Về công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919– 1945 (Trang 35 - 43)

Chương 2: TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMTỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945

2.1. Tình hình công nghiệp Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945

2.1.2. Về công nghiệp chế biến

Ngoài ngành mỏ tư bản Pháp chỉ chủ trương phát triển những loại công nghiệp mà bên Pháp không sợ bị cạnh tranh.Vì thế ngành công nghiệp chế biến của tư bản Pháp ở Việt Nam còn yếu ớt.Nó chỉ đáp ứng được một phần hàng hóa mà người Việt Nam cần dùng đến.

Công nghiệp chế biến các sản phẩm mỏ và vật liệu xây dựng: Trước chiến tranh các chủ mỏ chỉ khai thác lấy quặng xuất khẩu, nay một số nhà máy lọc quặng đã được lắp đặt, chế biến quặng thành các bán sản phẩm hoặc thành phẩm để đem về Pháp hoặc xuất khẩu. Làm như vậy, các công ty khai mỏ đỡ khoản tiền chuyên chở rất lớn. Năm 1921, Liên đoàn mỏ và luyện kim Đông Dương xây dựng nhà máy sơ chế quặng ôxít kẽm ở Quảng Yên. Năm 1924, thành phẩm đầu tiên đã được đem bán. Nhà máy thiếc Tà Sa của công ty thiếc và vonfram Bắc Kì có sản lượng mỗi năm hàng trăm tấn. Nhà máy phốt phát Hải Phòng chế biến mỏ lấy về từ Thanh Hóa và Lạng Sơn, báo cáo của Picanon – thanh tra về thuộc địa về một số ngành công nghiệp ở Bắc Kì nhiệm kì 1922 – 1923 cho biết: năm 1919 nhà máy này mới chỉ sản xuất được 3000 tấn phân thì năm 1920 đã sản xuất được gấp đôi và gấp ba vào các năm 1922 và 1923[17, tr.149]. Trong ngành chế biến sản phẩm mỏ, sản lượng thiếc kim loại đã từ chỗ sản xuất đạt vài trăm tấn, thậm chí ngừng hẳn trong những năm 1930 – 1933 đã tăng lên khoảng vài nghìn tấn trong những năm sau đó. Đặc biệt, trước kia kẽm được xuất khẩu một phần ở trạng thái quặng thì nay đươc xử lí toàn bộ tại lò nung Quảng Yên. Đến chiến tranh thế giới

30

thứ hai, do sắt thép bên Pháp không sang được nữa nên tư bản Pháp đã dựng nên lò nấu quặng sắt ở Bắc Sơn ( Bắc Giang). Lò này được xây dựng từ 1938 tới cuối 1942 thì bắt đầu sản xuất ra được gang. Khả năng sản xuất của lò mới được từ 10 đến 12 tấn gang một ngày, còn kém xa nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam [6, tr.179].

Việc sản xuất xi măng cũng có những tiến triển trong những năm sau chiến tranh nhờ sự ổn định của thị trường cũ tại Philippin, Trung Quốc, Thái Lan và sự mở rộng của những thị trường mới sang Indonexia và các thuộc địa của Pháp. Phần lớn việc sản xuất xi măng là do các lò cao của công ty xi măng Porland Hải Phòng đảm nhận. Năm 1925, công ty xi măng Porland Hải Phòng hợp tác với công ty vôi và xi măng Lafarge để lập ra một công ty mới lấy tên là công ty Đông Dương xi măng nung chảy Lafarge có số vốn 6 triệu francs, với mục đích lập một nhà máy sản xuất hàng năm từ 12 đến 15 nghìn tấn xi măng nung chảy để bán ở Viễn Đông. Một công ty xi măng khác cũng được thành lập ở Long thọ gần thị xã Huế và có liên quan mật thiết về tài chính với công ty xi măng Hải Phòng.Đặc biệt là nhà máy của công ty này đã sản xuất ra cả vôi, xi măng, đồ sành, đồ gốm. Việt Nam là một nước xuất khẩu xi măng, nhưng vẫn phải nhập một số lượng xi măng nhất định cho việc tiêu thụ của nó, tuy nhiên số lượng xi măng bán ra luôn luôn lớn hơn nhiều so với số lượng mua vào. Qua một giai đoạn bị ngưng trong chiến tranh, các nhà máy của công ty hoạt động trở lại và năm 1921, lượng hàng hóa xuất khẩu của nó là 340 tấn và năm 1922 là 520 tấn [17, tr.151]. Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế, công nghiệp xi măng dần lấy lại được nhịp độ sản xuất với sản lượng tăng do nhu cầu xây dựng nhà cửa, các công trình lớn trong nội địa và việc xuất khẩu tăng lên.

Thuộc về công nghiệp vật liệu xây dựng, còn phải kể đến việc sản xuất các loại vật liệu chịu lửa như gạch, ngói,… tại các cơ sở sản xuất không thể

31

thống kê được của người Việt và các nhà máy của công ty người Châu Âu.

Các nhà máy gạch ngói được lập ra ở nhiều nơi như Biên Hòa, Đáp Cầu, Hải Phòng, Yên Viên, Hội An, Sài Gòn. Trong các công ty kinh doanh gạch ngói thì có công ty ngói Đông Dương thành lập năm 1909 với vốn đầu tiên là 800000 francs rồi tăng lên 1500000 francs năm 1924 là to hơn cả [6, tr.180 - 181]. Cũng như vậy đối với ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cát do hai công ty tiến hành là công ty Pháp thủy tinh Đông Dương và công ty thủy tinh Viễn Đông. Tại các tỉnh phía Nam, việc sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh do một số cơ sở nhỏ thực hiện.,sau cùng đến các nhà máy làm đồ sứ ở Mạo Khê, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, các nhà máy chai kính ở Hải Phòng và các nhà máy chế những đồ dùng trong các công trình xây dựng như bể tắm, ống dẫn nước,…

Công nghiệp chế biến gỗ: rất phát triển, chủ yếu dưới hình thức những xưởng cưa, xưởng mộc nhỏ ở khắp mọi nơi. Chỉ riêng ở Hà Nội, 6 xưởng mộc chính đã sử dụng tới 500 công nhân. Một số công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này như công ty công nghiệp và rừng Biên Hòa, công ty gỗ Đông Dương có trụ sở tại Sài Gòn chuyên khai thác rừng bằng một xưởng cưa cơ khí, công ty công nghiệp gỗ và sợi phíp cơ trụ sở ở Sài Gòn chuyên khai thác mọi loại gỗ và sợi.

Công nghiệp sản xuất giấy: cũng được Pháp chú ý phát triển. Công nghiệp giấy do công ty giấy Đông Dương, thành lập từ 1913 và có trụ sở tại Pháp được khai thác với hai nhà máy ở Việt Trì (làm bột) và ở Đáp Cầu (làm giấy). Nhà máy Đáp Cầu trước sau vẫn không sản xuất đủ giấy để dùng ở Việt Nam.Cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai hằng năm nó mới sản xuất được độ 4000 tấn giấy trong khi đó Đông Dương vẫn phải nhập cảng rất nhiều giấy[6, tr.182]. Cùng với sự mở rộng sản xuất vốn của Công ty đã tăng lên nhanh chóng. Tại Nam Kì cũng có một nhà máy làm giấy nhỏ ở Thủ Đức (Gia

32

Định). Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, do thiếu giấy nên hồi đầu Pháp tăng cường việc sản xuất ở các nhà máy. Nhưng do không đủ giấy cung cấp cho tiêu dùng nên Pháp phải khuyến khích thợ thủ công làm ra giấy và mặt khác chia nguyên liệu cho họ để họ làm ra giấy rồi nộp lại. Do đó, giá giấy rất cao.

Thuộc về ngành công nghiệp chế biến các loại thực vật còn có công nghiệp sản xuất diêm. Ngành công nghiệp này ở Việt Nam chủ yếu do một số công ty tiến hành: Công ty Đông Dương rừng và diêm được thành lập từ năm 1904 đặt trụ sở tại Pari và cơ sở tại Bến Thủy, có hai nhà máy ở Hà Nội và Bến Thủy; Công ty công nghiệp và rừng Đông Dương thành lập năm 1922 với vốn ban đầu là 500000 francs. Công ty có nhà máy diêm ở Hàm Rồng, Thanh Hóa. Các nhà máy diêm của tư bản Pháp đã mỗi ngày một tăng cường sản xuất. Năm 1926 được 276 triệu bao, năm 1932 là 165 triệu, năm 1935:

131 triệu, năm 1936: 212 triệu, năm 1938: 304 triệu, năm 1941: 352 triệu,…[6, tr.182]

Thuộc về ngành công nghiệp chế biến các loại thực vật còn có công nghiệp sản xuất diêm. Ngành công nghiệp này ở Việt Nam chủ yếu do một số công ty tiến hành: Công ty Đông Dương rừng và diêm được thành lập từ năm 1904 đặt trụ sở tại Pari và cơ sở tại Bến Thủy, Những cơ sở nhỏ thường do người Việt Nam quản lý. Một số cơ sở sản xuất thuốc lá, chè đã xuất hiện ở Bắc và Nam Kỳ.

Công nghiệp xay xát gạo: đặc biệt phát triển trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do nhu cầu của việc xuất khẩu gạo. Tại Hải Phòng đã từng có nhiều cơ sở chế biến gạo, trong đó có một nhà máy lớn của công ty nhà máy gạo Đông Dương thành lập từ năm 1910 với trang thiết bị hiện đại.

Tại Đà Nẵng, công ty các nhà máy gạo Trung Trung Kì được thành lập.Ở Nam Kì, các cơ sở xay xát cũ tăng cường hoạt động, các cơ sở xay xát mới

33

mọc lên ở khắp nơi. Lớn nhất trong các công ty chế biến gạo ở Sài Gòn – Chợ Lớn là công ty các nhà máy gạo Viễn Đông được thành lập năm 1916 có số vốn đến 25 triệu francs vào năm 1919, có 4 nhà máy sản xuất. Các nhà máy của công ty chế biến nửa số thóc của Nam Kì.Có thể nói đây là trường hợp đặc biệt tư bản Pháp không nắm được ưu thế trong việc kinh doanh công nghiệp ở Việt Nam. Tuy đã cố gắng rất nhiều trong việc phát triển các nhà máy gạo, nhất là ở Nam Bộ, nhưng ở đây Pháp đã bị hàng mấy trăm nhà máy xay gạo lớn nhỏ của người Hoa và người Việt cạnh tranh.

Công nghiệp chế biến rượu: là dịch vụ độc quyền của Chính phủ thuộc địa để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và chủ yếu do công ty cất rượu Đông Dương đảm nhận được thành lập năm 1901, với vốn đầu tiên là 2 triệu francs và năm 1940 là 100 triệu francs [6, tr.184].Công ty này có các nhà máy rượu tại Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Chợ Lớn, Nam Vang vừa nấu rượu ta, vừa chế dấm, rượu rom, rượu 900 với kĩ thuật trưng cất hiện đại và hàng năm đã thu được những món lãi khổng lồ. Thí dụ năm 1926 công ty đó được lãi 28 triệu francs [6, tr.184]. Sau chiến tranh các nhà máy của công ty cất rượu Đông Dương đều được mở rộng. Ngoài ra, hàng chục các nhà máy rượu cỡ vừa và nhỏ nằm rải rác ở khắp nơi trong nước. Chẳng hạn như ở Nam Kì, ngoài nhà máy rượu quy mô lớn của người Pháp, là các nhà máy nhỏ của người Việt và người Hoa sử dụng hàng chục công nhân. Sau cuộc đại khủng hoảng, việc sản xuất rượu cồn tăng lên nhanh chóng. Từ 5000 tấn rượu cồn tăng lên ba lần là 15500 tấn vào năm 1942 [18, tr.535]. Ngoài ra tư bản Pháp còn mở rộng việc nấu rượu để bán cho dân bản xứ kiếm lời với số lượng tăng lên hàng năm.

Công nghiệp chế biến đường: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã chú ý nhiều đến việc bỏ vốn lập các nhà máy đường trắng lớn đồng thời đã tự kinh doanh cả việc trồng mía hay ứng tiền cho nhân dân Việt Nam

34

vay trồng mía cho chúng để có đủ nguyên liệu làm. Không những thế, Pháp còn đánh thuế rất nặng vào đường ngoại quốc nhập cảng vào Việt Nam để che chở cho đường của Pháp.Vì vậy các nhà máy đường của Pháp đã hoạt động được đều và tiếp tục phát triển sản xuất. Công nghiệp chế biến đường của Việt Nam cho đến năm 1920 mới chỉ dừng lại ở mức bán đường sơ chế của thợ thủ công sang Hồng Kông rồi nhập đường trắng cho tiêu dùng trong nước từ Java và Pháp. Nhưng sau chiến tranh Việt Nam đã sản xuất được đường trắng với sự ra đời của công ty đường và chưng cất Đông Dương, có nhà máy chế biến đường ở Hiệp Hòa (Phú Yên) được thành lập vào năm 1923. Năm 1924, công ty đường Tây Ninh và rượu rum Cần Thơ được thành lập.Năm 1927, một công ty mía đường nữa được thành lập – công ty đường Trung Kì.Để kiếm được nhiều nguồn lợi nhuận, trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp đã hạn chế việc sản xuất của các lò đường thủ công. Các nhà máy đường Hiệp Hòa (Nam Kì) và Tuy Hòa (Nam Trung Kì) đã tăng nhanh sản lượng đường cát.

Công nghiệp chế biến thuốc lá: Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đã lập một nhà máy thuốc lá ở Hà Nội, nhưng số lượng sản xuất còn rất ít.

Sau đại chiến Pháp chú ý nhiều hơn về ngành này nên mấy nhà máy thuốc lá lớn đã được thành lập ở Sài Gòn, Chợ Lớn như nhà máy thuốc lá Đông Dương, nhà máy thuốc lá Basto, các nhà máy thuốc lá của tư bản Pháp đã phát triển sản xuất rất nhanh. Cụ thể, năm 1935 các nhà máy đó mới sản xuất được có 1947 tấn thuốc quấn,đến năm 1938 đã sản xuất được tới 3011 tấn thuốc quấn và 326 tấn thuốc rời [6, tr.193].

Công nghiệp bông vải: là ngành công nghiệp lớn của Pháp ở Việt Nam, do công ty bông sợi Bắc Kì nắm giữ. Công ty bông sợi Bắc Kỳ trong vòng 7 năm từ năm 1920 đến năm 1927 được bổ sung thêm 5 triệu francs vốn, với lực lượng lao động gồm hàng nghìn công nhân. Năm 1918, hai nhà máy sợi

35

Hà Nội và Hải Phòng sáp nhập, tất cả các trang thiết bị của nhà máy sợi Hà Nội được chuyển về Hải Phòng làm cho năng lực sản xuất tăng lên gấp đôi với 37000 cọc sợi và 1000 công nhân. Tới năm 1922 – 1923 công ty này còn lập thêm một nhà máy kéo sợi ở Nam Vang.Năm 1924, một công ty tư bản Pháp cũng lập một nhà máy sợi ở Sài Gòn nhưng chỉ mấy năm sau không cạnh tranh được với công ty bông sợi Bắc Kì nên đã phải đóng cửa. Như vậy là công ty bông sợi Bắc Kì đã nắm được độc quyền về kéo sợi và dệt vải theo phương pháp kĩ nghệ ở Đông Dương. Trong suốt thời kì khủng hoảng, do không bị sụt giảm trái lại tăng sản xuất ngay trong thời kì khủng hoảng nên đã tiếp tục phát triển trong các giai đoạn tiếp theo. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Dương nhập trung bình mỗi năm 23000 tấn bông. Đầu chiến tranh, Đông Dương vẫn còn nhập được bông để kéo sợi nhưng bị thiếu hụt. Để bù vào chỗ thiếu hụt cho sản xuất của các nhà máy, Pháp tăng cường việc bắt dân ta nhổ lúa để trồng bông và trồng các thứ cây lấy sợi dùng cho dệt vải may mặc hay làm bao tải đựng gạo chở sang Nhật. Trong các nguyên liệu, mới chỉ có đay được pha với sợi dừa để chế ra bao tải đựng gạo sang Nhật là đủ dùng.

Nhu cầu về mặc của nhân dân ta hoàn toàn không được đáp ứng đầy đủ. Có khoảng từ 11 đến 12 vạn thợ thủ công bị thất nghiệp do không có sợi để dệt vải. Pháp cũng cho mở xưởng dệt vải pha giữa bông và đay, bông với gai để có nhiều hàng bán nhưng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu về vải của nhân dân ta. Vì vậy tình trạng thiếu mặc đã trở nên trầm trọng trong những năm chiến tranh.

Công nghiệp tơ lụa: khởi sắc qua hoạt động của các công ty tơ lụa và việc xuất khẩu tơ lụa. Ở Bắc Kì, công ty Pháp nuôi tằm và ươm tơ Emery và Tortel mở rộng hoạt động bằng việc thôn tính dần các công ty tơ lụa của tư bản người Việt.năm 1921, công ty này tiếp quản tất cả các cơ sở của công ty Đồng Ích ở Thái Bình với một xưởng ươm tơ và 40 máy ươm. Năm 1928,

36

Công ty Emery và Tortel chuyển thành công ty dệt và xuất khẩu Pháp – Nam (SFATE) có số vốn 1.400.000 đồng.nghề tơ lụa của Việt Nam phát triển được thể hiện qua số lượng tơ lụa được bán ra nước ngoài. Với việc xuất khẩu lụa các công ty Pháp đã thu lãi nhiều trong những năm sau chiến tranh.

Ngoài ra, trong chế biến các loại sợi còn có len và sợi dừa.Cụ thể, về len thì cho đến 1932, tư bản Pháp mới lập được một xưởng làm thảm bằng len nhập cảng ở Hàng Kênh (Hải Phòng).Về sợi dừa, tư bản Pháp cũng lập được nhà máy chế những thảm và các đồ dùng khác bằng sợi dừa.

Công nghiệp chế biến cao su: Đông Dương là xứ sản xuất nhiều cao su nhưng tất cả cao su sản xuất đều được xuất khẩu dưới dạng thô nên phải nhập các chế phẩm cao su như săm, lốp xe đạp,… Nhiều đồn điền cao su Pháp đã lập những xưởng chế biến mủ cao su ra thành lá để đem xuất cảng.Vào năm 1926, 1927 Pháp lập được một nhà máy nhỏ ở Sài Gòn để chế các vật phẩm bằng cao su. Năm 1938, một xưởng chế vật phẩm bằng cao su cũng được lập ra ở Hà Nội. Nói chung số cao su dùng ngay ở Việt Nam để chế tạo các vật phẩm còn rất ít. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, việc sản xuất các sản phẩm cao su ở trong xứ mới được chú ý, Pháp đẩy mạnh thêm việc dùng cao su để chế tạo các đồ cần thiết như săm lốp xe đạp, săm lốp ô tô... Mặc dù đã đẩy mạnh sản xuất nhưng vì cơ sở kĩ thuật thiếu thốn kém cỏi nên không đáp ứng được nhu cầu của Đông Dương. Đã thế chất lượng sản xuất lại kém nên các vật phẩm rất chóng hỏng.

Công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi: tư bản Pháp đã lập những nhà máy thuộc da ở Hà Nội, Thủ Dầu Một, Huế, xưởng làm trứng hộp ở Hội An và một nhà máy thịt hộp ở Bến Thủy.

Ngoài các nhà máy chế biến kể trên, tư bản Pháp còn lập được một số nhà máy khác như các nhà máy nước đá ở các thành phố lớn, các nhà máy khuy ở Hà Nội, Hải Phòng; nhà máy đất đèn ở Sài Gòn; … Một số ngành

Một phần của tài liệu Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1919– 1945 (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)