Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam với một số nước

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 28 - 38)

Chương 1. TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG GIỮA VIỆT

1.3. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam với một số nước

Tranh chấp với Campuchia

Ngày 10 tháng 5 năm 1975 quân Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt và sát hại toàn bộ hơn 500 cư dân Việt Nam, biến Thổ Chu thành hòn đảo chết. Sự kiện đó là đỉnh điểm của những hành động xuất phát từ ảo tưởng chủ quyền và bản chất tàn bạo của chế độ diệt chủng Pol Pot. Tuy nhiên, không lâu sau đó Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đánh đuổi quân Khmer Đỏ, giải phóng đảo Thổ Chu vào ngày 24 tháng 5 năm 1975.

Năm 1976, chính quyền Pol Pot đòi lấy đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì theo họ “đường này đã được sử dụng như đường biên giới trong gần 40 năm qua”. Đồng thời Khmer Đỏ đã tiến hành hàng loạt cuộc thảm sát tàn khốc đối với dân cư Việt Nam sinh sống trên các đảo này.

Ngày 31-7-1982, Campuchia đã ra tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng bao gồm cả các đảo nằm xa bờ như đảo Wai.

- Hiệp định Vùng nước lịch sử là một điều ước quốc tế có giá trị pháp lý

Năm 1982, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước. Ngày 7/7/1982 Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước, trong đó thỏa thuận tại Điều 3: “Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này”

và “sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp… để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước”..[13] Tất cả các đảo nằm về phía Bắc của đường Brévié thuộc về Campuchia và những đảo còn lại thuộc về Việt Nam. Vùng nước lịch sử sẽ được

24

quản lý theo cơ chế “vùng nước chung”, các bên cam kết bảo đảm an ninh trên vùng nước này. Đường biên giới trong vùng nước lịch sử sẽ được vạch ra theo phương thức như đã thực hiện tại các vùng biển khác.

Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước. Hiệp định này đã nâng đường Brévié từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát thành đường phân chia chủ quyền đảo giữa hai nước nhưng cũng xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển.

- Nội dụng cơ bản của Hiệp định Vùng nước lịch sử là:

Thứ nhất, vùng nước nằm bên trong bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển Kampot đến đảo Poulo Wai của Campuchia là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy;

Thứ 2, hai bên lấy đường Brévié vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này;

Thứ 3, việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả 2 bên cùng tiến hành;

Thứ 4, việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước đến nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận[13].

Về phương diện pháp lý, Hiệp định này đã đáp ứng đủ các điều kiện cần và đủ của một Điều ước quốc tế vì: Đây là kết quả của sự thỏa thuận giữa 2 Nhà nước của 2 Quốc gia có chủ quyền, đáp ứng đầy đủ nguyên tắc thỏa thuận, thể hiện đầy đủ ý chí của đôi bên, không có sự áp đặt, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành của luật pháp quốc tế.

Hiệp định này được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của 2 Nhà nước là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và được phê chuẩn bởi Cơ quan quyền lực cao nhất cuả 2 Nhà nước.

Về những nội dung cụ thể của hiệp định đều là kết quả của sự vận dụng các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế đã được thừa nhận, áp dụng một cách rộng rãi trong quan hệ quốc tế. Hiệp định Vùng nước lịch sử có ý nghĩa to lớn trong

25

việc củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia nói chung và tạo sự ổn định, hòa bình và phát triển của vùng biển Tây Nam nói riêng.

Đặc biệt là việc nâng đường Brévié được vạch ra năm 1939, từ phân định ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát, lên thành đường phân chia chủ quyền các đảo, là một sự vận dụng đúng đắn các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, có sự kết hợp một cách khách quan, cầu thị và đặc biệt là xuất phát từ thiện chí của người Việt Nam, một dân tộc đã từng không tiếc máu xương của biết bao thế hệ để vun đắp và giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia.

Thực hiện các nội dung của Hiệp định vùng nước lịch sử, công tác tuần tra kiểm soát tại vùng nước lịch sử được các lực lượng giữa 2 nước phối hợp thực hiện.

Cho đến nay, tranh chấp biển Việt Nam – Campuchia chủ yếu xoay quanh tính pháp lý của đường Brévié trong phân định biên giới do Campuchia kiên trì quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1 năm 1939 làm đường biên giới biển của hai nước còn Việt Nam không chấp nhận quan điểm này vì cả hai bên đều không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié và vẫn có quá nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định đường này. Có thể kể đến như cách xác định đường Brévié của Chính quyền Pol pot khi công bố bản đồ nước Campuchia tháng 8 năm 1977, đó là đường vòng từ phía Bắc đảo Phú Quốc rồi trở lại về phía Đông Nam đảo theo một đường liên tục, điểm nào cũng cách bờ biển Phú Quốc 3 km; hay đường Brévié theo Bộ Tư lệnh Hải quân Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa) khi công bố đường ranh giới tuần tiễu trên biển, đường Brévié chấm dứt ngay ở Đông Bắc Phú Quốc; còn với đường Brévié trong luận án tiến sỹ của Sarin Chhak, Bộ trưởng ngoại giao Campuchia thời Sihanouk, được bảo vệ tại Pháp thì đường Brévié không phải là một đường liên tục mà là một đường đứt đoạn với 4 đoạn cách nhau khá xa; với các học giả khác như Tiến sĩ Mark J. Valencia thuộc trung tâm Đông – Tây của Hoa Kỳ, giáo sư Nicholas Prescott người Australia thì đường Brévié được thể hiện trong những cuốn sách xuất bản năm 1985, 1981, lại là các đoạn thẳng, cách các điểm nhô ra nhất của đảo Phú quốc 3km[46].

26

Có thể thấy, nếu chuyển đường Brévié thành đường biên giới biển thì không phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam bởi vào những năm 1939 theo luật pháp quốc tế, lãnh hải chỉ là 3 hải lý, chưa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa[59]. Hơn nữa, đường Brévié không phải là 1 văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia nên không thể áp dụng nó để giải quyết vấn đề phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo quan điểm hiện nay.

Tuy diện tích chồng lấn trong vùng biển giữa hai quốc gia là không lớn nhưng do vị trí của vùng biển, yếu tố lịch sử và nguồn lợi hải sản nên đây là vấn đề mà hai bên rất khó giải quyết. Việt Nam – Campuchia vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc phân định biển trên Vịnh Thái Lan, mỗi bên vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm riêng của mình. Điều này cũng là nguy cơ tiềm ẩn khiến quan hệ láng giềng giữa hai quốc gia trở lên phức tạp hơn và có thể theo chiều hướng xấu nếu đến một lúc nào đó lợi ích quốc gia trở thành động lực khiến các bên đánh mất đi tình hữu nghị.

Tranh chấp với Indonesia

Do quan điểm sử dụng nguyên tắc phân định biển và điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải khác nhau, nên giữa Indonesia và Việt Nam có một vùng biển chồng lấn rộng lớn. Chính vì vậy, từ năm 1978 đến năm 2003, hai nước Việt Nam và Indonesia đã tiến hành đàm phán cấp chuyên viên để phân định thềm lục địa trong vùng biển giáp ranh giữa hai nước. Trong quá trình đàm phán, lập trường pháp lý của Việt Nam là theo nguyên tắc thoả thuận, công bằng, tôn trọng lợi ích của nhau, phù hợp với xu thế phát triển của luật biển quốc tế. Giải pháp của Việt Nam đưa ra là lấy căn cứ thềm lục địa, đó là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển, cho nên ranh giới là rãnh ngầm phân chia thềm lục địa của hai nước nằm rất gần nhóm đảo Natuna phía Bắc của Indonesia.

Trên thực tế cho thấy, đường đề nghị này tạo với đường yêu sách của Indonesia thành một vùng biển có sự chồng lấn giữa hai bên khoảng 98.000 km2[54, tr.134]. Bởi vậy, tháng 10/1991, nhân chuyến đi thăm Indonesia của Thủ

27

tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, hai bên đã ký thỏa thuận chia đôi vùng còn lại, song do tình hình nội bộ Indonesia lúc đó không ổn định, không thống nhất phương pháp giải quyết phân định biển, nên thỏa thuận không được thực hiện.

Tranh chấp với Thái Lan

Năm 1971, Việt Nam đưa ra đường yêu sách của mình là đường trung tuyến vạch giữa một bên là Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Wai với bên kia là bờ biển Thái Lan và đảo Ko Phangun, không tính đến các đảo đá nhỏ Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan. Trong thời gian từ năm 1977 đến năm 1982, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua một loạt các Tuyên bố và Hiệp định liên quan đến đường cơ sở, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam trong Vịnh bao gồm có Tuyên bố Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1974), Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (1977)Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (1982)[11,12,13]. Tuy nhiên các hiệp định này không vạch một ranh giới chính thức nào cho thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, xong có nhấn mạnh sẽ cùng các quốc gia liên quan thông qua thương lượng trực tiếp để giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

Ngày 22/11/1982, Bộ Ngoại giao Thái Lan tuyên bố phản đối Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam năm 1982 và "bảo lưu” mọi quyền mà luật quốc tế dành cho mình liên quan đến các vùng biển này và vùng trời trên đó. Ngày 19/8/1992, Thái Lan bổ sung hệ thống đường cơ sở đã tuyên bố ngày 11/6/1970[54]. Năm 1991, các bên đã có thỏa thuận hợp tác chung phát triển dầu khí trong khu vực tranh chấp và hợp tác về kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Hai bên đã thông qua biên bản liên quan đến vấn đề phân định các vùng biển như sau:

a) Hai bên cần hợp tác xác định ranh giới các vùng biển do hai nước yêu sách;

b) Hai bên cần cố gắng phân định biên giới biển trong khu vực chồng lấn giữa hai nước;

28

c) Một sự phân định như vậy không nên bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳ một nước thứ ba nào yêu sách. Và cũng đồng ý rằng trong thời gian chờ đợi, không có một hoạt động phát triển hay đặc nhượng nào trong khu vực chồng lấn cho bất kỳ nhà thầu nào. Tuy nhiên, từ ngày 7 đến ngày 10/09/1992, trong cuộc họp cấp chuyên viên đầu tiên về phân định thềm lục địa giữa hai nước, phía Việt Nam đề nghị phân chia vùng chồng lấn hình thành giữa hai đường 1971 và 1973, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt với Điều 74 và 83 của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 về phân định theo nguyên tắc công bằng nhưng phía Thái Lan không chấp nhận và yêu cầu lấy đường 1973 làm cơ sở phân định, đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh đường 1971.

Trong giai đoạn 1986 – 1997, hai nước đã tiến hành đàm phán phân định biên giới trên biển. Trong vịnh Thái Lan, hai nước Thái Lan và Việt Nam là hai nước có bờ biển đối diện nhau, cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình theo quy định của UNCLOS. Từ năm 1992 đến năm 1996, hai nước đã tiến hành đàm phán cấp chuyên viên về phân định biển. Cuộc họp tiếp theo tại Hà Nội từ ngày 20 đến 23/5/1993, phía Việt Nam đã đề nghị chia 50/50 vùng chồng lấn 1971 và 1973, nhưng phía Thái Lan vẫn giữ lập trường cũ. Tới vòng đàm phán III từ ngày 10 đến 13/1/1995, hai bên đã thống nhất áp dụng nguyên tắc công bằng và phương pháp trung tuyến trong phân định biển nhưng lại không thỏa thuận được thế nào là công bằng và đường trung tuyến được tính giữa bờ và bờ hay giữa đảo và đảo. Các vòng đàm phán sau đó, hai bên cùng đàm phán để thỏa thuận giải quyết vấn đề xác định hiệu lực của các đảo.

Tranh chấp với Philippines

Vào năm 1976, Philippines đã thông báo máy bay trực thăng của họ bị phía Việt Nam bắn cháy trong khi đang bay gần đảo Song Tử Tây. Trong khi đó, yêu sách chính thức của Philippines về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa được đưa ra ngày 10 tháng 7 năm 1971 khi Tổng thống Ferdinand Marcos chính thức tuyên bố chủ quyền đối với một phần của quần đảo (Trường Sa). Từ năm 1968, Philippines đã chiếm đóng 3 đảo và sau đó chiếm thêm 5 đảo nữa và vạch một ô

29

“hình quả trám” yêu sách hầu như toàn bộ quần đảo Trường Sa vào năm 1978[69].

Cụ thể Từ năm 1971 đến năm 1973 , Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977 - 1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979. Năm 1980, Philippines chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Co do..Tiến thêm một bước trong các nỗ lực tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, ngày 11 tháng 6 năm 1978, Tổng thống Ferdinand Marcos đã ký “Sắc lệnh Tổng thống số 1596 -gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Tuyên bố một phần khu vực thực tế của lãnh thổ Philippines và hình thành chính quyền và hành chính”. Sắc lệnh xác định rõ tọa độ của “Nhóm đảo Kalayaan” và khẳng định chúng có vai trò sống còn đối với an ninh và kinh tế của Philippines. Sắc lệnh này khẳng định đáy biển, tầng đất cái (subsoil), thềm lục địa và vùng trời nằm trong khu vực thuộc Nhóm đảo Kalayaan thuộc chủ quyền của Philippinies. Khu vực này từ đây có tên gọi chính thức là Kalayaan, một chính quyền tự trị thuộc tỉnh Palawan nhưng lại được giám sát bởi Bộ Quốc phòng. Cũng trong ngày 11 tháng 6 năm 1978, Tổng thống Marcos còn ký thêm “Sắc lệnh Tổng thống số 1599 thành lập vùng kinh tế đặc quyền và các mục đích khác”. Sắc lệnh xác định vùng đặc quyền kinh tế, các quyền về chủ quyền, đặc quyền và quyền thực thi được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Để củng cố yêu sách chủ quyền của mình đối với khu vực Kalayaan ở quần đảo Trường Sa, Philippines đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên ở Kalayaan vào ngày 30 tháng 1 năm 1980. Aloner M. Heraldo được bầu làm thị trưởng đầu tiên. Đến năm 1980, Philippin đã tiến hành chiếm thêm một số đảo, bãi đá ngầm…, đưa con số các đảo và bãi đá của Philippines lên con số như hiện nay.

Trong một động thái khác, ngày 25 tháng 4 năm 1982, Thủ tướng Philippines Cesar Virata đã đến thăm một số nơi mà họ gọi là Kalayaan. Đặc biệt, chuyến đi này của Thủ tướng Philippines được đưa tin công khai ở Philippines và đây được coi như là một nỗ lực củng cố yêu sách về chủ quyền của Philippines đối với quần đảo này.

30

Sau tranh chấp giữa Philippines và Malaysia ở quần đảo Trường Sa vào năm 1988, Philippines đã không ngừng tăng cường lực lượng ở các đảo và bãi đã chiếm đóng, đồng thời xây dựng thêm cơ sở hạ tầng ở một số đảo. Tháng 2/1993, Tổng thống Fidel V. Ramos chỉ thị cho Bộ trưởng Du lịch Philippines cho xây dựng cơ sở du lịch trên quần đảo và đến tháng 5/1993, Tổng thống Philippines ra lệnh cho quân đội nước này mở rộng đường băng trên đảo Thị Tứ.

Sự kiện Trung Quốc đưa tàu và người đến bãi Vành Khăn (Mischief Reef) và xây dựng các cơ sở trên bãi này vào đầu năm 1995 (sự kiện Vành Khăn) đã làm cho Philippines mạnh tay hơn trong các biện pháp tuyên bố chủ quyền. Ngoài công tác ngoại giao như thông báo sự kiện cho các đại sứ ASEAN và phản đối ngoại giao đối với chính phủ Trung Quốc, Philippines đã tăng cường sự có mặt của hải quân ở khu vực, tăng cường máy bay giám sát và thậm chí cho máy bay ném bom phá hủy các cột mốc do Trung Quốc đặt trên một số bãi đá và cho người đặt các cột mốc thay thế.

Tranh chấp với Malaysia

Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn hình thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979.

Sở dĩ hình thành vùng biển chồng lấn là do chính quyền Sài Gòn có tính đến đảo Hòn Khoai cách đất liền 6,5 hải lý còn Malaysia đã bỏ qua đảo này khi xác định ranh giới thềm lục địa. Trên thực tế cho thấy vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng biển chồng lấn trên thềm lục địa của hai nước rộng khoảng 2.800 km2. Khu vực này nằm ở cửa vịnh Thái Lan có độ sâu nhỏ, trung bình khoảng 50 m, địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng. Hai nước Việt Nam và Malaysia đều là thành viên của UNCLOS, cho nên nguyên tắc chung để giải quyết phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là nguyên tắc công bằng đã được ghi nhận trong các Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS[19]. Yêu cầu của thực tế diễn ra đó là hai bên phải tuần tự đàm phán, thu hẹp những bất đồng, nhằm tìm ra giải pháp công bằng mà hai bên có thể chấp nhận.

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)