này có giá trị chiến lược cả về mặt tài nguyên lẫn giao thông, thương mại và quân sự. Do sự cạnh

69

tranh về năng lượng gia tăng nên trong cuộc thương lượng này, sẽ là vô vọng khi chờ đợi một ai đó trong cuộc từ bỏ hay san sẻ lợi ích của mình. Các bên sẽ kiên quyết đến cùng để có thể giành được những lợi ích tốt nhất từ Biển Đông. Bên cạnh đó, các bên tranh chấp vẫn chưa thể tiết chế xúc cảm của mình để đồng thuận với một tiếng nói chung. Những giải pháp mà các học giả của mỗi quốc gia đưa ra lại luôn đề cao tinh thần dân tộc nên luôn muốn giành phần hơn cho đất nước mình.

Chính vì thế, giải pháp mà họ cho là hợp lý nhất thì dưới góc nhìn của đối phương nó lại là giải pháp bất hợp lý.Có lẽ, nếu các bên không tạm quên mình để đứng vào vị trí của người khác thì khó có thể mong đạt tới một giải pháp phù hợp mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận được.

Sẽ rất nguy hiểm nếu các bên liên quan không có động thái gì. Căng thẳng ở Biển Đông cần phải được làm dịu. Các bên cần quay trở lại với "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002 cũng như soạn thảo và thông qua ngay "Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông" (COC). Dù COC không nhằm giải quyết vấn đề chủ quyền, nhưng sẽ cung cấp thỏa thuận khung để các quốc gia hành xử nhằm tránh căng thẳng trong khu vực, chẳng hạn trong đó có các nguyên tắc, thủ tục giải quyết các sự cố trên biển, cơ chế ngăn ngừa sự cố do tình trạng quấy rối của một bên tranh chấp gây ra và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Suốt những năm qua, Biển Đông giống như chảo lửa sôi sục. Nguyên nhân xuất phát từ những hành vi cứng rắn và yêu sách bành trướng của Trung Quốc. Điều này gây ra lo ngại không chỉ đối với các quốc gia ven biển mà còn cho cả các cường quốc trên thế giới. Vậy để duy trì sự ổn định ở Biển Đông cần đưa ra một chiến lược chung cho hòa bình ở Biển Đông. Việc tìm kiếm một chiến lược và tầm nhìn chung là điều cần thiết để đẩy lùi và ngăn chặn những hành vi quyết đoán của Trung Quốc trong tương lai. Để làm được điều này các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ cần có một hiệp định bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau:

1. Một trung tâm thông tin về các hoạt động trên Biển Đông và cơ chế chia sẻ thông tin tình báo giữa các bên;

70

2. Các chương trình hợp tác cụ thể để tang cường năng lực trên biển cho các quốc gia ASEAN để quản lý, giám sát vùng EEZ của mình và xử lý các sự cố trên biển;

3. Một cam kết đóng băng các hoạt động xây dựng, chiếm đóng hiện tại và một bộ quy tắc ứng xử để duy trì nguyên trạng. Theo đó, các điều khoản phải được liệt kê dưới dạng “được phép” và “không được phép” và áp dụng cho tất cả các bên.

Cam kết này cần đi kèm với một cơ chế thực thi đối với các quốc gia Đông Nam Á (có thể có hoặc không sự tham gia của Trung Quốc).

4. Quan trọng nhất là cần có một cam kết và kế hoạch hành động cụ thể quy định những phản ứng mang tính tập thể đối với mọi hành vi đe doạ nguyên trạng và vi phạm UNCLOS.

Chiến lược và tầm nhìn chung này không phải một liên minh chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc, mà chỉ là sự hợp tác mang tính chức năng nhằm đảm bảo ổn định, hòa bình ở Biển Đông. Quan trọng hơn cả là Mỹ và Nhật Bản cần phải gắn mình vào tiến trình này chứ không chỉ đơn thuần là bên hỗ trợ. Hòa bình, tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp ở Biển Đông là lợi ích cho tất cả các quốc gia. Do đó gánh nặng này không thể chỉ đặt trên vai các quốc gia Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)