Chương 2: TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMTỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945
2.1. Tình hình công nghiệp Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945
2.1.1. Về công nghiệp khai mỏ
24
Ngành khai mỏ tiếp tục phát triển với quy mô và sản lượng khai thác.
Sau chiến tranh, nhu cầu về nguyên liệu của chính quốc tăng lên một cách bất thường, do đó ở thuộc địa, những công ty mỏ cũ đầu tư thêm vốn để mở rộng các cơ sở khai thác. Vốn đầu tư vào ngành mỏ được bổ sung và ngành mỏ giờ chỉ đứng sau nông nghiệp. Theo thống kê của cơ quan kinh tế Đông Dương thuộc phủ Toàn quyền vào năm 1944 [17, tr.140], trước năm 1919, Đông Dương mới chỉ có bốn công ty vô danh về mỏ, với số vốn ban đầu rất khiêm tốn. Sau chiến tranh, các công ty đã tăng vốn đáng kể: Công ty than Bắc Kì tăng vốn từ 4 triệu lên 8 triệu vào năm 1920, 16 triệu năm 1922;
công ty than Đông Triều từ 2,5 lên 8 triệu năm 1922 và 28 triệu năm 1927...
Cùng với quá trình tăng cường vốn đầu tư, và các trang thiết bị cho các cơ sở cũ, nhiều công ty mới được thành lập đặc biệt là trong những năm 1926 – 1929 và điều đáng nói là không dừng lại ở Bắc Kì như trong giai đoạn trước mà còn ở các xứ khác, như Công ty than Hạ Long – Đồng Đăng ( lập năm 1924). Công ty than và mỏ kim khí Đông Dương (lập năm 1924), Công ty mỏ thiếc Chợ Đồn – Bắc Cạn (lập năm 1925), Công ty mỏ Beaugeraud (lập năm 1928), v.v...[9, tr.104]. Mặc dù chủ trương chung của thực dân Pháp là không mở mang công nghiệp nặng ở Việt Nam, nhưng để phục vụ các hoạt động khai thác khoáng sản, chúng đã cho xây dựng một vài cơ sở chế biến quặng, lò đúc kim loại kẽm, thiếc, sắt ở Sài Gòn, Quảng Yên, Hải Phòng. Bên cạnh đó, các cơ sở cơ khí phục vụ yêu cầu sửa chữa tàu thủy (ở Sài Gòn), tàu hỏa (ở Gia Lâm, Vinh).... tiếp tục hoạt động. Năm 1932, trong binh công xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã có 1367 công nhân làm việc. Tuy vậy trong cả nước không có bất kỳ một nhà máy luyện kim hay chế tạo máy móc nào; ngành công nghiệp nặng hầu như không tồn tại.
Theo kết quả thống kê của Tạ Thị Thúy dựa vào tài liệu của sở Tài chính Đông Dương thì trên phạm vi cả nước, cho đến năm 1930, đã có tất cả khoảng
25
40 công ty mỏ các loại, tập trung hoạt động nhiều ở các tỉnh phiá Bắc. Đặc biệt ở Nam Kì, trước chiến tranh gần như không có một công ty mỏ nào nhưng trong năm 1918 – 1930 có tới 13 công ty mỏ với số vốn tổng cộng hơn 17 triệu francs. Riêng năm 1929, có đến 9 công ty mỏ được lập ra ở Sài Gòn [17, tr.141]. Ngoài các công ty cũ và mới ở trên, còn có hàng trăm cá nhân là các nhà tư bản hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau cũng tham gia vào việc xin nhượng đất để thăm dò và khai thác mỏ, nhất là ở Bắc Kì. Năm 1914, số giấy phép cấp cho đo dò tìm mỏ mới có 257 nhưng tới 1926 đã lên tới 1923 và năm 1930 lên tới 17685 [6, tr.160 -161]. Cũng trong năm 1930, trong số hơn 350 nhượng địa mỏ thì đã có trên dưới 70 nhượng địa đương khai thác, diện tích lên tới 428700 ha[6, tr.161]. Thời kì này đúng là thời kì tư bản Pháp mắc phải “bệnh sốt rét mỏ”. Phần lớn chủ mỏ là người Pháp nhưng trong giai đoạn “bung ra” này cũng đã có các chủ mỏ là người Việt.
Diện tích khai mỏ tăng từ 60.000 ha năm 1911 lên tới 430.000 ha vào năm 1930, tức cao hơn gấp 7 lần so với đầu thế kỉ XX [9, tr.103]. Sau đại chiến thế giới thứ nhất, hoạt động khai mỏ nổi bật hẳn lên, nhất là từ 1924 – 1930… Một số cơ sở khai thác trước đây bỏ dở nay được khai thác trở lại như mỏ than Yên Bái, mỏ than Đồng Giao (Ninh Bình). Nhiều mỏ mới được khai trương như mỏ Crom ở Thanh Hóa, mỏ than non Cao Bằng. Khu mỏ than có trữ lượng lớn nhất nằm ở Quảng Yên, thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nó bao gồm các mạch than chạy hình vòng cung dài khoảng 150km, rộng 30km.
Than ở đây có chất lượng cao, có thể cung cấp một nhiệt lượng từ 7500 đến 8000 calo, hơn nữa lại không có khói, không có xỉ và khá bở (khoảng 60%
than vụn). Những lớp mạch than dày nhất là 80 mét, mỏng nhất là 60cm; nằm không sâu trong lòng đất, thậm chí có nhiều chỗ “lộ thiên” [9, tr.105].
Đảm trách việc khai thác các mỏ than ở Quảng Yên là hai công ty tư bản lớn nhất của Pháp ở Đông Dương, đó là Công ty than Đông Triều và Công ty
26
than Bắc Kỳ. Tuy nhiên, cho đến cuối những năm 1930, việc khai thác than ở khu mỏ Quảng Yên mới chủ yếu ở lộ thiên và ngay dưới mặt đất. Trữ lượng than còn rất lớn nhưng người ta không có khả năng biết chính xác là bao nhiêu, chỉ dự đoán được là rất lớn.
Ngoài khu Quảng Yên, mỏ than còn được khai thác ở một số nơi khác của Bắc Kỳ như Thái Nguyên, Bắc Cạn...
Sản lượng mỏ tăng lên đáng kể trong những năm 1919 –1930 và vượt trội so với giai đoạn trước, đặc biệt là đối với than, thiếc, kẽm. Đông Dương trở thành xứ xuất khẩu than lớn nhất của các nước Đông Á mà Nhật Bản, Trung Quốc… là khách hàng chính. Đứng ngay sau than, hai loại mỏ khoáng có vị trí tương đương là kẽm và thiếc. Quặng kẽm khai thác được, một phần để xuất khẩu, một phần luyện thành kẽm tại nhà mấy kẽm Quảng Yên. Sau chiến tranh giá thiếc và vonfram hạ, nên phải từ năm 1923 trở đi, với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, giá thiếc mới lên trở lại và việc khai thác thiếc ở Đông Dương mới lấy lại nhịp độ. Việc khai thác mỏ phốt phát cũng phát trển đáng kể trong những năm 20. Ngoài các mỏ khoáng chính, Pháp còn chú ý đến việc khai thác những mỏ quặng khác như than chì, đá quý, bạc,… Cũng như trong lĩnh vực đồn điền nông nghiệp, việc khai thác mỏ hầu như là do các công ty tư bản chi phối.
Tóm lại, vào thời kì này, Bắc Kỳ vẫn là nơi tập trung các hoạt động đầu tư khai thác của ngành than ở Việt Nam và Đông Dương. Năm 1923, Bắc Kỳ cung cấp 99% sản lượng than của Đông Dương. Bên cạnh ngành than, các mỏ kim loại đã được tăng thêm cả về vốn, lực lượng công nhân và nhịp độ khai thác.
Trong suốt thời gian khủng hoảng kinh tế, cũng như các ngành công nghiệp khác ngành khai mỏ bị sụt giảm nhanh chóng. Nhiều công ty mỏ bị vỡ
27
nợ, một số các công ty bị các công ty lớn thôn tính, số lượng nguyên liệu mỏ khai thác ra sụt hẳn xuống.
Nhưng từ năm 1936 ngành than có bước phát triển mới do việc tăng thêm vốn và nhất là do việc đưa vào sử dụng một số phương tiện khai thác mới, như các búa khoan bằng khí nén, máy đập bằng khí nén, máy đạp bằng xích, máy chạy điện, v.v… Riêng trong ngành than đến năm 1936 – 1937 đã được trang bị 177 máy phá khoáng các loại, bao gồm: 10 búa khoan chạy bằng khí nén; 48 búa khoan; 44 cuốc; 3 máy rạch đập bằng khí nén; 5 máy rạch đập bằng xích; 17 máy chạy bằng điện và một số thiết bị khác [9, tr.106 - 107].
Tuy nhiên, tất cả các khâu sản xuất bằng máy móc ( có tính chất cơ khí hóa) cũng chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác. Các công đoạn xúc đào than, cũng như vận chuyển than ra ngoài hầm lò chủ yếu thực hiện bằng tay và các dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, thúng, xảo, v.v... Trong toàn ngành than chỉ có 75 đầu máy hơi nước để vận chuyển than trên các tuyến đường dài.
Nhờ đó sản lượng than khai thác trong thời kỳ 1936 – 1939 tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Theo Martin Jean Murray, vào năm 1939 việc khai thác mỏ ở Đông Dương đã đạt đến sản lượng cao nhất (2.615.000 tấn) thời thuộc địa.
Phần nhiều than được đem đi xuất khẩu. Mặt khác do những hoạt động kinh tế được phục hồi nên nhu cầu của nội địa cũng ngày một tăng.
Kết quả thống kê cho thấy trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, tư bản Pháp đã bỏ nhiều vốn vào việc khai mỏ và chế biến nguyên liệu để kiếm lời, do nhu cầu về quặng, kim khí của cả chính quốc và thuộc địa Đông Dương đều tăng lên. Năm 1939, tư bản Pháp đã xin tới 408 giấy phép tìm mỏ, đến năm 1943 vẫn còn xin tới giấy phép và phải cho tới từ 1944 trở đi, sau khi thấy tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng tư bản Pháp mới thôi hẳn không
28
xin giấy phép nào nữa. Số nhượng địa mỏ cũng như diện tích các nhượng địa mỏ tuy có giảm đi nhiều sau 1930 nhưng cho tới 1944 số nhượng địa vẫn còn là 338 với diện tích là 220000 ha [6, tr.161 - 162]. Việc khai thác mỏ giảm sút rõ rệt nhưng không bị đình trệ hoàn toàn. Công nghiệp than còn duy trì được nhịp độ sản xuất cho đến năm 1942 và chỉ giảm đi từ 1943. Để cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy ở Đông Dương Pháp mở thêm các ngành khai mỏ mới như mỏ amiante, than chì (1941). Pháp cũng mở thêm các lò luyện quặng để cung cấp nguyên liệu kim khí cho việc chế tạo các đồ dùng thiết yếu. Các công ty Pháp cũng chung vốn với các công ty Nhật khai thác sắt, photphat… để cung cấp cho Nhật.
Chỉ tính trong khoảng 15 năm từ năm 1930 đến 1945, tư bản Pháp đã vơ vét hàng chục triệu tấn khoáng sản của nước ta. Dưới đây là tình hình sản lượng xuất khẩu khoáng sản của tư bản Pháp từ 1930 – 1945:
Bảng 3: Sản lượng khai thác và xuất khẩu khoáng sản ở Đông Dương
Loại khoáng sản Sản lượng (tấn)
Than
Sắt, mangan
Kẽm(quặng)
Thiếc
Chì
Phốt phát
28.154.000
598.000
760.000
403
217.300
315.000
29
Nguồn: [9,tr.106]
Tóm lại, tư bản Pháp đã khai thác rất nhiều loại mỏ ở Việt Nam. Từ 1919 – 1929, sản lượng các mỏ tăng đều, sao đó có giảm đi khá nhiều trong thời kì kinh tế khủng hoảng nhưng đến thời kì phục hồi lại tăng lên tới mức cao nhất năm 1939 rồi lại dần dần giảm đi.