Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG NGHIỆPVIỆT
1.3. Khái quát về công nghiệp Việt Nam trước năm 1919
Bên cạnh nền nông nghiệp bị lâm vào tình trạng sản xuất thấp kém,nền công nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn cũng không có điều kiện phát triển, triều đình thường ức chế công nghiệp bằng thuế lệ rất nặng, đồng thời lại áp dụng chính sách trưng tập thợ vào những xưởng của nhà nước như xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu hay những xưởng làm các đồ đặc biệt dành riêng cho vua quan dùng. Song nhu cầu của nhân dân vẫn ngày một tăng nên công nghiệp,thực chất là thủ công và tiểu công, vẫn tương đối phát triển trong toàn quốc nhất là ở Bắc Bộ, nơi ruộng đất không có nhiều mà nhân dân thì đông đúc. Ở các thành thị như Hà Nội, Nam Định có những phường ở thành từng khu phố làm những đồ sắt, đồ gỗ, đồ vàng bạc, đồ khảm, đồ thêu… Nhiều làng chuyên về dệt vải lụa, làm chiếu, làm bát, nung gạch, kéo mật, làm đường, dầu lạc, giấy bản… Một số người mở lò nung vôi bằng đá (Bắc Bộ) hoặc bằng vỏ hà, vỏ hến (Trung Bộ). Những nghề phụ trong gia đình như đan rổ, rá, đóng cối, nấu rượu, làm đậu phụ cũng khá phổ biến. Nhiều Hoa kiều, nhất là ở Nam Bộ là nơi nông dân Việt Nam phần lớn chỉ chuyên về làm ruộng, cũng làm những đồ vàng bạc, thực phẩm hay nung gạch, nung vôi, đốt than…Tóm lại, tối đại bộ phận hàng hóa dùng trong nước đều do thợ thủ công ta làm lấy, hàng ngoại quốc hồi bấy giờ thực ra chỉ tới rất ít.
Về kỹ thuật, người thợ thủ công đã biết dùng những máy thô sơ để ép mía, lấy nước tưới ruộng…Nhiều vật phẩm như đồ đồng, đồ sứ, hàng tơ lụa
15
cũng không thua kém hàng ngoại quốc. Nhiều người châu Âu tới Việt Nam thời đó đều công nhận hàng tiểu công Việt Nam tốt. Điều đáng chú ý là dưới triều Nguyễn, người Việt Nam đã biết bắt trước phương Tây, lợi dụng sức nước chảy làm máy giã thuốc súng “ thủy hỏa ký tế” (1834), làm máy cưa (1837), dùng hơi nước chạy tàu thủy (1839) hoặc cũng đã biết chế những máy bơm nước (1834)…
Với trình độ kỹ thuật như vậy, nền sản xuất công nghiệp Việt Nam phải phát triển mạnh nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã kìm hãm nó vì nông dân - thành phần chiếm tối đại đa số trong nhân dân đã bị bần cùng hóa đến triệt để nên không có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hóa và luật lệ phong kiến quy định việc ăn mặc cũng như xây dựng nhà cửa… đã khiến cho việc sản xuất vật phẩm không được đẩy mạnh. Đồng thời chính sách trưng tập các thợ khéo về kinh đô Huế (công tượng) sống xa gia đình,quê hương đã khiến cho không ai dám trổ hết tài năng ra phát triển kỹ thuật. Năm 1839, Minh Mệnh cho người chế ra một chiếc tàu thủy nhưng khi tàu chạy thử thì bị vỡ nồi nước, thế là cả người đốc công lẫn mấy quan chức trong bộ Công bị bỏ ngục, đủ rõ cách cư xử của nhà vua đối với các nhà kỹ thuật như thế nào. Riêng về mặt máy móc kiểu mới thì thực chất không phải do nền kỹ nghệ quốc dân làm ra mà chỉ do những công xưởng thể theo các nhà máy ngoại quốc để chế tạo,việc chế tạo đó thực ra vẫn còn ở trong phạm vi thí nghiệm chưa phát triển để cho nhân dân dùng nên chưa có tác dụng gì làm tăng tiến sự sản xuất trong nước cả.
Bên cạnh nền tiểu, thủ công trên, trong thời Nguyễn nghề mỏ cũng khá phát triển. Những mỏ này hoặc do triều đình phái người đi khai thác (năm 1839 Minh Mệnh phái Phan Thanh Giản lên Thái Nguyên khai mỏ bạc Tống tinh) hoặc để cho tư nhân trưng khai. Những tư nhân đứng ra trưng khai mỏ này phần lớn là Hoa kiều. Người ta đã khai vàng, bạc để cung ứng cho Nhà
16
nước đúc tiền hoặc để làm những đồ trang sức; khai sắt để chế tạo công cụ sản xuất như cày, bừa hoặc đúc khí giới; khai đồng để đúc tiền, đúc súng, đóng tàu hoặc làm những vật dụng như đồ thờ, chuông; khai diêm trắng, diêm sinh để làm thuốc súng; khai chì để làm lưới đánh cá, than đá để nung vôi…
Bảng1: Số mỏ kim khí khai thác ở Việt Nam dưới triều Nguyễn phân chia từng loại theo các tỉnh
Tỉnh Bạc Đồng Thiếc Sắt Thủy ngân
Diêm trắng
Vàng Chì Diêm sinh
Kẽm Tổng cộng Bắc Ninh
Cao Bằng Hải Dương
Hưng Hóa Lạng Sơn
Sơn Tây Thái Nguyên Tuyên Quang
Thanh Hóa Nghệ An Quảng Nam
5 5 1 11
4 5 9
1 1
2 6 5 4 1 18
1 9 2 9 21
5 2 7
10 2 1 12 1 8 2 8 44
2 2 2 1 7 9 1 1 25
4 1 5
1 1
1 1 1 3
Tổng cộng 18 13 1 37 1 22 38 3 2 10 145
Nguồn: [22; tr.430]
Ngoài số mỏ kim khí trên còn có mỏ than ở Quảng An, Nghệ An, Nông Sơn, mỏ phèn ở Nghệ An…Tổng cộng số mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ bạc,
17
mỏ diêm trắng, mỏ kẽm là những loại mỏ có nhiều và rải rác ở khắp nơi. Các mỏ than thì nói chung đến tận cuối đời Tự Đức mới được khai thác.
Điều đáng chú ý là không phải tất cả số mỏ trên đều được đồng thời khai thác trong suốt triều Nguyễn mà chỉ là tổng số mỏ đương khai hoặc khai một thời gian rồi lại thôi, sau đó lại tiếp tục khai. Nhiều mỏ như mỏ vàng, mỏ bạc khi nào triều đình thấy thiếu tiền mới khai, đến khi kho tàng đã tương đối đủ thì lại đóng cửa. Do đó khi khai lại, phải tốn thêm rất nhiều công nữa mới tiếp tục khai thác được. Những mỏ như mỏ diêm trắng, diêm sinh, đều bị nhà nước kiểm soát rất nghiêm ngặt, bao nhiêu diêm khai thác được, ngoài số nộp thuế, phải bán cho nhà nước hết và nếu có những cuộc khởi nghĩa của nông dân ở vùng đó thì mỏ diêm phải đóng cửa ngay vì triều đình sợ nhân dân lấy diêm làm thuốc súng.
Điều đáng chú ý nữa là những mỏ trên không phải là những mỏ khai thác theo quy mô lớn. Có nơi tuy gọi là mỏ vàng nhưng chỉ là chỗ nhân dân địa phương ra đó đãi cát, tốn rất nhiều công mà chỉ được ít vàng. Đồng thời kỹ thuật khai mỏ còn rất thô sơ, nên nói chung sản xuất cũng không được nhiều.
Ngoài ra, nguyên liệu khai thác ra được không phải để cung ứng cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân mà phần lớn lại bị triều đình nắm giữ. Không những thế, triều đình dùng những nguyên liệu đó không phải để chế tạo ra những công cụ sản xuất mới, những máy móc theo kiểu phương Tây có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, mà chỉ để tạo ra những thứ không dùng được gì trong sản xuất như súng, tiền, đồ trang sức… hoặc nếu có dùng để làm những máy móc như tàu thủy, máy bơm, máy cưa thì cũng mới chỉ làm được trong một phạm vi rất nhỏ hẹp. Do đó số mỏ dưới triều Nguyễn tuy nhiều nhưng địa vị của ngành mỏ trong nền kinh tế quốc dân vẫn chưa đi đến đâu và sự phát triển của ngành đó còn bị hạn chế rất nhiều.
18
Sự phát triển của mỏ dưới triều Nguyễn cũng còn hạn chế bởi chế độ dùng công nhân thời đó. Nếu là mỏ của Nhà nước thì các quan trưng tập số người cần thiết ở các làng xung quanh bắt đến làm với một số tiền công rẻ mạt và bị lính tráng canh giữ rất nghiêm ngặt. Nếu là mỏ do người Hoa kiều lĩnh trưng thì triều đình lại để cho họ quyền hành rất lớn. Vì thế mỗi khu mỏ của họ chẳng khác gì một khu tự trị để họ tha hồ bóc lột nhân công. Không những thế họ còn giữ rất kín phần kỹ thuật khai mỏ. Họ chỉ thuê thợ Việt Nam làm những công việc nặng nhọc như đào,cuốc,làm đường…còn về phần kỹ thuật như lọc quặng,đúc quặng thì họ thuê người Trung Hoa làm. Do đó kỹ thuật làm mỏ không được phổ biến rộng trong nhân dân ta. Một ví dụ cụ thể:
Minh Mệnh được biết mỏ bạc Tống tinh ở Thái Nguyên rất giàu, người Trung hoa khai thác mỗi năm lấy lén về nước họ được tới hai triệu lạng bạc, nên năm 1839 đã phái Phan Thanh Giản lên khai. Nhưng Phan Thanh Giản lên đó chỉ làm được ít lâu rồi do kỹ thuật kém, làm tốn công quá nên đã phải bỏ giao lại cho người Trung Hoa lĩnh trưng nộp thuế.
Ngoài ra, tai nạn mỏ thường xảy ra rất nhiều. Trong nhiều mỏ sau này người Pháp đào ra khai lại,còn thấy có cả những bộ xương người. Không những thế, các mỏ phần lớn đều ở vùng rừng núi, phu mỏ lại không được cấp phát thuốc men gì nên số người chết vì bệnh cũng không phải ít, do đó nhân dân Việt Nam ai cũng rất sợ phải đi làm mỏ.