CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và xã hội về NKT hiện nay
Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, NKT luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội chăm sóc và giúp đỡ. Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ “từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội”. Quan điểm của Đảng nêu trên đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng đến các đối tƣợng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật.
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng khung pháp luật, chính sách, môi trường xã hội thuận lợi về NKT, thông qua các chương trình mục tiêu ở cấp quốc gia và chương trình hành động riêng để hỗ trợ NKT. Điều này được thể hiện rõ qua các văn bản luật sau đây:
- Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “ Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.” và “tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo đƣợc học văn hoá và học nghề”.
- Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991: Điều 11 có ghi rõ “Trẻ em là
con liệt sỹ, thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học”.
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 – sửa đổi năm 2004, Điều 34: “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng các quyền của trẻ em. Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đƣợc thực hiện chủ yếu ở gia đình và cộng đồng. ”
Điều 35: “Nội dung dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: tƣ vấn, khám chữa bệnh, chữa trị, điều trị, giải độc, phục hồi chức năng, sức khỏe, tinh thần, đạo đức, giáo dục hòa nhập, dạy nghề, tổ chức các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
Điều 39: “Trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV/AIDS được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, đƣợc tạo điều kiện để chữa bệnh, phục hồi chức năng, đƣợc học văn hóa, đƣợc học nghề và tham gia hoạt động xã hội để hòa nhập với gia đình, cộng đồng.”
- Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh gồm 8 chương và 35 điều thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.
- Luật người khuyết tật được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành từ ngày 17 tháng 10 năm 2010 và bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/01/2011. Luật người khuyết tật bao gồm 10 chương 53 điều. Luật này quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về NKT, về quyền và nghĩa vụ của NKT; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với NKT, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về NKT.
Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp quy về trợ giúp NKT do các cơ quan từ Trung ương đến địa phương ban hành tương đối đầy đủ. Đặc biệt là sự ra đời của Luật NKT đã thể chế hoá hầu nhƣ các quan hệ chính trị, tƣ pháp, kinh tế, văn hoá - xã hội có liên quan đến NKT vào hệ thống pháp luật. Điều này đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi để NKT hoà nhập cộng đồng và các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách, chế độ giải pháp trợ giúp NKT.
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê Quận Thanh Khê đã và đang thu đƣợc những thành tựu đáng khích lệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ quận Thanh Khê khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2015-2020: “Kinh tế có bước tăng trưởng khá; tiến độ các công trình dân sinh đều đảm bảo. Các hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể dục – thể thao tiếp tục phát triển. Chính sách an sinh xã hội đem lại hiệu quả thiết thực, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên”. Đồng thời trong phương hướng đảm bảo ASXH của quận khẳng định: “Chủ động bổ sung kế hoạch thực hiện, giải pháp cụ thể trong việc chăm lo, giải quyết các vấn đề ASXH, ƣu tiên các đối tƣợng chính sách xã hội, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh thật sự khó khăn. Tập trung hướng dẫn, tư vấn giới thiệu việc làm và đào tạo nghề; chú ý đến các đối tƣợng chính sách xã hội, hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ…”.
Chiến lƣợc phát triển KT-XH của Đà Nẵng nói chung và quận Thanh Khê nói riêng đều là thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Khi các
mục tiêu đó đƣợc thực hiện thì công tác ASXH nói chung và công tác TGXH đối với NKT của địa phương nói riêng cũng được quan tâm đúng mức.
3.1.3. Các quan điểm định hướng khi xây dựng giải pháp
a. Chuyển từ quan điểm TGXH đối với NKT là chính sách nhân đạo sang quan điểm chính sách bảo đảm thực hiện quyền cho NKT.
Con người sinh ra đều có các quyền như nhau với những chính sách, biện pháp Nhà nước phải bảo đảm để mọi người đều có được quyền sống, bảo vệ an toàn. Mục tiêu phát triển xã hội chính là nâng cao chất lƣợng cuộc sống và bảo đảm an toàn cuộc sống. Nhu cầu của con người phải được xem là trung tâm của quá trình phát triển. Chính sách TGXH đối với NKT là các biện pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và cộng đồng xã hội để giúp cho NKT có thể tự lo liệu đƣợc cuộc sống của mình, khắc phục đƣợc khó khăn, ổn đin h cuộc sống và có cơ hội vươn lên hòa nhập vào cộng đồng để cùng phát triển. Hiệu quả chính sách TGXH đối với NKT là cải thiện đời sống cho NKT và góp phần tạo ra sự phát triển bền vững kinh tế, văn hóa – xã hội. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước nâng cao chất lượng chính sách theo hướng TCXH phải đủ duy trì cuộc sống cho NKT, bên cạnh đó những người không có khả năng chăm sóc bản thân được hỗ trợ kinh phí cho người chăm sóc. Đồng thời, chính sách TGXH phải đƣợc xây dựng theo nguyên tắc trợ giúp bù đắp thiếu hụt thu nhập theo từng hoàn cảnh, nhu cầu của từng khả năng tự lo của mỗi cá nhân trong việc bảo đảm mức sống tối thiểu. Chính sách TGXH phải luôn quán triệt hai chức năng cơ bản đó là bảo vệ an toàn cuộc sống và trợ giúp phát triển đối với NKT. Phải coi trợ giúp phát triển là nhân tố cơ bản, là nội dung quan trọng hàng đầu.
b. Từng bước nâng cao chất lượng chính sách, bảo đảm sự tương đồng với các chính sách khác
Tính hiệu quả, bình đẳng, phù hợp và khả thi của chính sách vừa là quan
điểm, vừa là nguyên tắc. Chính sách TGXH đối với NKT phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với điều kiện ngân sách để bảo đảm khả năng thực thi chính sách; nhưng cũng cần bảo đảm sự tương đồng với các chính sách xã hội khác ở địa phương. Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng các hệ số tính toán để xác định mức chuẩn TCXH dựa trên mức sống tối thiểu của dân cƣ, tiền lương cơ sở, trợ cấp ưu đãi người có công, lương hưu, trợ cấp BHXH, mức chuẩn xác định hộ nghèo nông thôn và thành thị, thu nhập bình quân của 20%
hộ gia đình có thu nhập thấp nhất,… Đồng thời, cũng cần có phương án điều chỉnh thường xuyên theo mức độ tăng giá và tốc độ phát triển kinh tế. Có như vậy thì chính sách TGXH nói chung, TGXH đối với NKT nói riêng mới phản ánh đƣợc bản chất chính sách, hài hòa với chính sách xã hội khác trên cả tiêu chí xác định đối tƣợng, chế độ trợ giúp và mức trợ giúp cụ thể, tạo thành mặt bằng chính sách xã hội, hạn chế sự bất bình đẳng giữa các chính sách.
c. Phù hợp với tiềm lực kinh tế của địa phương
TGXH đối với NKT phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ, phải phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế, mức độ biến động thu nhập, mức độ cải thiện điều kiện sống, chất lƣợng cuộc sống của các tầng lớp dân cƣ mà mặt bằng của nó là thu nhập và mức sống bình quân của hộ gia đình. Việc nghiên cứu để đƣa ra mức chuẩn trợ cấp phù hợp phải dựa trên tiềm lực kinh tế của địa phương, ngân sách thu trên địa bàn để đảm bảo khả năng thực thi của chính sách, vừa đảm bảo ASXH, vừa đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế, nhƣng cũng cần phải phù hợp với mặt bằng chung của các chính sách xã hội khác. Nhƣ vậy, cùng với chính sách phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo các mục tiêu đề ra nhƣ trên thì chính sách TGXH đối với NKT của địa phương cũng phải được quan tâm đúng mức nhƣ mở rộng diện đối tƣợng, tăng mức hỗ trợ, phát triển các mô hình trợ giúp … để bảo đảm phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ
và công bằng xã hội theo đà phát triển nhanh, bền vững.
d. Gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội
Chính sách TGXH là là một bộ phận hơp thành chính sách ASXH trong tổng thể chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, do vậy quá trình đổi mới và phát triển phải dựa trên cơ sở của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bản thân kinh tế thị trường tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế, song cũng tích tụ các nguyên nhân tiêu cực gây nên các vấn đề xã hội bức xúc, trong đó một bộ phận dân cư, người lao động gặp phải, rơi vào tình trạng khó khăn trong cuộc sống. Những vấn đề này nếu không có giải pháp can thiệp của Nhà nước thì sẽ tác động xấu đến nền kinh tế và hậu quả của nó là sự bất an của đất nước. TGXH đối với NKT là một hợp phần quan trọng, giá đỡ cuối của hệ hống ASXH, và là một trong những công cụ điều tiết phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cƣ để bảo đảm tính công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội.