Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG NGHIỆPVIỆT
1.4. Chính sách công nghiệp của chính quyền thực dân sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Về mặt công nghiệp, tư bản Pháp đã vấp phải một mâu thuẫn ở Việt Nam là bản thân tư bản Pháp thì muốn bỏ nhiều vốn sang Việt Nam để kinh doanh công nghiệp, lấy nhiều lời và cạnh tranh với các nước khác trên thị trường Á châu.
19
Nhưng tư bản Pháp lại sợ rằng nếu công nghiệp phát triển mạnh ở Việt Nam thì sẽ làm cản trở đến việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất ngay bên Pháp.
Nhất là các hàng công nghiệp làm ra được ở Việt Nam thì giá thành sẽ hạ hơn bên Pháp vì nhân công ở đây rất rẻ. Trong nội bộ tư bản Pháp đã có nhiều cuộc tranh luận về việc nên bỏ vốn sang Việt Nam để phát triển công nghiệp như thế nào. Bọn muốn phát triển mạnh công nghiệp hơn nữa ở Việt Nam lấy lý rằng hàng Pháp bán sang Việt Nam và nói chung bán sang Á châu còn rất ít so với hàng ngoại quốc, như vậy thì bỏ vốn phát triển mạnh công nghiệp hơn nữa là đúng và vẫn có lợi cho bản thân tư bản Pháp. Vì vốn là vốn của tư bản Pháp, Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên tư bản Pháp có thể tha hồ khai thác nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp, nhân công ở đây lại giá rẻ như vậy hàng của tư bản sản xuất ra ở Việt Nam sẽ có thể được lãi nhiều hơn hàng làm ra bên chính quốc, do đó tư bản Pháp cũng sẽ thu được nhiều lãi hơn. Nhưng bọn chủ trương bảo vệ công nghiệp chính quốc lại không muốn thế. Chúng muốn cho hàng công nghiệp làm bên Pháp phải có một chỗ tiêu thụ chắc chắn, chỗ chắc chắn hơn cả theo ý chúng phải là thuộc địa Pháp trong đó có Việt Nam, chứ không thể là nước khác hoặc thuộc địa của các cường quốc khác được. Cho nên có thể bỏ vốn sang phát triển công nghiệp ở Việt Nam nhưng phải làm thế nào để nền công nghiệp đó phải phục vụ cho nên công nghiệp chính quốc, làm cho công nghiệp chính quốc có điều kiện phát triển hơn nữa, làm được nhiều hàng hơn nữa để bán ra lấy lời hơn nữa. Bọn chủ trương bảo vệ công nghiệp lại là những tên chùm tư bản bên Pháp nên từ đầu đến cuối, chủ trương của bọn chúng vẫn thắng.
Nói một cách tỉ mỉ hơn thì chủ trương trên đã được áp dụng vào Việt Nam như sau: vốn của tư bản Pháp bỏ sang Việt Nam phải làm cho Việt Nam trở thành một nước sản xuất ra nguyên liệu như than, kẽm, thiếc để bán sang Pháp phục vụ ngay cho công nghiệp Pháp hay để bán ra các nước ngoài lấy
20
lãi ngay; tư bản Pháp chỉ phát triển các ngành công nghiệp chế tạo những loại hàng nào mà bản thân công nghiệp Pháp sản xuất ra ít như thuốc lá, xi măng hoặc nặng nề không tiện trở sang mà nếu có trở sang bán thì được ít lãi như gạch ngói hoặc không thể mang sang được như điện, nước, hay cuối cùng xưa nay vẫn không sản xuất ra ở bên pháp là rượu ta.
Tóm lại, tư bản Pháp chỉ chú trọng vào ngành công nghiệp khai mỏ và chế biến làm ra hàng bán lấy lãi ngay chứ không để ý tới công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo máy móc vì những loại công nghiệp này rất thịnh bên Pháp.
Nhà máy chai kính ở Hải Phòng sản xuất kính được ít lâu nhưng đến năm 1933 thì chỉ còn được làm chai chứ không được làm kính để kính bên Pháp bán sang được nhiều. Một số xí nghiệp Pháp ở Việt Nam mới xuất cảng được non nghìn thước vải, vài trăm tấn xà phòng, đường trắng, một ít thảm bằng sợi dừa… đem bán sang Pháp bên chính quốc la ó ngay phải hạn chế xuất cảng. Như vậy là tư bản Pháp luôn muốn bắt nền công nghiệp Việt Nam phải ở tình trạng thấp kém để chúng kiếm được nhiều lời nhất. Cho mãi tới về sau,khi một số tư bản Pháp thấy việc phát triển công nghiệp Việt Nam thực là bất hợp lý khiến cho một số trong chúng bị thua lỗ trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng vì số này chỉ được phép phát triển ngành mỏ mà nguyên liệu mỏ lại bán không được, nên đã phải lên tiếng đòi mở rộng việc phát triển công nghiệp hơn nữa. Paul Bernard - một đại tư bản có chân trong ban trị sự ngân hàng Đông Dương nói năm 1937:
“Cái chương trình tối thiểu nhằm đảm bảo cho 23 triệu dân An Nam một thức ăn tạm đủ, một chỗ ở khả quan và hai bộ áo vải mộ năm, sẽ yêu cầu nền công nghiệp bản xứ một sự phát triển không thể tượng tượng, thì mới có thể thực hiện được” [21, tr.96]
21
Chúng ta hiểu rất rõ rằng không phải Bernard thấy nhân dân Việt Nam khổ quá nên yêu cầu tư bản Pháp phải phát trển công nghiệp để cải thiện đời sống như họ. Thực ra, Bernard thấy mức sống của nhân dân ta quá thấp không thể tiêu thụ hàng nhiều cho tư bản Pháp nên mới nói như vậy. Công nghiệp phát triển mạnh hơn ở Việt Nam sẽ làm cho nhân dân Việt Nam có đầy đủ công ăn việc làm và có như vậy thì mới có khả năng mua thêm nhiều hàng cho chúng để chúng được lời hơn nữa. Đó là ý chính của Bernard, hoàn toàn vì lợi ích của tư bản Pháp. Nhưng từ trước đến sau,bọn đại tư bản kỹ nghệ Pháp vẫn không thay đổi chủ trương. Moulte - Bộ trưởng bộ thuộc địa Pháp, người phát ngôn cho bọn chúng đã không úp mở gì nói trước đại chiến thế giới thứ hai để trả lời cho những tư bản Pháp muốn phát triển công nghiệp ở Việt Nam:
“Đúng đấy, đối với vấn đề công nghiệp hóa Đông Dương, tôi cho đã được khá tiên tiến. Đôi khi chính việc đó lại gây ra nhiều sự lung túng vì rất nhiều nhà kỹ nghệ đều sang đó để tìm những điều kiện lao động đặc biệt, một lợi nhân công giá nhất định và rẻ quá. Tất cả những việc lập thành những nơi tụ tập người bản xứ vô sản đó, đều gây nên những khó khăn”. [23, tr.162].
Đến đây chúng ta lại thấy một khía cạnh khác trong việc tư bản Pháp kìm hãm sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh nguyên nhân biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của chúng, còn có nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là kìm hãm sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam, người sinh trưởng ra trong chế độ tư bản Pháp và là kẻ đào mồ chôn chúng. Nhưng Moulte vừa tuyên bố được ít lâu thì tình hình thế giới có sự thay đổi lớn. Năm 1938, phát xít Đức ra mặt hăm dọa tư bản Pháp. Nguy cơ chiến tranh đã rõ rệt. Nước Pháp có thể bị tàn phá và các thuộc địa có thể bị cô lập. Vậy phải cấp tốc “công nghiệp hóa Đông Dương” để viện trợ cho chính quốc khi bị lâm nguy và tự bảo vệ khi bị tấn công. Thế là chủ trương
22
“công nghiệp hóa” lần này đã được thực sự đề ra. Nhưng tư bản Pháp vừa đề ra chủ trương đó thì đã vội rút lại ngay vì sang 1939 đại chiến thế giới thứ hai đã bùng nổ. Chúng còn lo đối phó với phát xít Đức nên chưa phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Tình hình thay đổi gấp rút,chưa tác chiến được một năm thì tư bản Pháp đã đầu hàng phát xít Đức. Được dịp, phát xít Nhật nhảy vào Việt Nam. Tất cả cái được gọi là “công nghiệp hóa” của chúng rốt cuộc lại chỉ là làm thế nào với những cơ sở công nghiệp lạc hậu, máy móc hỏng dần và một phần bị phá hoại vì bom Mỹ, nguyên liệu khan hiếm… cung phụng đầy đủ nhu cầu chiến tranh cho phát xít Nhật.
Tiểu kết chương 1
Công nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước khi bị tư bản Pháp xâm chiếm, cùng với nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp cũng không có điều kiện phát triển do tàn dư của chế độ phong kiến.
Chính vì thế sau khi chiếm được Việt Nam, chính sách của tư bản Pháp làvừa muốn kìm hãm sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam, lại vừa muốn biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của chúng; khai thác tài nguyên và bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của chính quốc, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
23