Thực trạng công tác triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận Thanh Khê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 82)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ

2.2.6. Thực trạng công tác triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận Thanh Khê

a. Xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện TGXH đối với NKT trên địa bàn

Các chính sách TGXH đối với NKT đã được cụ thể hóa bằng các chương trình kế hoạch hàng năm, 5 năm. Qua đó đã cụ thể hóa mục tiêu phạm vi chính sách, đối tượng hưởng lợi, đối tượng ưu tiên, giải pháp huy động nguồn lực, hệ thống tổ chức thực thi, theo dõi giám sát đánh giá, phân công trách nhiệm thực hiện. Nhờ đó, trong những năm qua đã huy động đƣợc các nguồn lực để thực hiện trợ giúp đối với NKT, tăng cường năng lực hệ thống thực thi hiệu quả chính sách ở địa phương.

Hiện nay, theo quy định Phòng Lao động – thương binh và xã hội là cơ quan theo dõi, quản lý NKT; đồng thời thực hiện chính sách TCXH hàng tháng và cấp thẻ BHYT cho NKT; và tìm kiếm, kết nối các nguồn lực với NKT trong trợ giúp về y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, vui chơi, giải trí.

Ngoài ra, còn rất nhiều cơ quan, đơn vị khác của địa phương cũng thực hiện các chính sách TGXH đối với NKT, hoặc có chức năng kết nối nguồn lực trợ giúp với NKT nhƣ các đơn vị thuộc ngành giáo dục – đào tạo, ngành y tế, ngân hàng Chính sách xã hội, Hội NKT, Hội người mù, Hội nạn nhân chất độc màu da cam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Hàng năm, mỗi cơ

quan đơn vị đều có kế hoạch chương trình hành động đối với NKT riêng. Do vậy, rất dễ dẫn đến chồng chéo về mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi khi các cơ quan, đơn vị này triển khai chương trình, kế hoạch của mình cùng lúc. Như vậy, có thể dẫn đến việc có những đối tượng được hưởng lợi cùng lúc ở nhiều chương trình, dự án trong khi còn nhiều NKT khác có nhu cầu nhưng chưa được hưởng trợ giúp, do đó gây lãng phí nguồn lực và hiệu quả trợ giúp không cao.

b. Công tác tuyên truyền, giáo dục, tâm lý

Khuyết tật là một trong những vấn đề đƣợc tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Chăm sóc, hỗ trợ người tàn tật đã trở thành truyền thống, đạo lý của dân tộc; là một nội dung ƣu tiên trong chính sách xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy các ngành, đoàn thể, địa phương thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ NKT, phổ biến các phương pháp phòng ngừa tàn tật, phòng chống phân biệt đối xử với NKT cho nhân dân, hội viên, đoàn viên, học sinh. Đồng thời, giúp NKT thấy đƣợc sự quan tâm, chăm lo của cả hệ thống chính trị đối với họ về đời sống vật chất, tinh thần, vượt qua tự ti, tật nguyền để hoà nhập, vươn lên. Ngoài ra, còn tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn quận tham gia vận động kinh phí hỗ trợ chăm sóc NKT.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn quận Thanh Khê công tác tuyên truyền, giáo dục tâm lý nhằm nâng cao nhận thức của NKT và gia đình có NKT còn ít. Hình thức chủ yếu là phổ biến chính sách trợ giúp đối với NKT cho người dân thông qua họp tổ dân phố định kỳ. Tuy nhiên, cách tuyên truyền này vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì nhiều người dân, đặc biệt gia đình có NKT phần lớn là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt nên thường không hoặc rất ít tham dự họp.

Kết quả khảo sát 100 NKT đang hưởng TCXH hàng tháng cho thấy 100% người được hỏi cho rằng biết về chính sách TCXH hàng tháng và khám

chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, còn các chính sách trợ giúp khác chỉ có một số ít biết đến [Hình 2.2]. Điều này chứng tỏ hiệu quả của công tác truyền thông các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NKT trong thời gian qua chƣa cao.

Hình 2.2. NKT và gia đình của họ biết về các chính sách TGXH đối với NKT (Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát NKT) c. Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện chính sách

Phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận phân công 02 cán bộ theo dõi thực hiện chính sách, mỗi phường cũng đã bố trí cán bộ phụ trách lao động – thương binh xã hội theo dõi thực hiện chính sách đối với NKT. Bên cạnh đó, còn hình thành hệ thống cộng tác viên và giám sát viên hoạt động sâu rộng nhằm quản lý, theo dõi, tiếp nhận và đánh giá nhu cầu trợ giúp của NKT để giới thiệu, kết nối dịch vụ can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, cán bộ lao động - thương binh và xã hội ở các phường biên chế chỉ có một người, nhưng phải phụ trách rất nhiều mảng và nhiều công việc như người có công, cung cầu lao động, bảo trợ xã hội…; hơn nữa đội ngũ cộng tác viên ở địa phương còn mỏng. Mặt khác, hầu hết cán bộ làm công tác

TGXH đối với NKT chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn về công tác xã hội, về NKT. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chính sách chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trợ giúp của NKT, việc tổ chức thực hiện chính sách đạt hiệu quả chƣa cao.

d. Công tác quản lý, điều tra, rà soát, thống kê NKT

Công tác quản lý, thống kê NKT ở quận Thanh Khê đƣợc thực hiện theo quy định: Hàng năm, trên cơ sở số đối tƣợng đang quản lý và dự kiến số phát sinh, phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội phối hợp với phòng Tài chính tổng hợp lập dự toán kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội đối với NKT cho năm sau. Khi đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp, các phường hướng dẫn đối tượng lập hồ sơ, tổ chức họp xét duyệt và đề nghị phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trình chủ tịch UBND quận ra quyết định trợ cấp.

Việc thống kê, rà soát đối tƣợng đƣợc thực hiện từ tổ dân phố, đảm bảo công khai, dân chủ. Khi đối tượng không còn đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp hoặc chết, chuyển đi, các phường tập hợp, đề nghị phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND quận ra quyết định ngừng trợ cấp hoặc ra quyết định hưởng mai táng phí. Tuy nhiên, việc điều tra, rà soát, thống kê chưa được quan tâm đúng mức nên số liệu về NKT đƣợc theo dõi, quản lý còn có sự khác biệt so với thực tế.

e. Công tác xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật

Để xác định dạng tật, mức độ khuyết tật, UBND các phường đã thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (gọi tắt là hội đồng), gồm chủ tịch UBND phường, trưởng trạm y tế, lãnh đạo Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng công chức chuyên trách lao động – thương binh và xã hội. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật, NKT hoặc người đại diện hợp pháp của NKT nộp hồ sơ đến UBND phường nơi

NKT cƣ trú. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch UBND phường triệu tập hội đồng, tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với NKT. Kết hợp với quan sát và phỏng vấn trực tiếp, các thành viên trong hội đồng dùng phiếu xác định dạng khuyết tật và phiếu đánh giá mức độ khuyết tật để cho điểm. Với trẻ dưới 6 tuổi, hội đồng chỉ đánh giá 03 dạng khuyết tật là: Khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần. Với người từ 6 tuổi trở lên, hội đồng sẽ đánh giá các hoạt động tự đi lại, tự ăn uống, tự đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân, tự mặc đồ, nghe, nói, làm việc gia đình… Có 3 mức độ thực hiện được, thực hiện nhưng cần sự trợ giúp và không thực hiện được, tương ứng với 3 mức điểm 2, 1 và 0. Số điểm tối đa cho 8 hoạt động trên là 16, đƣợc chia theo các mức: từ 0-4 là mức độ đặc biệt nặng, từ 5-11 là nặng và từ 12 điểm trở lên là nhẹ. Đối với những trường hợp hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật, NKT hoặc đại diện hợp pháp của NKT không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện thông qua Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của NKT, Chủ tịch UBND phường niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở UBND phường và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Nghiệp vụ xác định dạng tật và mức độ khuyết tật là rất quan trọng đảm bảo việc thực hiện chính sách đúng pháp luật, đảm bảo công bằng cho NKT.

Tuy nhiên, hiện nay việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật phường thực hiện còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả của chính sách chƣa cao khi áp dụng chính sách vào thực tế. Kết quả khảo sát cho thấy có 72,7% cán bộ thực hiện chính sách cho rằng còn một số trường hợp

gặp khó khăn, bất cập trong việc xác định mức độ khuyết tật, và 18,2% ý kiến cho rằng việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật phường đánh giá là không hợp lý.

f. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và xét duyệt hưởng TCXH Khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của NKT hoặc hộ gia đình chăm sóc NKT trong thời hạn 20 ngày Hội đồng xét duyệt phường tổ chức họp, xét duyệt;

niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường (7 ngày) nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại UBND phường hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp có khiếu nại tố cáo thì trong thời gian 10 ngày Hội đồng xét duyệt xác minh, thẩm tra cụ thể và công khai trước nhân dân. Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trình Chủ tịch UBND quận ra Quyết định trợ cấp cho từng đối tƣợng cụ thể.

g. Công tác giám sát, kiểm tra, tổng hợp báo cáo

Cùng với quá trình thực thi các chính sách, việc giám sát, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách được thực hiện thường xuyên, định kỳ, chặt chẽ qua từng cấp. Qua đó đã góp phần đẩy nhanh thực hiện chính sách cũng nhƣ hạn chế sai sót ở cơ sở. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo đôi lúc còn mang tính hình thức, chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chất lƣợng thông tin phản ánh chƣa sát với thực tế.

h. Kinh phí thực hiện trợ giúp

Tại quận Thanh Khê, kinh phí TGXH đối với NKT phần lớn do ngân sách quận đảm bảo, đƣợc bố trí trong nguồn đảm bảo xã hội. Ngân sách của quận chi cho mảng bảo trợ xã hội nói chung và thực hiện TGXH đối với NKT nói riêng tăng lên hàng năm phù hợp với sự gia tăng về số lƣợng đối tƣợng được hưởng trợ giúp. Năm 2010 tổng kinh phí là 3.497,2 triệu đồng. Năm 2011, kinh phí tăng 47,49% lên tới 5.158 triệu đồng, nguyên nhân là do năm

này Đà Nẵng thực hiện tăng mức chuẩn trợ cấp từ 180.000 đồng/tháng lên mức 210.000 đồng/tháng. Năm 2012 và 2013 với mức chuẩn không có sự thay đổi và số lượng đối tượng chỉ tăng nhẹ vì vậy kinh phí cũng tăng tương ứng là 5.843,8 triệu đồngvà 6.118,1 triệu đồng. Đến năm 2014, thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện Nghị định 28/2012/NĐ-CP, số lƣợng đối tƣợng được hưởng trợ cấp tăng lên mạnh nên kinh phí thực hiện cũng tăng 17,29%, lên đến 7.176,1 triệu đồng. Do đó, trong những năm qua tỷ lệ chi phí trợ giúp so với tổng chi ngân sách và tỷ lệ chi phí trợ giúp so với tổng chi đảm bảo xã hội cũng tăng tương ứng. Điều đó thể hiện qua số liệu tại bảng 2.12.

Bảng 2.12. Chi phí thực hiện trợ giúp xã hội đối với NKT

Nội dung Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Tổng chi ngân sách địa

phương (triệu đồng) 231.165 297.069 327.711 358.560 409.708 Tổng chi đảm bảo xã hội

của quận (triệu đồng) 10.122 18.865 20.853 21.192 22.911 Tổng chi phí thực hiện trợ

giúp (triệu đồng) 3.497,2 5.158,0 5.843,8 6.118,1 7.176,1 - Trợ cấp hàng tháng 2.945,9 4.371,1 4.831,3 4.970,2 5.848,9 - Mua thẻ BHYT 397,7 555,4 753,7 872 100,8 - Hỗ trợ mai tang phí 134 195 216 225 255 - Hỗ trợ chi phí học tập 3,4 12,4 16,2 23,6 32,2 - Chi phí quản lý 16,2 24,1 26,6 27,3 32,2 Tỷ lệ chi phí trợ giúp so với

tổng chi ngân sách (%) 1,51 1,74 1,78 1,71 1,75 Tỷ lệ chi phí trợ giúp so với

tổng chi đảm bảo xã hội (%) 34,55 27,34 28,02 28,87 31,32 Tốc độ tăng chi phí thực

hiện trợ giúp (%) 47,49 13,30 4,69 17,29

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận Thanh Khê)

Nếu đánh giá thuần túy cho thấy tăng chi phí thực hiện chính sách là rất cao, nhƣng thực chất việc tăng này là cần thiết vì tăng này chuyển vào đời sống của NKT và tăng này tác động hiệu quả chính sách tốt hơn, không phải là tăng chi phí cho bộ máy. Ngân sách chi cho TGXH đối với NKT tăng cả về số lƣợng lẫn tỷ lệ chi phí trợ giúp so với tổng chi ngân sách và tổng chi đảm bảo xã hội là do số lượng đối tượng được hưởng chính sách năm sau cao hơn năm trước và điều chỉnh mức trợ cấp năm 2011.

Nguồn kinh phí trợ giúp cũng không ngừng đƣợc điều chỉnh thêm nhằm huy động tối đa nguồn lực của Nhà nước, địa phương, các tổ chức xã hội trong ngoài cộng đồng và cá nhân tham gia ủng hộ đóng góp vào quỹ trợ giúp.

Tuy nhiên, công tác vận động, tìm kiếm, kết nối nguồn lực từ cộng đồng, từ các tổ chức trong và ngoài nước để trợ giúp NKT về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm và vui chơi, giải trí còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)