CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ
2.2.3. Thực trạng công tác trợ giúp về giáo dục
Ngành giáo dục thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, UBND các phường vận động, giúp đỡ để trẻ em trong độ tuổi đi học được đến
trường, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có điều kiện hòa nhập. Qua các năm, số trẻ em khuyết tật đƣợc thu nhận vào học hòa nhập ngày càng tăng.
Trẻ khuyết tật đi học đều đƣợc miễn giảm học phí, các khoản đóng góp; vận động hỗ trợ trẻ em khuyết tật trong quá trình học tập nhƣ: cấp học bổng, ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, quần áo...
Thực hiện đúng quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015, và Nghị định 74/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ- CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ; nên đối với trẻ khuyết tật đang được hưởng TCXH hàng tháng còn được hỗ trợ chi phí học tập, mua sách vở, đồ dùng học tập là 70 ngàn đồng/người/tháng, mỗi năm học được hỗ trợ 9 tháng. Kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua thể hiện tại bảng 2.9 sau.
Bảng 2.10. Tình hình thực hiện trợ giúp về giáo dục đối với NKT
Đơn vị tính: người
Nội dung Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015 Số trẻ khuyết tật
đƣợc thu nhận vào học hòa nhập
82 89 90 92 123
Số trẻ khuyết tật đƣợc miễn giảm học phí, các khoản đóng góp
82 89 90 92 123
Số trẻ khuyết tật đƣợc nhận hỗ trợ chi phí học tập
17 23 29 48 55
(Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo quận Thanh Khê)
Ngoài ra, kết nối tổ chức Đông Tây Hội Ngộ khảo sát và hỗ trợ cho 66 trẻ em khuyết tật đi học hòa nhập bao gồm: 35 xuất học bổng trong ba năm với số tiền 1.000.000đ/ xuất/năm; trao 66 bộ đồng phục quần xanh áo trắng và áo dài, 35 bộ SGK, cặp học sinh, vở và dụng cụ học tập. Kết nối với tổ chức AIFO tài trợ, hỗ trợ máy casette, máy trợ thính, dụng cụ học tập, đồ dùng, đồ chơi các trường học có học sinh khuyết tật đang hòa nhập.
Qua khảo sát 100 NKT đang hưởng TCXH trên địa bàn cho thấy chỉ có 18 người đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có 03 người đang học mẫu giáo, nhà trẻ, 08 người đang học tiểu học, 04 người đang học trung học cơ sở, 01 người học trung học phổ thông, 02 người đang học nghề sơ cấp và 01 người đang học trung cấp/ cao đẳng/ đại học. Về chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo mà họ đang được hưởng thì có 100% số NKT đang đi học được miễn giảm học phí, 77,8% đƣợc hỗ trợ chi phí học tập, 55,6% đƣợc nhận học bổng khi đi học và 22,2% được hưởng hỗ trợ khác như hỗ trợ tiền ăn, cặp sách.
Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học và mầm non đƣợc tập huấn phương pháp giáo dục hòa nhập nên công tác giáo dục trẻ khuyết tật bước đầu đi vào nề nếp và đạt hiệu quả trong giáo dục hòa nhập. Các trường đã lập hồ sơ, kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh khuyết tật, xác định các loại tật của học sinh để giảng dạy phù hợp, vận dụng quy trình giáo dục hòa nhập, áp dụng việc đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức văn hóa, kỹ năng xã hội, phục hồi chức năng đối với trẻ khuyết tật để giúp các em phát triển trong môi trường giáo dục hòa nhập.
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất của các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Mầm non chỉ dành cho trẻ bình thường, chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT khi sử dụng nên còn nhiều hạn chế đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập. Các trường chưa được trang bị các trang thiết bị đặc thù để phục vụ công tác giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật. Hơn nữa, việc điều tiết sĩ số học
sinh trong lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập gặp khó khăn, có trường không thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, tỉ lệ trẻ em khuyết tật học hòa nhập còn thấp, đồng thời việc chăm sóc, giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật có mặt hạn chế, hiệu quả chƣa cao.