Tranh chấp với Philippines

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 56 - 62)

Chương 2. TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG GIỮA VIỆT

2.2. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam với một số nước

2.2.1. Tranh chấp với Philippines

Hiện nay, nhiều nguồn tin cho rằng Philippines đang chiếm 8 đảo, đảo thấp hoặc bãi đá trong quần đảo Trường Sa là: 1. Kota hay Loaita Island (Việt Nam gọi là đảo Loại Ta); 2. Lawak hay Nansham Island (đảo Vĩnh Viễn); 3. Likas hay West York Island (đảo Bến Lạc, đảo Dừa); 4. Panata hay Lamkiam Cay (Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn); 5. Pag-asa hay Thitu Island (đảo Thị Tứ); 6. Parola hay North East Cay (đảo Song Tử Đông); Patag hay Flat (đảo Bình Nguyên); và 8. Rizal hay Commodore Reef (đá Công Đo).

Trong khi đó, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia bản tiếng Việt về Quần đảo Trường Sa lại đưa ra các dữ liệu cho rằng Philippines hiện đang chiếm 7 đảo (Patag hay Flat (đảo Bình Nguyên), Panata hay Lamkiam Cay (Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn), Kota hay Loaita Island (đảo Loại Ta), Lawak hay Nansham Island (đảo Vĩnh Viễn), Parola hay North East Cay (đảo Song Tử Đông), Pag-asa hay Thitu Island (đảo Thị Tứ) và Likas hay West York Island - đảo Bến Lạc, đảo Dừa); 2 bãi đá chìm (Commodore Reef - đá Công Đo; Irving Reef - đảo Cá Nhám); và một đảo nhỏ (Shira Islet). Tính về diện tích thì có 5 đảo trên 5 hecta (đảo Thị Tứ 37,2 ha, đảo Dừa 18,6 ha, đảo Song Tử Đông 12,7 ha, đảo Vĩnh Viễn 7,93 ha và đảo Loại Ta 6,45 ha. Tất cả 7 các đảo đều sự hiện diện của các loại cây và sinh vật biển, có các công trình quân sự và dân sự. Đặc biệt, đảo Thị Tứ, đảo lớn nhất trong tất cả các đảo mà Philippin chiếm đóng (và là đảo lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa) đã trở thành thủ phủ của quần đảo Kalayaan, có khá đông cư dân sinh sống. Hai bãi đá ngầm và một đảo nhỏ còn lại mặc dù không có cây cối nhưng đều có sự hiện diện về quân sự của Philippines.

Ngoài ra, Philippines dù không có hiện diện quân sự nhưng vẫn đang kiểm soát một số bãi đá ngầm và bãi cát ngầm ở quần đảo Trường Sa, cụ thể là Bombay Shoal, Boxall Reef, Brown Reef, Carnadic Shoal, Glasgow Bank, Half Moon Shoal, Hardy Reef, Hopkins Reef, Investigator Northeast Shoal, Iroquois Reef, Leslie Bank, Lord Auckland Shoal, Lord Auckland Shoal, Pensylvania South Reef, Reed Tablemount, Royal Captain Shoal, Sandy Shoal, Seahorse Shoal và Templar Bank.

52

Ngày 14/3/2005, ba Công ty dầu khí quốc gia (PetroVietnam, PNOC của Philippines và CNOOC của Trung Quốc) đã ký kết “Thoả thuận ba bên về tiến hành thăm dò địa chấn biển chung trong khu vực xác định tại Biển Đông”. Thời hạn của Thoả thuận này là ba năm.

Ngày 10/3/2009, Philippines chính thức thông qua Luật cộng hòa RA 9522 (một đạo luật sửa đổi một số quy định của Đạo luật RA 3046, cũng như được sửa đổi bởi Đạo luật RA 5446) để xác định đường cơ sở và quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Hoàn Nham theo “quy chế đảo”. Vào tháng 3 năm 2009, Quốc hội đã sửa đổi Đạo luật RA 3046 (Luật đường cơ sở năm 1961) bằng việc ban hành Đạo luật 9522 (Luật đường cơ sở năm 2009), quy chế hiện đang được xem xét kĩ lưỡng. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi việc cần thiết phải làm cho Đạo luật RA 3046 phù hợp với các điều khoản của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.. mà Philippines phê chuẩn ngày 27 tháng 2 năm 1984. Bên cạnh những điều khác, UNCLOS III quy định tỉ lệ giữa đất liền – biển, độ dài và chu vi của đường cơ sở của quốc gia quần đảo như Philippines.. Chiểu theo những yêu cầu này, Đạo luật RA 9522 đã rút ngắn một đường cơ sở, tận dụng vị trí của một số điểm cơ sở nằm xung quanh quần đảo Philippines và xếp các vùng lãnh thổ tiếp giáp cụ thể là nhóm đảo Kalayaan (Kalayaan Island Group – KIG) và bãi cận Scarborough (Hoàng Nham), như là “các quy chế đảo” mà các hòn đảo của chúng có thể tạo ra các vùng biển của riêng chúng.

Bộ luật mới đã sử dụng một công thức hỗn hợp để sửa lại các đường cơ sở.

Dựa trên điều 121 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (quy chế đảo) và căn cứ vào điều 14 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển cho phép “một sự kết hợp của các phương pháp xác định đường cơ sở… để phù hợp các điều kiện khác nhau”, bộ luật thông qua đường quần đảo cho các đảo chính của Philippines và quy chế đảo cho nhóm đảo Kalayaan ở khu vực Quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Nói cách khác, bộ luật 2009 đã khước từ” thỏa thuận trọn gói, để bao gồm toàn bộ các đảo, bao gồm cả KIG và bãi cạn Scarborough, nằm trong đường cơ sở quần đảo.

53

Trong năm 2012, Việt Nam và Philippines đã tiếp tục thúc đẩy các yêu sách về nguồn tài nguyên của họ, dẫn đến kết quả đã xảy ra một loạt chu kỳ các hành động qua lại có thể dự đoán được. Chính quyền của ông Aquino đã đáp trả một cách cứng rắn bằng việc công bố các biện háp nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của Philippines tại Biển Đông. Đầu năm 2012, Bộ Năng lượng Philippines mời các công ty năng lượng tham gia đấu thầu quyền thăm dò 15 lô trên cả nước, bao gồm hai lô - được biết đến là Khu vực 3 và 4 - ở Bãi Cỏ Rong. Trong tháng 7, Bộ này đã chấp nhận hồ sơ dự thầu của các công ty trong nước để khai thác Khu vực 3 và 4. Rất ít công ty nước ngoài tham gia quá trình đấu thầu - mặc dù họ hoàn toàn đủ điều kiện bỏ thầu - hoặc bởi những công ty này nghĩ rằng hoạt động tại khu vực này không khả khi về mặt thương mại hoặc do họ muốn tránh làm mất lòng Bắc Kinh.

Ngoài nguồn dầu khí, Biển Đông có nguồn lợi thủy sản khá phong phú, như những năm trước, các bên yêu sách luôn bảo vệ ngư dân của mình hoạt động trong khu vực tranh chấp. Trong một diễn biến mới, Philippines tuyên bố nước này cũng sẽ ban hành một lệnh cấm đánh bắt, thế nhưng không công bố chính xác khu vực và khoảng thời gian áp dụng.Thông báo này của Philippines được cho là biện pháp hạ nhiệt căng thẳng ở Bãi cạn Scarborough.

Theo nhân viên báo chí của ông Aquino, Philippines phần nào có quan điểm riêng khác biệt so với Mỹ về những diễn biến; Philippines ưu tiên “việc tìm kiếm một giải pháp mang tính ngoại giao, chính trị, pháp lý” đối với tranh chấp; và Philippines đang “nhận được kết quả tốt” từ những nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Ngày 8/1/2013, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez lên tiếng khẳng định chủ quyền của Philippines đối với đảo Pag-asa (đảo Thị Tứ),

“Việc phát triển đảo Thị Tứ ở Biển Đông là hành động thực thi chủ quyền của Philippines, các quốc gia khác cần tôn trọng điều này.” Và trong buổi họp báo hôm 9/1, Ngoại trưởng Philippines ông Del Rosario nói rằng cơ sở hạ tầng trên Nhóm Đảo Kalayaan và Pag-asa Island (đảo Thị Tứ) cần cải tạo lại, đồng thời bày tỏ sự

54

ủng hộ đối với kế hoạch của giới quân sự tuyên bố trước đó về việc nâng cấp một đường băng trên đảo Thị Tứ.

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thăm Philippines từ ngày 29-30/1/2015. Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên bắt đầu trao đổi việc hướng tới thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược cũng như nội hàm của mối quan hệ đó nhằm đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới.

Về vấn đề Biển Đông, hai bộ trưởng bày tỏ lo ngại về những hành động lấn chiếm quy mô lớn đang diễn ra, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Hai bên tái khẳng định cam kết giải quyết các bất đồng ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Việt Nam và Philippines, hai nước vốn có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đang tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, cụ thể là những hành động ngày càng hung hăng của nước này nhằm thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ, Hà Nội và Manila đã quyết định đoàn kết với nhau.

Hai nước đang chuyển dần từ các hoạt động biểu trưng thể hiện tình đoàn kết – như thi đấu thể thao trên các đảo tranh chấp – sang các hoạt động hợp tác thực chất hơn – như diễn tập và tuần tra hải quân chung và các sáng kiến thương mại mới. Viễn cảnh Việt Nam và Philippines thiết lập đối tác chiến lược sẽ khá đau đầu đối với Trung Quốc. Nếu hai nước thực hiện các cam kết đối tác chiến lược và tiến hành hợp tác an ninh thực chất bất kể các yêu sách lãnh thổ chồng lấn, điều này cho thấy tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines đã được xem là vấn đề thứ yếu.

Điều đó cho thấy rằng nếu không phải bởi sự hung hăng của Trung Quốc, các bên yêu sách ở Biển Đông sẽ khó lòng đạt được một thỏa thuận như vậy. Nếu Việt Nam và Philippines, hai nước có các vấn đề tranh chấp biển khá lớn với nhau, vẫn có thể tiến hành tuần tra hải quân chung, vậy thì tranh chấp không phải là lý do để lực lượng trên biển của các bên gây hấn với nhau.

Thứ hai, sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines có thể phần nào hạn chế khả năng tự do hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Bước tiếp theo của quan hệ

55

đối tác chiến lược Việt Nam – Philippines là bắt đầu chia sẻ thông tin tình báo và giám sát trên biển, giúp hai bên ứng phó tốt hơn với các hành động khiêu khích của Trung Quốc, và đôi lúc sẽ ngăn chặn được những hành động như vậy bởi đã làm vô hiệu hóa yếu tố bất ngờ trong chiến lược của Bắc Kinh.

Ngoài ra, quan hệ đối tác chiến lược mới cũng sẽ mở đường cho các nỗ lực hợp tác đa phương khác nhằm cân bằng với Trung Quốc. Trong tương lai không xa, Mỹ - vốn đã là đồng minh của Philippines và hiện đang tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam – sẽ cùng tham gia tập trận hải quân ba bên với hai nước này. Nhật, đồng minh của Mỹ, cũng đang tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam và Philippines. Cả Mỹ và Nhật đều đang bồi đắp quan hệ quốc phòngvới Ấn Độ, nước đang giúp huấn luyện đội thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam và đang hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước tranh chấp trên Biển Đông.

Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Carlos Jericho Petilla khẳng định các cơ quan chính phủ có liên quan đã đồng ý rằng các hoạt động thăm dò ở khu vực Bãi Cỏ Rong cần được đình chỉ cho đến mùa hè năm nay.Nếu không có vấn đề gì, Bộ Năng lượng sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao, cơ quan khởi xướng việc đình chỉ, bãi bỏ lệnh cấm để công việc thăm dò được tiếp tục.

Duy trì mối quan hệ song phương ổn định kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1976, hiện Philippines và Việt Nam đang tiến hành các vòng đàm phán cấp cao nhằm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Một khi hai bên nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, Philippines và Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa. Trong đó bao gồm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nông nghiệp, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường biển, và ứng phó sự cố tràn dầu. Giải quyết các vấn đề khu vực sẽ là ưu tiên quan trọng cho việc nâng tầm quan hệ, do vậy hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề quân sự và các vấn đề trên biển. Tuy nhiên, hợp tác chính trị, quốc phòng và an ninh không hẳn đã là mục tiêu chính của Việt Nam và Philippines. Mục tiêu bao trùm của đối tác chiến lược đó là cải thiện quan hệ tổng thể giữa hai quốc gia và nâng cao điều kiện sống của người dân.Việc nâng tầm quan hệ song phương cũng có nghĩa là trách

56

nhiệm lớn hơn sẽ đặt lên vai Philippines và Việt Nam. Cả hai quốc gia cần phải phối hợp trong việc lên kế hoạch và thực thi thỏa thuận đối tác chiến lược, bởi lợi ích của cả hai còn song trùng ở nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, có một thách thức quan trọng cần phải giải quyết nếu hai nước muốn nâng quan hệ lên một tầm cao mới. Cụ thể, với Philippines, cơ sở cho quan hệ đối tác chiến lược không chỉ dựa trên sự thống nhất trong quan điểm về các vấn đề chiến lược mà còn dựa trên cả các giá trị và nguyên tắc chung, điều đó có nghĩa rằng không thể thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở những tính toán ngắn hạn. Việt Nam và Philippines cần phải giải quyết triệt để vấn đề này nếu không mối quan hệ đối tác chiến lược đang manh nha sẽ là một mối quan hệ không có chiều sâu và không thể được thực thi một khi khi làn gió ngoại giao đổi chiều.

Ngày 10/3/2015 tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội nghị song phương giữa hai nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, đánh giá kết quả thực hiện về hợp tác trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên biển, xây dựng kế hoạch triển khai cho các năm tiếp theo. Việt Nam và Philippines đã ký Bản Thỏa thuận về hợp tác xử lý sự cố tràn dầu trên biển vào tháng 10/2010. Mục tiêu của kế hoạch phối hợp giữa hai nước nhằm tiến hành đào tạo lại, diễn tập, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu trên biển. Philippines đề xuất trong thời gian tới, hai bên đào tạo sâu rộng nguồn nhân lực và tăng cường cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các nước.

Phát biểu trước các quan chức ngoại giao, quân đội và phóng viên nước ngoài hôm 26/3/2015, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay: “Quan điểm của Philippines đó là chúng tôi sẽ xúc tiến trở lại hoạt động sửa chữa và tu bổ các công trình mà trước đây tạm đình chỉ”. Theo ông Rosario, những hoạt động này, bao gồm sửa chữa một đường băng, sẽ không vi phạm DOC ở Biển Đông bởi hoạt động này không thay đổi nguyên trạng ở khu vực tranh chấp. Tháng 10 năm 2014, Philippines đã kêu gọi các bên tranh chấp chấm dứt hoạt động xây dựng trên các đảo, đá ở Biển Đông. Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại Malaysia

57

ngày 26 - 27/4/2015 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng nước chủ nhà Malaysia Najib Tun Rajak và Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III. Các nhà lãnh đạo chia sẻ ý kiến về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy an toàn và an ninh hàng hải, hàng không, bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, có UNCLOS 1982; thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC, không có những hành động làm gia tăng căng thẳng, sớm xây dựng COC. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm 10/5/2015 tại căn cứ quân sự ở thành phố Puerto Princesa, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines tướng Gregorio Pio Catapang Jr. khẳng định kế hoạch xây căn cứ quân sự ở khu vực phía Tây của Palawan, hướng ra phía Quần đảo Trường Sa, là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, “Chúng tôi cảm thấy đây là ưu tiên số một trước tình hình an ninh khẩn cấp hiện nay..” Theo Tướng Catapang, Philippines sẽ phải tiêu tốn khoảng 800 triệu peso để phát triển ban đầu các cơ sở hải quân và sau đó là 5 tỷ peso để xây dựng thành một căn cứ quân sự lớn. Hôm 11/5, tướng Gregorio Pio Catapang đã có chuyến thăm đảo Thị Tứ. Ông Catapang khẳng định quyết tâm bảo vệ và sẽ hỗ trợ các kế hoạch phát triển trên đảo này.

Philippines muốn lập đường dây nóng trên biển với Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines ông Proceso Alcala hôm 26/7 cho biết đường dây nóng thường xuyên là điều cần thiết để Philippines và Việt Nam có thể trao đổi những vấn đề phát sinh trên biển. Vấn đề này từng được đề cập trong thỏa thuận hợp tác thủy sản giữa hai nước ký kết hồi năm 2009. Theo ông Alcala, giới chức hai bên sẽ có cuộc họp bàn chi tiết về việc thiết lập đường dây nóng trước khi trình cho bộ chủ quản hai nước. Dự kiến kế hoạch này sẽ được triển khai vào cuối năm 2015.

Một phần của tài liệu Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và một số nước trong ASEAN (1975-2015) (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)