Thực trạng công tác trợ cấp xã hội hàng tháng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ

2.2.1. Thực trạng công tác trợ cấp xã hội hàng tháng

a. Số lượng NKT được hưởng TCXH, mức độ bao phủ của chính sách Trợ cấp xã hội hàng tháng là chính sách bộ phận quan trọng nhất của chính sách TGXH đối với NKT. Tính từ năm 2010 đến nay, những quy định của Việt Nam và sự cụ thể hóa của thành phố Đà Nẵng về chính sách TCXH hàng tháng đối với NKT đã liên tục được thay đổi theo hướng từng bước mở

rộng đối tượng thuộc diện được hưởng và nâng mức trợ cấp.

Trên cơ sở quy định của Chính phủ tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2008 về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó đã mở rộng đối tƣợng NKT thuộc diện hưởng TCXH (gồm người tàn tật nặng và người tâm thần mãn tính) khi thay tiêu chí “thuộc hộ gia đình nghèo” thành tiêu chí “có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo”.

Tiếp đến là Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã lƣợc bỏ tiêu chí “thuộc hộ gia đình nghèo” khi xác định đối tượng NKT được hưởng TCXH.

Sau đó để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, NKT được hưởng lợi chính sách từng bước được mở rộng khi theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP tiêu chí xác định đối tượng hưởng trợ cấp chỉ dừng lại ở mức độ khuyết tật mà không đề cập đến các điều kiện khác nhƣ hoàn cảnh kinh tế, tình trạng tài sản, tình trạng thân nhân…, đồng thời quy định phạm vi đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng mở rộng hơn nhiều so với quy định trước đây. Cùng với việc bổ sung thêm hai nhóm đối tượng là người nhận nuôi dưỡng chăm sóc NKT đặc biệt nặng và NKT mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng, quy định này cũng không đƣa ra điều kiện về yêu cầu số lƣợng NKT nhƣ trong quy định trước đây tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP (có từ 02 NKT nặng trở lên).

Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng còn quy định mức hưởng cao hơn đối với bộ đội xuất ngũ bị mắc bệnh tâm thần theo Quyết định số 48/2008/QĐ- UBND và 24/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND.

Chính vì vậy, số lượng NKT thuộc diện hưởng chính sách TCXH hàng tháng ngày càng đƣợc mở rộng do có sự lƣợc bỏ một số tiêu chí xác định đối tượng và mở rộng diện hưởng chính sách qua các Nghị định của Chính phủ cũng nhƣ quy định của thành phố Đà Nẵng.

Trong thời gian qua, thực hiện quy định của Chính phủ và thành phố Đà Nẵng về trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với NKT, quận Thanh Khê đã giải quyết tốt TCXH hàng tháng cho NKT tại cộng đồng, tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn quận Thanh Khê có 1.754 NKT và hộ gia đình NKT đang hưởng chính sách TCXH hàng tháng, thể hiện chi tiết theo bảng 2.5. nhƣ sau:

Bảng 2.5. Cơ cấu NKT đang hưởng trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cuối năm 2014

Đối Tƣợng Số lƣợng

(người)

Chiếm tỷ lệ (%)

NKT nặng 987 56,3

NKT nặng là người cao tuổi 213 12,1

NKT nặng là trẻ em 176 10,0

NKT đặc biệt nặng 117 6,7

NKT đặc biệt nặng là người cao tuổi 45 2,6

NKT đặc biệt nặng là trẻ em 55 3,1

NKT đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi 2 0,1 Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dƣỡng,

chăm sóc NKT đặc biệt nặng 115 6,6

Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một

NKT đặc biệt nặng 14 0,8

Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần 30 1,7

Tổng cộng 1.754 100

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận Thanh Khê) Số lượng đối tượng NKT được hưởng TCXH trên địa bàn quận Thanh Khê và độ bao phủ của chính sách đều tăng qua từng năm: Về số lƣợng đối tượng được hưởng năm 2014 là 1.623 người, tăng 1,55 lần so với năm 2010;

về mức độ bao phủ của chính sách so với dân số đã tăng từ 0,59% năm 2010 lên 0,86% năm 2014 và so với số NKT cần trợ giúp xã hội cũng đã tăng từ 55,57% năm 2010 lên 86,14% năm 2014. Đây là một kết quả khá ấn tƣợng trong việc thực hiện chính sách TCXH tại quận Thanh Khê.

Bảng 2.6. Quy mô và mức độ bao phủ của chính sách TCXH hàng tháng đối với NKT

Nội dung Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Dân số trung bình (người) 177.807 180.160 182.914 185.421 188.109 Số lượng NKT hưởng trợ cấp

xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng (người)

1.047 1.291 1.429 1.468 1.623 Mức độ bao phủ của chính

sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT so với dân số (%)

0,59 0,72 0,78 0,79 0,86

Mức độ bao phủ của chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT so với số NKT cần TGXH (%)

55,57 68,52 75,85 77,92 86,14

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận Thanh Khê) Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai chính sách còn có một số đối tượng thuộc diện trợ giúp nhưng chưa được hưởng, ngay cả những trường hợp bản thân NKT đã được hưởng TCXH, nhưng chưa được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc NKT. Điều này là do đối tƣợng chƣa tiếp cận đƣợc thông tin về chính sách, hoặc tiếp cận chƣa đầy đủ thông tin.

b. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng

Tại thành phố Đà Nẵng, mức chuẩn trợ cấp năm 2008 là 120 ngàn đồng/tháng, năm 2010 đƣợc điều chỉnh lên 180 ngàn đồng/tháng, tăng 1,5 lần

so với năm 2008. Năm 2011, tiếp tục tăng lên 210 ngàn đồng/tháng, tăng 1,16 lần so với năm 2010. Bên cạnh đó, mức trợ cấp cụ thể cho từng nhóm đối tượng được thiết kế theo các cấp bậc khác nhau được coi là một bước tiến quan trọng của chính sách TCXH ở nước ta. Hệ số điều chỉnh mức trợ cấp tạo quyền lợi, lợi ích và ƣu tiên cho các đối tƣợng khó khăn nhất. Quy định này thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Theo số liệu ở quận Thanh Khê và mức trợ cấp áp dụng năm 2014, ta sử dụng công thức 1.4 để tính toán, kết quả cho thấy hệ số trợ cấp bình quân của NKT thực nhận là 1,684 tương ứng 354 ngàn đồng/tháng (bảng 2.7), cao hơn mức chuẩn trợ cấp (210 ngàn đồng/tháng) là 144 ngàn đồng, và cao hơn mức trợ cấp bình quân của các đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn (sử dụng công thức 1.4 tính toán tương tự đối với toàn bộ đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách) là 91 ngàn đồng.

Bảng 2.7. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT ở quận Thanh Khê (tháng 12 năm 2014)

STT Hệ số trợ cấp

Mức trợ cấp (ngàn đồng/ tháng)

Số đối tƣợng (người)

Kinh phí trợ cấp (ngàn đồng)

1 1 210 113 23.730

2 1,5 315 1.005 316.575

3 2 420 506 212.520

4 2,38 500 30 15.000

5 2,5 525 100 52.500

Tổng cộng 1.754 620.325

Hệ số trợ cấp bình quân: 1,684

Mức trợ cấp bình quân: 354 ngàn đồng/người/tháng

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận Thanh Khê) Hiện nay, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội, đã có hiệu lực thi hành và cũng đã có Thông tư hướng dẫn thực hiện. Tuy

nhiên cho đến nay, thành phố Đà Nẵng vẫn chƣa thực hiện tăng mức chuẩn trợ cấp thấp lên 270.000 đồng/tháng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

c. Mức độ tác động của TCXH hàng tháng đến đời sống của NKT Khi khảo sát 100 NKT đang hưởng TCXH hàng tháng trên địa bàn quận Thanh Khê có 100% đối tƣợng đƣợc hỏi khẳng định TCXH hàng tháng là một trong hai nguồn sống chính của họ. Số liệu này cho thấy mặc dù số tiền trợ cấp hàng tháng không cao nhƣng đối với NKT số tiền đó có ý nghĩa lớn đối với họ cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp họ có điều kiện vươn lên hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Bảng 2.8. Nguồn sống của người khuyết tật (Hai nguồn thu nhập lớn nhất)

Nội dung Số người

Gia đình, người thân trợ giúp 77

Tiền lương, tiền công 20

Trợ cấp xã hội hàng tháng 100

Các nguồn khác 3

Tổng số 100

(Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát NKT) Số liệu khảo sát cho thấy TCXH hàng tháng đã có tác động rất lớn, làm thay đổi cuộc sống của NKT về điều kiện kinh tế: có 83,7% NKT đƣợc hỏi khẳng định tình trạng kinh tế của họ đã được cải thiện sau khi hưởng chính sách và trong đó có 23% cho rằng tình trạng kinh tế đƣợc nâng cao rõ rệt.

Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ hài lòng của người hưởng chính sách cũng tương đối tốt. Với câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng về các chính sách TGXH đối với NKT bằng 5 phương án trả lời từ mức 5 là hài lòng cao nhất xuống mức 1 là hầu như không hài lòng của những NKT đang hưởng TGXH, có đến 30% đối tƣợng chọn mức độ hài lòng cao nhất (mức 5); có

37% chọn mức 4; có 31% đối tƣợng chọn mức 3; chỉ có 2% chọn mức 2 và đặc biệt là không có ai chọn mức hài lòng thấp nhất.

d. Tính công bằng của chính sách

Theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP thì NKT hưởng chính sách trợ cấp xã hội đƣợc chia làm nhiều mức khác nhau theo các quy tắc:

Mức trợ cấp căn cứ theo mức độ khuyết tật là nặng hay đặc biệt nặng; Đối với trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức cao hơn những người có cùng mức độ khuyết tật; Đồng thời kết hợp nguyên tắc hoàn cảnh khó khăn càng cần tăng chi phí chăm sóc, do vậy đối với đối tượng có nhiều hoàn cảnh được hưởng mức cao hơn. Sự phân chia mức độ này cũng không tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng.

Với hệ số hiện tại và quy mô các nhóm đối tƣợng tính đƣợc hệ số trợ cấp bình quân là 1,684; cao hơn hệ số tối thiểu là 0,684 và các hệ số cụ thể [bảng 2.7], áp dụng công thức [công thức 1.5] tính đƣợc độ lệch trung bình so với mức bình quân là 0,2647. Với mức độ chƣa phải là sự khác biệt lớn giữa các nhóm hưởng trợ cấp và là những con số chấp nhận được. Như vậy, tính công bằng của chính sách TCXH hàng tháng đối với NKT đƣợc đảm bảo một cách tương đối giữa các nhóm đối tượng hưởng lợi.

Mức trợ cấp hàng tháng liên tục được điều chỉnh để từng bước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, mức sống dân cƣ và các chính sách ASXH khác.

Tuy nhiên, mức trợ cấp và sự điều chỉnh là chƣa thỏa đáng khi so sánh với các chỉ tiêu khác trong hệ thống ASXH, nhƣ: chuẩn nghèo nông thôn, chuẩn nghèo thành thị, thu nhập bình quân, thu nhập của 20% dân số thấp nhất, mức lương cơ sở, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công,…

- So với chuẩn nghèo nông thôn và thành thị

Từ năm 2013 thành phố Đà Nẵng áp dụng chuẩn nghèo mới: 600 ngàn đồng/người/tháng ở nông thôn (tăng 200 ngàn đồng so với chuẩn nghèo giai

đoạn 2009-2012) và 800 ngàn đồng/người/tháng ở thành thị (tăng 300 ngàn đồng) nhƣng mức trợ cấp vẫn chƣa có sự thay đổi. Tính đến nay, tại Đà Nẵng mức chuẩn TCXH chỉ bằng 35% chuẩn nghèo nông thôn và 26,25% chuẩn nghèo thành thị.

- So với thu nhập bình quân cả nước và thu nhập bình quân của 20%

dân số nghèo nhất

Theo số liệu thống kê năm 2012 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân là 1.999,8 ngàn đồng/tháng và của thu nhập bình quân của 20% dân số nghèo nhất là 511,6 ngàn đồng/tháng. Với mức chuẩn trợ cấp hiện tại chỉ bằng 10,5% thu nhập bình quân cả nước và bằng 41% thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập thấp nhất cả nước.

- So với mức lương cơ sở và mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.150 ngàn đồng/tháng, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công là 1.318 ngàn đồng/tháng. Mức chuẩn TCXH chỉ bằng 18,3% mức lương cơ sở và bằng 15,9% mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)