Các ngành công nghiệp khác

Một phần của tài liệu Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919– 1945 (Trang 43 - 46)

Chương 2: TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMTỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945

2.1. Tình hình công nghiệp Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945

2.1.3. Các ngành công nghiệp khác

Công nghiệp dầu trơn máy: được Pháp thúc đẩy khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra để sản xuất những nhiên liệu thay cho ét xăng, dầu mazút, dầu bôi trơn không nhâp vào được. Tuy nhiên, số nhiên liệu thay thế mới chỉ đảm bảo cho sự vận hành của 40% ô tô, mà chủ yếu là ô tô của Pháp và Nhật. Bên cạnh đó nhiều thứ nguyên liệu khác như dầu dừa, dầu vừng, lạc… cũng được Pháp chế biến để thay thế cho dầu mazút và dầu bôi trơn máy, cũng như để chế xà phòng và làm dầu ăn. Để có những thứ này chúng bắt dân ta nhổ bỏ hoa màu để trồng các loại cây lấy dầu. Số lượng các chất dầu sản xuất tăng lên nhưng không đáp ứng được nhu cầu, nhất là nhu cầu về dầu thắp sáng của nhân dân.

Công nghiệp hóa học: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tư bản Pháp đã sản xuất được một số chất hóa học vốn trước kia phụ thuộc vào bên ngoài như đất đèn dùng vào hàn xì, thuốc đen để đốt mìn, carbonate de soude để làm xà phòng,…Tuy nhiên những cố gắng này còn xa mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho các ngành công nghiệp khác.

Công nghiệp chế tạo cơ khí : vốn là một ngành công nghiệp rất yếu ớt ở Việt Nam. Tuy nhiên sau chiến tranh đi đôi với việc phát triển của ngành công nghiệp chế biến và hoạt động kinh tế của tư bản Pháp nói chung ở Việt Nam, một số công ty chế tạo vũ khí đã được thành lập. Năm 1919, Công ty vô danh xây dựng cơ khí được thành lập ở Hải Phòng với chức năng chế tạo và sửa chữa tàu thủy, hàn, đúc đồng và thép. Công ty này đã nhanh chóng được mở rộng gấp đôi về nhà xưởng để lắp đặt một lò đúc thép hiện đại, đúc những đinh vít, tà vẹt đường sắt. Cũng năm 1919, công ty xích Đông Dương ở Hà

38

Nội ra đời chuyên sản xuất xe đạp và phụ tùng xe đạp. Ở Sài Gòn, năm 1919 có thêm công ty rèn, xưởng máy và công trường được thành lập chuyên chế tạo cơ khí đúc, hàn, tiện, mạ, đóng và sửa chữa tàu, xây dựng và sửa chữa nhà máy gạo. Năm 1920, công ty các cơ sở Bainier Đông Đương “Auto – Hall”, tức công nghiệp ô tô và công nghiệp làm xích ở Sài Gòn được thành lập.Đây là 4 công ty cơ khí lớn nhất, quan trọng nhất về chế tạo cơ khí ở Việt Nam cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai.Ngoài ra còn có nhiều xưởng cơ khí có quy mô vừa và nhỏ được lập ra ở nhiều tỉnh khác trong cả nước. Trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ thuộc địa khuyến khích các công ty tư bản Pháp phát triển công nghiệp cơ khí, thậm chí lấy cả công quỹ ra ứng trước cho các công ty đó nhưng kết quả không cao, với chỉ một vài công nghệ được tiến hành như dát kẽm, đồng; chế tạo một số máy công cụ thô sơ; làm máy nghiền; chế một số vật phẩm như bật lửa, lưỡi cưa,…

Công nghiệp điện: cũng có những biểu hiện của sự tiến triển do nhu cầu tăng lên của các ngành công nghiệp khác cũng như của việc tiêu dùng. Các công ty điện cũ đều tăng nhanh nguồn vốn, các công ty và nhà máy điện mới nhanh chóng được thành lập và đẩy mạnh việc khai thác. Ở Bắc Kì, công ty điện Đông Dương năm 1902 ở Hà Nội được tăng vốn để mở rộng việc kinh doanh. Cho đến năm 1923, mới chỉ có những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng có điện thắp sáng, các thị trấn khác vẫn phải dùng đèn dầu.Năm 1923, chính quyền thuộc địa cho làm điện đường tuyến đường Hà Nội – Hà Đông.

Từ năm 1924 – 1926, chính quyền thuộc địa cho xây dựng đường dây cao thế từ Hải Phòng đi Kiến An và Đồ Sơn, cung cấp điện cho những nơi nghỉ mát cảu người Pháp, rồi cấp điện cho thành phố Nam Định và lập nhà máy phát điện cho các thị xã Hải Dương, Yên Bái, Lào Cai. Năm 1930, công ty điện Đông Dương nhận thầu cung cấp điện cho các thị xã thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Rồi nhà máy phát điện ở thị xã Lai Châu, Bắc Cạn, Hà Giang, Hòa Bình cũng

39

được cấp phép xây dựng. Một sô thị xã là do những khu công nghiệp lân cận cung cấp. Nhà máy điện Hà Nội được thành lập trong những năm 1929 – 1930 có ba tuốc bin xoay chiều và tám nồi hơi. Ở Nam Kì nơi có điện sớm hơn Bắc Kì đã có công ty nước và điện Đông Dương được lập từ năm 1900 tại Sài Gòn.Các nhà tư bản cũng đua nhau lập ra các nhà máy phát điện cỡ vừa và nhỏ. Năm 1926, công ty nước và điện Đông Dương cùng công ty Pháp Tàu điện lập ra công ty thuộc địa thắp sáng và năng lượng trụ sở tại Sài Gòn cung cấp điện cho các tỉnh miền Tây Nam Kì. Năm 1929, Liên hợp điện Đông Dương cũng đã được lập ra với đối tượng kinh doanh rộng rãi nhằm nắm mọi nguồn lợi về điện ở Đông Dương. Ở Trung Kì, điện thắp sáng là do chính quyền cung cấp. Năm 1928, công ty Đông Dương nước và điện Trung Kì đã được thành lập do nhu cầu tăng lên về điện ở xứ này. Cùng với nguồn điện dùng trong sinh hoạt trên là năng lượng điện được sử dụng trong các cơ sở sản xuất do các công ty khai thác mỏ hoặc các công nghiệp khác tự cung cấp.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ngành điện được Pháp mở rộng.Một nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam để cung cấp điện cho thành phố Đà Lạt đã được xây dựng.

Công nghiệp chiến tranh: năm 1938, chính quyền thực dân đã bắt đầu cho xây dựng ở Việt Nam một nhà máy chế đạn và một nhà máy chế phi cơ định để cung cấp đủ chiến cụ cho Đông Dương và viên trợ bên Pháp. Nhưng Pháp đã không làm được việc đó.Riêng nhà máy chế phi cơ ở chùa Thông (Sơn Tây) tuy Pháp đã tiêu phí mất nhiều vốn nhưng phải bỏ dở vào cuối năm 1940.

Ngoài các ngành công nghiệp nói trên, thời gian này thực dân Pháp còn chú ý phát triển một số lĩnh vực kỹ nghệ có khả năng phục vụ đắc lực cho nhu cầu cấp bách trước mắt của chính quyền thuộc địa, như ngành in, công nghiệp xây dựng, v.v....

40

Một phần của tài liệu Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919– 1945 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)