Chương 2: SỬ DỤNG THẺ FLASHCARD ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SỚM CHO TRẺ 0 – 3 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP
2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng thẻ flashcard để phát triển ngôn ngữ sớmcho trẻ 0 – 3 tuổi theo phương pháp Glenn Doman
2.2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nguyên tắc đề xuất biện pháp chính là cách thức cần tuân thủ để có thể đƣa ra các biện pháp một cách hiệu quả nhất. Trong tất cả các lĩnh vực, khi đƣa ra các biện pháp xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu cũng đều cần có những nguyên tắc riêng, cụ thể, là cơ sở để định hướng cho các biện pháp sẽ xây dựng cho đề tài nghiên cứu. Các biện pháp đƣa ra phải thiết thực, phù hợp với đề tài, có tính thực tiễn và khả thi để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ở đây, khi đƣa ra các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ bằng thẻ flashcard, cần tuân thủ các nguyên tắc nhƣ: nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo dạy học đúng lúc, đúng chỗ, nguyên tắc đảm bảo tâm lý của
33
trẻ. Mỗi một nguyên tắc nêu ra đều có một nội dung riêng, cụ thể và hợp lý để có thể định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp. Tất cả các nguyên tắc này chính là cơ sở để có thể đƣa ra các biện pháp sao cho thiết thực, phù hợp, khả thi và có hiệu quả nhất. Khi đƣa ra các biện pháp cần tuân thủ các nguyên tắc này. Từ các nguyên tắc này mà vạch ra các biện pháp khác nhau nhƣng có hiệu quả và liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu.
2.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục đích và phải được định hướng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra. Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thải. Nếu hoạt động giáo dục không có mục đích thì chẳng khác gì con tàu đi trên biển mà không có la bàn. Xác định đƣợc mục đích cho hoạt động quả rất quan trọng nhƣng việc dùng mục đích đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục diễn ra cũng quan trọng không kém. Bởi vì, nếu nhƣ đã xác định đƣợc mục đích giáo dục rồi nhưng lại không dùng nó để định hướng thì việc xác định mục đích chỉ là “công dã tràng”. Bởi lẽ dù mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng nó để định hướng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì cái mô hình nhân cách mà giáo dục nhắm tới sẽ vĩnh viễn nằm ở tương lai và giáo dục sẽ không bao giờ đạt đƣợc.
Ở đây, mục đích của việc dùng thẻ flashcard là để phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ, giúp trẻ có những ấn tƣợng trực quan, sinh động và gần gũi sớm nhất về ngôn ngữ. Đồng thời mục đích của việc đề xuất các biện pháp chính là nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng thẻ flashcard đểgiúp các thầy cô, cha mẹ và các bậc phụ huynh có thể phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ một cách hiệu quả và
34
chính xác nhất. Cần phải hiểu rõ, mục đích của phương pháp giáo dục Glenn Doman không phải là ép buộc trẻ phải học sớm, tƣ duy sớm hoặc để “biến” trẻ thành những em bé thông minh sớm, phương pháp giáo dục Glenn Doman là phương pháp giáo dục mang tính nhân văn, ở đó trẻ sẽ được học tập và phát triển trong một môi trường thoải mái nhất, vui vẻ và hạnh phúc nhất. Trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, việc học tập với các thẻ flash trở nên vô cùng thích thú và dễ dàng, từ đó mà trẻ vô thức biết cách tự nhìn nhận và khám phá ra bản thân, khám phá thế giới xung quanh theo cách mà trẻ muốn chứ không phải đơn thuần từ sự “ép buộc”, tác động của cha mẹ.
Để thực hiện nguyên tắc này, cần phải:
- Hiểu đúng về phương pháp giáo dục Glenn Doman
- Ý thức đƣợc nguyện vọng, mong muốn của cha mẹ, thầy cô giáo khi cho trẻ học thẻ flashcard đó đơn giản chỉ là cách để giúp trẻ có thêm hiểu biết về thế giới nói chung và ngôn ngữ nói riêng, chứ không phải là mong muốn bắt buộc trẻ phải học đƣợc thẻ, phải ghi nhớ đƣợc thẻ.
2.2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp đƣa ra cần đảm bảo tính khoa học. Tính khoa học thể hiện ở việc sắp xếp, tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục một cách có trật tự, logic.
Đồng thời tính khoa học của biện pháp còn phải đƣợc thể hiện ở việc cơ sở đƣa ra các biện pháp cần phải dựa trên sự nghiên cứu mang tính khoa học có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng. Tính khoa học là điều kiện cần có để đảm bảo yếu tố chính xác, logic và trật tự, tạo được sự tin tưởng cần có cho người thực hiện.
Bên cạnh đó, tính khoa học thể hiện qua khối lƣợng kiến thức trong bài giảng của giáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và khoa học. Điều này đòi hỏi người giáo viên không chỉ uyên bác về lĩnh vực môn học mình phụ trách mà cần có hiểu biết rộng về các môn khoa học liên quan để là nguồn cung cấp tri thức chính xác và trung thực cho trẻ. Đồng thời người thầy phải thường xuyên
35
nghiên cứu tài liệu, đọc nhiều sách và cập nhật thông tin. Vì kiến thức phải có tính hiện đại vì đôi khi chỉ đúng tại một thời điểm nào đó. Tính giáo dục bao hàm tính không phản giáo dục, không đi ngƣợc với lợi ích dân tộc và không ủng hộ cái xấu. Đây là tính chất vô cùng quan trọng vì nó giúp định hình nhân cách và đạo đức cho trẻ sau này khi các em bước vào đời. Mục tiêu chính của nền giáo dục nước ta là đào tạo ra nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nghĩa là con người được đào tạo ra phải có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt và trình độ chuyên môn tốt vì thế tính giáo dục cần đƣợc đề cao trong quá trình dạy học. Một lý do nữa là giáo dục làm nhiệm vụ chuyển giao những tinh hoa văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của nhân loại cho thế hệ sau, là cơ sở giúp các thế hệ sau nối tiếp nhau sáng tạo, nâng cao và phát huy để làm phong phú kho tàng văn hóa nhân loại.
Ở đây, tính khoa học của việc sử dụng thẻ flashcard theo phương pháp Glenn Doman đã được chứng minh qua các nghiên cứu về bộ não người trong đó đặc biệt là não phải. Nhƣ chúng ta đã biết, bộ não đƣợc chia làm hai phần là não trái và não phải. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn đƣợc quyết định bởi việc phát huy chức năng của não phải.Điều đặc biệt là não phải có khả năng ghi nhớ đƣợc hình ảnh rất nhanh, chính xác mà không cần ý thức, không cần phân tích. Tuy nhiên, đến 6 tuổi trở đi não phải nhường chỗ cho não trái phát triển, trong đó 0 – 3 tuổi là thời điểm vàng để kích thích và phát triển não phải, nếu bỏ qua giai đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại. Thẻ flashcard với các tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc, hình ảnh, chất liệu rất phù hợp để giúp não phải phát triển. Các nghiên cứu về flashcard cũng cho thấy rằng, khi tráo thẻ, các thông tin hiển thị sẽ vô thức đƣợc thấp thụ bởi bán cầu não phải. Nói cách khác, đó là một bài tập thể dục đào tạo cho não phải. Học tập trở nên tự động, tự nhiên và nhanh chóng. Bài tập thể
36
dục có thể kích hoạt bộ nhớ chụp ảnh của não phải, giúp trẻ ghi nhớ hình ảnh, mặt chữ cùng những âm thanh kèm theo.
Để thực hiện nguyên tắc này, cần phải:
- Biết cách sắp xếp và tổ chức các bài học sao cho có trật tự, hợp lý và có tính tuần tự.
- Tìm hiểu kĩ về bộ não trẻ, đặc biệt là não phải về cách thức thu nhận các thông tin liên quan đến màu sắc, kích thước của thẻ flash để tạo điều kiện cho não bộ của trẻ có thể tiếp thu một cách tốt nhất.
- Các biện pháp nêu ra cần tuân thủ tính khoa học của phương pháp Glenn Doman.
2.2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Tính thực tiễn chính là sự phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao, có thể áp dụng vào thực tế để dạy trẻ một cách dễ dàng và có hiệu quả. Bất cứ một lĩnh vực nào cũng vậy, khi đƣa ra các biện pháp đều đòi hỏi cần có thể đƣợc áp dụng vào thực tế để mang lại lợi ích cho xã hội nói chung và vấn đề nghiên cứu nói riêng.
Tính thực tiễn của phương pháp giáo dục Glenn Doman đó chính là việc chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này vào trong giảng dạy cho trẻ ở bất kì lứa tuổi nào, và trên thực tế phương pháp giáo dục này đã được áp dụng tại rất nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tính hiệu quả của phương pháp này cũng đã đƣợc thừa nhận khi đã có rất nhiều các bậc cha mẹ, thầy cô vui mừng chia sẻ những kết quả khả quan của trẻ khi trẻ có thể ghi nhớ, nhận biết rất nhiều sự vật trong thế giới xung quanh, biết đọc, biết viết từ khi còn rất nhỏ tuổi.
Hơn nữa tính thực tiễn còn phải kể đến việc lựa chọn những nội dung giảng dạy phù hợp, sát với thực tế. Chúng ta không thể dạy cho trẻ những thẻ flash mang tính trừu tƣợng, xa xôi, không thể dạy trẻ những gì xa vời với thực tế cuộc sống của trẻ.Những điều dạy trẻ là những điều rất gần gũi hàng ngày với đời
37
sống xung quanh trẻ, cho trẻ có những cái nhìn đầu tiên đơn giản về cuộc sống xung quanh mình. Chính từ những điều gần gũi, nhỏ nhặt ấy sẽ ƣơm mầm giúp trẻ có một hứng thú, niềm say mê, yêu thích và ngày càng muốn biết thêm nhiều điều hơn về thế giới xung quanh.
Đồng thời, để đảm bảo tính thực tiễn, khi xây dựng các biện pháp, chúng ta cũng cần phải xem xét đến khả năng thực hiện các biện pháp đó sao cho có thể khai thác tối đa vào trong thực tế cuộc sống và giảng dạy. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến điều kiện thực tế của từng vùng miền, địa phương. Chắc chắn, giữa các vùng miền sẽ có những khó khăn, thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất, trình độ nhận thức, giảng dạy của thầy cô, cha me, trẻ là hoàn toàn khác nhau.
Chúng ta không thể đánh đồng mọi thứ và cần phải có sự xem xét kĩ lƣỡng khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy tại bất cứ địa điểm nào. Các biện pháp đƣa ra cũng cần phải xem xét đến khả năng thực hiện tại vùng miền sẽ tiến hành giảng dạy.
Để thực hiện nguyên tắc này, cần phải:
- Xem xét khả năng áp dụng vào điều kiện thực tế của từng vùng miền, địa phương nơi tiến hành giảng dạy.
- Chuẩn bị kĩ lƣỡng các yếu tố về cơ sở vật chất cũng nhƣ trình độ của giáo viên, cha mẹ, phụ huynh và trẻ.
- Không ngừng xem xét, tìm hiểu và phân tích kĩ các điều kiện thực tế có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp vào thực tế nơi sẽ tiến hành giảng dạy.
2.2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo yếu tố tâm lý của trẻ
Trong bất cứ lĩnh vực nào về trẻ em thì yếu tố tâm lý cũng luôn là điều kiện đƣợc xem xét hàng đầu và đóng một vai trò cực kì quan trọng. Tâm lý trẻ chính là cơ sở của mọi nghiên cứu cũng như là cơ sở để đưa ra những phương pháp và giải pháp giúp trẻ phát triển trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đảm bảo yếu tố
38
tâm lý trẻ là điều kiện quan trọng để trẻ có thể đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp.
Tâm lý trẻ là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của phương pháp Glenn Doman. Như đã nói ở trên, phương pháp giáo dục Glenn Doman rất coi trọng yếu tố tâm lý của trẻ. Tâm lý trẻ chính là chìa khóa để có thể mang lại kết quả tốt nhất trong quá trình học tập với thẻ flashcard. Thực ra, không phải chỉ phương pháp Glenn Doman nói riêng quan tâm đến vấn đề này mà trong bất cứ phương pháp hay lĩnh vực thuộc về trẻ em thì vấn đề tâm lý đều rất đƣợc coi trọng. Tâm lý trẻ quyết định việc trẻ có sẵn sang tham gia các hoạt động cùng cha mẹ, thầy cô hay không. Tâm lý trẻ phản ánh chính những gì trẻ mong muốn.Một em bé có tâm lý thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc chắc chắn sẽ có khả năng học tập tốt hơn với một em bé có trạng thái tâm lý bất ổn, buồn phiền, lo lắng. Tâm lý trẻ cũng phản ánh trạng thái hoạt động của não bộ, trong đó, phương pháp Glenn Doman luôn coi não phải là điểm đặc biệt, cần đƣợc khai thác một cách tối ƣu để giúp trẻ ghi nhớ, nhận biết bài học một cách tốt nhất.Não phải sẽ tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng, chính xác khi toàn bộ vùng não của trẻ đƣợc thƣ giãn, bởi vậy, yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò quyết định rất lớn đến khả năng thu nhận thông tin của não bộ nói chung và não phải nói riêng, qua đó mà quyết định đến khả năng học tập của trẻ.
Chúng ta chỉ đƣợc phép tiến hành giảng dạy khi trẻ có tâm lý thoải mái, vui vẻ, sẵn sàng tham gia vào quá trình học tập cùng cha mẹ, thầy cô. Để làm đƣợc điều này, cần phải chú ý đến trạng thái tâm lý và sức khỏe của trẻ. Đồng thời cần phải tạo cho trẻ một không gian học tập thoải mái, vui vẻ, thƣ giãn và hạnh phúc. Trẻ chỉ có thể học tập tốt trong một môi trường tốt cũng như có một trạng thái tâm lý hoàn toàn bình thường, vui vẻ và an toàn.
2.2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo dạy học đúng lúc, đúng chỗ
39
Nguyên tắc đảm bảo dạy học đúng lúc, đúng chỗ yêu cầu người giáo viên cần phải biết cách lựa chọn thời điểm dạy học sao cho phù hợp với trẻ. Đây cũng là nguyên tắc cực kì quan trọng trong quá trình giảng dạy. Bởi đối với mọi lứa tuổi học sinh nói chung và trẻ em nói riêng, thời điểm học tập đều đóng một vai trò hết sức quan trọng. Lựa chọn thời điểm học tập phù hợp cho trẻ sẽ tạo cho trẻ hứng thú học tập, muốn tham gia các hoạt động cùng thầy cô, cha mẹ.
Dạy học theo phương pháp Glenn Doman cũng cần phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm. Điều này cực kì quan trọng trong quá trình giảng dạy cho trẻ. Nếu các thẻ flashcard đƣa ra không đúng lúc trẻ muốn tìm hiểu, trẻ hứng thú, trong môt không gian không tạo cho trẻ cảm giác muốn đƣợc học tập thì chắc chắn sẽ khó có thể đạt đƣợc kết quả tốt. Nguyên tắc này đòi hỏi cha mẹ, giáo viên cần phải biết cách sử dụng các thẻ flashcard vào lúc cần thiết, thời điểm mà trẻ tỏ ra hứng thú nhất, tâm lý thoải mái và vui vẻ nhất.
Để thực hiện nguyên tắc này, giáo viên và các bậc cha mẹ, phụ huynh cần phải:
- Chú ý đến đặc điểm tâm lý của trẻ để lựa chọn thời điểm dạy học sao cho phù hợp nhất.
- Lựa chọn không gian, thời gian học tập phù hợp.
- Tạo cho trẻ một môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, không gò bó, không gian học tập tạo đƣợc cảm giác hứng thú, cuốn hút, muốn tham gia các hoạt động của trẻ.